Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc (3 mẫu) - Ngữ Văn 12 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc (3 mẫu) – Ngữ Văn 12

pgdsathay
pgdsathay 28/09/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc (3 mẫu).

Trong bài viết dưới đây Phòng GD&DT Sa Thầy xin giới thiệu đến các bạn lớp 12 bài văn mẫu Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc.

Tài liệu bao gồm 3 bài văn mẫu được chúng tôi tuyển chọn từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước. Qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ có thêm định hướng hoàn thiện bài viết cho riêng mình. Ngoài ra các bạn lớp 12 tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc (3 mẫu) – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 1

Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,… Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống “thoáng” quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.

Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.

Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.

Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.

Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 2

Tại sao chúng ta nên gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc? Đây là một đề tài nhàm chán theo kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tất cả các kênh truyền thông chính thống đều ra rả kêu gọi giới trẻ quay trở về với những giá trị truyền thống và cố gắng cưỡng ép đưa những chi tiết “đậm đà bản sắc dân tộc” vào chương trình của mình. Thế nhưng có vẻ như điều này vẫn vô vọng, giới trẻ đa số vẫn thờ ơ với truyền thống.

Truyền thống không phải lúc nào cũng đều đúng và thật sự cần thiết. Truyền thống là một dạng khuôn mẫu của các thói quen được lặp đi lặp lại, và thói quen thì có thể thay đổi theo sự luân chuyển của thời đại. Đó là lý do tại sao rất nhiều những truyền thống dân tộc rất khó để gìn giữ khi có sự va chạm văn hóa với các dân tộc khác, và nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay. Nhiều truyền thống đã mất đi như mặc áo tứ thân, nhuộm răng đen, tóc búi tó… Nỗ lực khôi phục những loại hình văn hóa dân tộc như ăn trầu cau, nghe ca trù, xem hát chèo, …v…v… gần như bất khả thi. Vì rõ ràng ở thời đại ngày nay, chúng ta đã mất đi thói quen với những truyền thống này. Gìn giữ chúng, ghi chép lại chúng, như một sự bảo tồn, điều này khả thi hơn. Tuy nhiên có những truyền thống không cần cố công gìn giữ, chúng vẫn cứ tồn tại. Ví dụ như việc ăn cơm, cho dù KFC, Pizza, mỳ Ý… có ngon đến mấy, thì người Việt vẫn thích ăn cơm. Tại sao vậy? Vì ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam, nếu ăn thường xuyên các sản phẩm làm từ lúa mì sẽ dẫn đến hiện tượng nóng trong người và khó tiêu hóa. Hơn thế nữa, thời tiết nóng ẩm gây ra nhiều bệnh tật, người Việt cần tăng sức đề kháng của cơ thể, sức đề kháng này có được từ hàm lượng B1 rất lớn có trong hạt gạo. Truyền thống này chỉ có thể thay đổi nếu có sự dịch chuyển lục địa ở một tương lai rất xa. Vậy thì, những truyền thống nào có sự gắn bó mật thiết đến sự sinh tồn của cộng đồng người thì đó là những truyền thống khó có thể lay chuyển. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi muốn nói đến một số truyền thống nên được giữ gìn như một sự tạo dựng vẻ đẹp tâm thức của người Việt. Đây thường là truyền thống có ý nghĩa về mặt tinh thần, một dạng tâm thức chung, nét tính cách căn bản của dân tộc.

Truyền thống tinh thần từ đâu mà có. Nếu nhìn ở góc độ duy vật, ta sẽ thấy rằng, truyền thống tinh thần là sự đúc kết các kinh nghiệm sinh tồn và phát triển cộng đồng của tổ tiên chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là kinh nghiệm ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người cùng một dân tộc, giữa dân tộc mình với dân tộc khác – kinh nghiệm của chữ “nhẫn”.

Người Trung Quốc cười nhạo chữ “nhẫn” này là hèn hạ và tiểu nhân, người phương Tây thì cho rằng đây là biểu hiện của việc không có chí tiến thủ, nhưng “nhẫn” là cách duy nhất để người Việt chúng ta tồn tại cho đến nay. Việt Nam nằm trong một khu vực nhiều biến động khí hậu bất thường, vậy nên đối mặt liên tục với các tai họa tự nhiên đã trở thành điều quen thuộc, xây đắp dần nên khả năng chịu đựng gian khổ của người Việt. Bởi không chịu đựng thì không còn cách nào khác sinh tồn trên mảnh đất này. Hơn nữa, nước ta nằm cạnh đế chế Trung Hoa hiếu chiến và hùng mạnh, nếu không mềm dẻo trong ngoại giao và sử dụng cách đánh du kích để tỉa dần lực lượng của địch thì có lẽ từ lâu dân tộc chúng ta đã bị thôn tính như Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Mãn Thanh… rồi. Không thể đòi hỏi dân tộc ta giống các dân tộc ở phương Bắc và phương Tây. Người phương Bắc và người phương Tây là những nền văn minh được xây dựng bằng săn bắn và chiến tranh chiếm thành, chiếm đất. Họ liên tục trên lưng ngựa, họ cần tốc chiến tốc thắng, không có chỗ cho sự kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn thì thời cơ sẽ đi qua. Nhịp sống của họ nhanh hơn chúng ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Binh pháp của người Trung Hoa bàn về cách đánh thành, chiếm thành, lấy công làm thủ. Trong khi “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Vương lại đưa ra kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), là dạng kế sách từ bỏ sĩ diện trước mắt, lánh bỏ kinh đô, trốn vào chỗ hiểm yếu và dần làm suy yếu quân lực của đối thủ. Đây là biểu hiện của chữ “nhẫn”.

Chữ “nhẫn” bên cạnh việc giúp chúng ta sinh tồn, còn giúp chúng ta tạo được gắn kết cộng đồng. Một người biết nhẫn là một người biết tiết chế sự cảm tính của bản thân, lùi lại một bước để nhận biết rõ thực tại, tìm ra cách ứng xử với xung quanh sao cho hợp lý. Nhiều học giả sùng bái phương Tây phê phán đức tính nhẫn nhịn làm hạn chế tự do cá nhân, trói buộc người Việt Nam, tạo cho dân Việt sự giả dối trong hành xử. Điều này không sai, nhưng tầm nhìn của mấy học giả đó quá hạn hẹp. Cảm xúc của một người thuộc về người đó, họ có thể tự do bộc lộ khi ở không gian riêng của mình, tại sao lại phải bắt một ai đó khác chịu đựng. Nếu là cảm xúc tốt thì việc bày tỏ không vấn đề gì nhiều, nhưng cảm xúc tiêu cực khi bị bộc phát sẽ gây ra hiểu lầm và mâu thuẫn. Vậy bột phát cảm xúc với người khác, một kiểu hành xử rất phương Tây, không có ích gì nhiều với cộng đồng người Việt. Một dân tộc phải đối phó liên tiếp với thiên tai địch họa, cần nhất một chữ “hòa”, và “hòa” chỉ có thể đạt được khi chữ “nhẫn” được sử dụng.

Ở góc độ duy tâm, có một thứ được gọi là hồn thiêng sông núi, được hình thành từ dòng năng lượng của vùng đất nơi chúng ta đang sống. Hồn thiêng sông núi này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức của con người sống tại đó. Nước ta là đất nước của sông hồ, năng lượng âm tính mạnh mẽ, tính nữ mạnh hơn tính nam, khác hoàn toàn với những vùng đất có nhiều núi đồi thảo nguyên như phương Tây. Bởi thế, dân tộc ta mang màu sắc của tính nữ, của sự mềm dẻo. Truyền thống tinh thần chịu sự chi phối của hồn thiêng sông núi, của dòng năng lượng chung mạnh mẽ này. Những người cố cưỡng lại dòng năng lượng này, học theo phương Tây hay Trung Quốc một cách mù quáng, nôn nóng muốn thành công bằng sức mạnh dương cương, chỉ nhanh chóng lấy bại vong. Tóm lại, “nhẫn” và “hòa” vẫn là những đặc tính dễ nhận biết của năng lượng tính nữ.

Gìn giữ truyền thống tinh thần là nền tảng tạo lập tương lai. Chúng ta có thể có trong đầu kiến thức của cả nhân loại nhưng ngu dốt về chính dân tộc mình thì chúng ta chỉ đưa nhau đến sự hỗn loạn. Bằng thế lực nọ hay vận may kia, ai đó có thể đạt được sức ảnh hưởng lên cộng đồng và tự đắc với quyền lực mình có trong tay, nhưng với sự ngu dốt này, họ sẽ đưa cộng đồng đến sự suy thoái không thể tránh khỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu về truyền thống tinh thần là hiểu về cách thức tư duy của dân tộc. Nỗ lực thay đổi như một sự tẩy não, tạo lập một nếp tư duy chưa từng có cho người Việt là điều chắc chắn không thể. Vậy chúng ta có thể làm gì? Người hiểu biết sẽ chọn góc độ tích cực của truyền thống tinh thần và cải tiến cách biểu hiện nó cho hợp với thời đại. Chữ “nhẫn” cách đây 1000 năm, 100 năm chắc chắn khác với biểu hiện của chữ “nhẫn” ở thời hiện đại.

Khoa học công nghệ phát triển làm đời sống người dân được nâng cao, khả năng chống chọi với thiên tai cũng cao lên. Không nhất thiết chúng ta phải chịu đựng sự nghèo khổ và nói mãi về cái nghèo cái đói nữa. Nhưng chữ “nhẫn” này lại có giá trị trong đường lối phát triển kinh tế bền vững. Nhiều thập kỷ qua chúng ta đã lao theo lối làm ăn chộp giật, vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi lâu dài của cả dân tộc, thế nên chúng ta đã phải trả giá bằng một nền kinh tế ảo bắt chước phương Tây và Trung Quốc tràn ngập tham nhũng, hàng hóa kém chất lượng và nợ nần chồng chất.

Người ta nói rất nhiều về tôn trọng khác biệt, về tự do tư tưởng, về đa nguyên. Đó hoàn toàn là khái niệm vay mượn của phương Tây. Nhưng tất cả những điều đó có ý nghĩa gì nếu hậu quả của nó là xung đột nhiều hơn, chia rẽ sâu sắc hơn? Không phải tôi phủ nhận những lý tưởng mà phương Tây theo đuổi và đang cố áp dụng điều đó ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn nói rằng bắt chước phương Tây “không phải lối”, áp dụng mô hình một cách cứng nhắc mà không “Việt hóa” thì sớm muộn gì cũng quay trở lại cái thời “loạn 12 sứ quân” với phiên bản hiện đại. Ở một xã hội bảo vệ quyền khác biệt, cổ vũ tự do tư tưởng, một xã hội đa nguyên, càng cần lắm chữ “nhẫn” để tạo được sự hòa hợp và bền vững cho nền chính trị.

Đó chỉ là một vài ví dụ về cách thức biểu hiện của chữ nhẫn ở thời hiện đại, để bàn sâu hơn chắc phải dựa vào các chuyên gia mới có thể phân tích được. Qua đó ta có thể thấy, truyền thống tinh thần cũng giống như truyền thống sinh tồn, gần như không thể thay thế. Truyền thống tinh thần là một dạng màng lọc, loại bỏ đi những yếu tố không thích hợp với dân tộc, giữ lại những gì tinh túy thật sự có giá trị. Bất cứ mô hình chính trị, kinh doanh, giáo dục, thậm chí là các tôn giáo khi vào đến Việt Nam, nếu biết khai thác những điểm tương thích, khả năng duy trì sự thành công chắc chắn sẽ lâu dài hơn nhiều mô hình tổ chức khác.

Một cảnh trong phim “Mùa hè chiều thẳng đứng” – Đạo diễn Trần Anh Hùng

Một số biểu tượng truyền thống tinh thần dân tộc cần bảo tồn

Phong tục cúng bánh chưng bánh dầy

Đây là một phong tục mang tính biểu tượng cao. Tại sao nhờ việc sáng tạo ra bánh chưng bánh dầy, Lang Liêu lại được thừa kế ngôi vua? Dù Lang Liêu có thể là truyền thuyết, vua Hùng có thể không có thật, nhưng không thể phủ nhận, cặp biểu tượng này mang màu sắc triết lý cao, thể hiện tầm tư tưởng của người sáng tạo.

Bánh chưng hình vuông, gói bằng lá dong xanh, vỏ bằng nếp, nhân bằng đậu xanh và thịt lợn. Đó là biểu tượng cho đất. Màu xanh là biểu hiện sự sinh sôi nảy nở của đất. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn là đại diện cho các loại thực vật, động vật. Tất cả được nén chặt thành hình vuông dẹt. Tại sao đất lại hình vuông? Đất hiểu theo nghĩa rộng hơn, chính là không gian. Người Việt Cổ đã nhận thức các mặt phẳng của không gian tạo thành các góc vuông 90 độ, bởi thế, đất có mang hình vuông. Đến cái lạt buộc bánh chưng cũng phần nào thể hiện cho chữ “nhẫn” của người Việt. Lạt làm từ cây giang, một cây mọc thẳng, cùng họ nhà tre, nhưng khi tước nhỏ ra lại trở thành một loại dây mềm dẻo và chắc chắn. Ấy vậy mà tục ngữ có câu “lạt mềm buộc chặt”.

Bánh dầy màu trắng và có hình tròn, tượng trưng cho trời. Trời đại diện cho thời gian. Người phương Đông cổ xưa quan niệm thời gian là luân hồi, chuyển động thời gian là một vòng tròn lặp đi lặp lại. Đến thời hiện đại, lý thuyết về không thời gian công và thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh được rằng nhận thức về thời gian của người phương Đông là đúng. Tại sao vòng trời lại có màu trắng? Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu nguyên bản của vạn vật, màu của tổng thể. Và bạn biết không, các nhà khoa học hiện đại đã làm một thí nghiệm, họ cho các ánh sáng nhiều màu hòa với nhau, kết quả là tạo ra ánh sáng trắng.

Người Việt hiện đại không còn thắp hương bánh dầy, vì cho rằng không cần thiết, bánh dầy không có gì hấp dẫn. Họ quên mất rằng họ không cúng để họ ăn, họ cúng tế một biểu tượng. Trời phải đi với đất và con người ở giữa là trung gian tạo nên sự hòa hợp này. Chỉ cúng bánh chưng là biểu hiện của chủ nghĩa vật chất lên ngôi, một sự thái quá, làm mất đi cái thế “hòa” mà tổ tiên vẫn tạo dựng.

Phong tục thờ cúng gia tiên (những người đã khuất trong gia đình)

Chúng ta thờ rất nhiều: thờ Chúa, thờ Phật, thờ Thánh, thờ quỷ thờ cả cái gốc cây có nhiều sự tích kỳ dị. Nhưng thờ gì thì thờ, kể cả tôn thờ chính bản thân mình, thì vẫn nên thờ gia tiên. Tại sao vậy? Đây có phải là một hình thức mê tín dị đoan? Nhiều người theo chủ nghĩa duy vật sẽ cho rằng chẳng có ích lợi gì, làm gì có linh hồn, đây chỉ là một thói quen tốn kém cần phải thay thế. Họ nghĩ thế cũng được, tôi vẫn nói rằng chúng ta nên giữ phong tục này.

Với người duy vật, tôi chỉ có thể nói ở khía cạnh đạo đức, thờ cúng gia tiên là một nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”. Thờ cúng gia tiên nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của chúng ta. Nguồn gốc tạo cho chúng ta niềm tin để có thể gắn kết gia đình, dòng tộc, thành một khối vững chắc để tồn tại trong xã hội. Nếu không có phong tục này, nền tảng gia đình sẽ lung lay, và đám trẻ không ngần ngại gì mà không tống bố mẹ chúng vào trại dưỡng lão để làm nốt trách nhiệm.

Với người duy tâm có lẽ không cần phải bàn về điều này nhiều. Tôi sẽ không nói về quan niệm phù hộ độ trì nữa, điều này ai cũng biết rồi. Tôi sẽ nói ở khía cạnh năng lượng. Sự tưởng nhớ của con cháu với gia tiên làm tăng năng lượng linh hồn của người đã khuất trong dòng tộc. Khi phần âm của một dòng tộc có sức mạnh và mức độ cao trong tầng bậc năng lượng, nguyên lý cộng hưởng nghiệp khiến cho con cháu cũng được hưởng một phần phúc đức lớn của cha ông.

Trong các nghi lễ thờ cúng gia tiên, đòi hỏi sự tuần tự và kiên nhẫn. Ngay trong việc chuẩn bị nghi lễ và thực hiện nghi lễ chỉn chu, với tấm lòng thành kính, ngay tại đó, chúng ta sẽ hiểu được sâu sắc chữ “nhẫn” và chữ “hòa”. Chữ “nhẫn” hóa ra bẩn chất là sự khiêm tốn, biết vì mình mà cũng biết vì người. Chữ “hòa” hóa ra là nhận thức rõ ràng rằng vạn vật trong vũ trụ, mọi nhân tố trong xã hội đều có sự liên kết với nhau, nhìn ra sự liên kết ấy, cái “hòa” sẽ tự hình thành. Đây có thể là điều lý thuyết suông, nhưng các bạn hãy thử trải nghiệm tất cả các cảm giác này khi đứng trước bàn thờ gia tiên và tự tay thực hiện mọi nghi lễ, bạn sẽ biết được rằng điều tôi nói không phải là truyện kỳ ảo.

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 3

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào “uống nước nhớ nguồn” và tại sao khi “uống nước” chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự giác truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tình hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, để chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.

Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân “uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thông dân tộc.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc (3 mẫu)

Trong bài viết dưới đây Phòng GD&DT Sa Thầy xin giới thiệu đến các bạn lớp 12 bài văn mẫu Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc.

Tài liệu bao gồm 3 bài văn mẫu được chúng tôi tuyển chọn từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước. Qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ có thêm định hướng hoàn thiện bài viết cho riêng mình. Ngoài ra các bạn lớp 12 tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 1

Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,… Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống “thoáng” quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.

Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.

Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.

Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.

Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 2

Tại sao chúng ta nên gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc? Đây là một đề tài nhàm chán theo kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tất cả các kênh truyền thông chính thống đều ra rả kêu gọi giới trẻ quay trở về với những giá trị truyền thống và cố gắng cưỡng ép đưa những chi tiết “đậm đà bản sắc dân tộc” vào chương trình của mình. Thế nhưng có vẻ như điều này vẫn vô vọng, giới trẻ đa số vẫn thờ ơ với truyền thống.

Truyền thống không phải lúc nào cũng đều đúng và thật sự cần thiết. Truyền thống là một dạng khuôn mẫu của các thói quen được lặp đi lặp lại, và thói quen thì có thể thay đổi theo sự luân chuyển của thời đại. Đó là lý do tại sao rất nhiều những truyền thống dân tộc rất khó để gìn giữ khi có sự va chạm văn hóa với các dân tộc khác, và nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay. Nhiều truyền thống đã mất đi như mặc áo tứ thân, nhuộm răng đen, tóc búi tó… Nỗ lực khôi phục những loại hình văn hóa dân tộc như ăn trầu cau, nghe ca trù, xem hát chèo, …v…v… gần như bất khả thi. Vì rõ ràng ở thời đại ngày nay, chúng ta đã mất đi thói quen với những truyền thống này. Gìn giữ chúng, ghi chép lại chúng, như một sự bảo tồn, điều này khả thi hơn. Tuy nhiên có những truyền thống không cần cố công gìn giữ, chúng vẫn cứ tồn tại. Ví dụ như việc ăn cơm, cho dù KFC, Pizza, mỳ Ý… có ngon đến mấy, thì người Việt vẫn thích ăn cơm. Tại sao vậy? Vì ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam, nếu ăn thường xuyên các sản phẩm làm từ lúa mì sẽ dẫn đến hiện tượng nóng trong người và khó tiêu hóa. Hơn thế nữa, thời tiết nóng ẩm gây ra nhiều bệnh tật, người Việt cần tăng sức đề kháng của cơ thể, sức đề kháng này có được từ hàm lượng B1 rất lớn có trong hạt gạo. Truyền thống này chỉ có thể thay đổi nếu có sự dịch chuyển lục địa ở một tương lai rất xa. Vậy thì, những truyền thống nào có sự gắn bó mật thiết đến sự sinh tồn của cộng đồng người thì đó là những truyền thống khó có thể lay chuyển. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi muốn nói đến một số truyền thống nên được giữ gìn như một sự tạo dựng vẻ đẹp tâm thức của người Việt. Đây thường là truyền thống có ý nghĩa về mặt tinh thần, một dạng tâm thức chung, nét tính cách căn bản của dân tộc.

Truyền thống tinh thần từ đâu mà có. Nếu nhìn ở góc độ duy vật, ta sẽ thấy rằng, truyền thống tinh thần là sự đúc kết các kinh nghiệm sinh tồn và phát triển cộng đồng của tổ tiên chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là kinh nghiệm ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người cùng một dân tộc, giữa dân tộc mình với dân tộc khác – kinh nghiệm của chữ “nhẫn”.

Người Trung Quốc cười nhạo chữ “nhẫn” này là hèn hạ và tiểu nhân, người phương Tây thì cho rằng đây là biểu hiện của việc không có chí tiến thủ, nhưng “nhẫn” là cách duy nhất để người Việt chúng ta tồn tại cho đến nay. Việt Nam nằm trong một khu vực nhiều biến động khí hậu bất thường, vậy nên đối mặt liên tục với các tai họa tự nhiên đã trở thành điều quen thuộc, xây đắp dần nên khả năng chịu đựng gian khổ của người Việt. Bởi không chịu đựng thì không còn cách nào khác sinh tồn trên mảnh đất này. Hơn nữa, nước ta nằm cạnh đế chế Trung Hoa hiếu chiến và hùng mạnh, nếu không mềm dẻo trong ngoại giao và sử dụng cách đánh du kích để tỉa dần lực lượng của địch thì có lẽ từ lâu dân tộc chúng ta đã bị thôn tính như Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Mãn Thanh… rồi. Không thể đòi hỏi dân tộc ta giống các dân tộc ở phương Bắc và phương Tây. Người phương Bắc và người phương Tây là những nền văn minh được xây dựng bằng săn bắn và chiến tranh chiếm thành, chiếm đất. Họ liên tục trên lưng ngựa, họ cần tốc chiến tốc thắng, không có chỗ cho sự kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn thì thời cơ sẽ đi qua. Nhịp sống của họ nhanh hơn chúng ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Binh pháp của người Trung Hoa bàn về cách đánh thành, chiếm thành, lấy công làm thủ. Trong khi “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Vương lại đưa ra kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), là dạng kế sách từ bỏ sĩ diện trước mắt, lánh bỏ kinh đô, trốn vào chỗ hiểm yếu và dần làm suy yếu quân lực của đối thủ. Đây là biểu hiện của chữ “nhẫn”.

Chữ “nhẫn” bên cạnh việc giúp chúng ta sinh tồn, còn giúp chúng ta tạo được gắn kết cộng đồng. Một người biết nhẫn là một người biết tiết chế sự cảm tính của bản thân, lùi lại một bước để nhận biết rõ thực tại, tìm ra cách ứng xử với xung quanh sao cho hợp lý. Nhiều học giả sùng bái phương Tây phê phán đức tính nhẫn nhịn làm hạn chế tự do cá nhân, trói buộc người Việt Nam, tạo cho dân Việt sự giả dối trong hành xử. Điều này không sai, nhưng tầm nhìn của mấy học giả đó quá hạn hẹp. Cảm xúc của một người thuộc về người đó, họ có thể tự do bộc lộ khi ở không gian riêng của mình, tại sao lại phải bắt một ai đó khác chịu đựng. Nếu là cảm xúc tốt thì việc bày tỏ không vấn đề gì nhiều, nhưng cảm xúc tiêu cực khi bị bộc phát sẽ gây ra hiểu lầm và mâu thuẫn. Vậy bột phát cảm xúc với người khác, một kiểu hành xử rất phương Tây, không có ích gì nhiều với cộng đồng người Việt. Một dân tộc phải đối phó liên tiếp với thiên tai địch họa, cần nhất một chữ “hòa”, và “hòa” chỉ có thể đạt được khi chữ “nhẫn” được sử dụng.

Ở góc độ duy tâm, có một thứ được gọi là hồn thiêng sông núi, được hình thành từ dòng năng lượng của vùng đất nơi chúng ta đang sống. Hồn thiêng sông núi này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức của con người sống tại đó. Nước ta là đất nước của sông hồ, năng lượng âm tính mạnh mẽ, tính nữ mạnh hơn tính nam, khác hoàn toàn với những vùng đất có nhiều núi đồi thảo nguyên như phương Tây. Bởi thế, dân tộc ta mang màu sắc của tính nữ, của sự mềm dẻo. Truyền thống tinh thần chịu sự chi phối của hồn thiêng sông núi, của dòng năng lượng chung mạnh mẽ này. Những người cố cưỡng lại dòng năng lượng này, học theo phương Tây hay Trung Quốc một cách mù quáng, nôn nóng muốn thành công bằng sức mạnh dương cương, chỉ nhanh chóng lấy bại vong. Tóm lại, “nhẫn” và “hòa” vẫn là những đặc tính dễ nhận biết của năng lượng tính nữ.

Gìn giữ truyền thống tinh thần là nền tảng tạo lập tương lai. Chúng ta có thể có trong đầu kiến thức của cả nhân loại nhưng ngu dốt về chính dân tộc mình thì chúng ta chỉ đưa nhau đến sự hỗn loạn. Bằng thế lực nọ hay vận may kia, ai đó có thể đạt được sức ảnh hưởng lên cộng đồng và tự đắc với quyền lực mình có trong tay, nhưng với sự ngu dốt này, họ sẽ đưa cộng đồng đến sự suy thoái không thể tránh khỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu về truyền thống tinh thần là hiểu về cách thức tư duy của dân tộc. Nỗ lực thay đổi như một sự tẩy não, tạo lập một nếp tư duy chưa từng có cho người Việt là điều chắc chắn không thể. Vậy chúng ta có thể làm gì? Người hiểu biết sẽ chọn góc độ tích cực của truyền thống tinh thần và cải tiến cách biểu hiện nó cho hợp với thời đại. Chữ “nhẫn” cách đây 1000 năm, 100 năm chắc chắn khác với biểu hiện của chữ “nhẫn” ở thời hiện đại.

Khoa học công nghệ phát triển làm đời sống người dân được nâng cao, khả năng chống chọi với thiên tai cũng cao lên. Không nhất thiết chúng ta phải chịu đựng sự nghèo khổ và nói mãi về cái nghèo cái đói nữa. Nhưng chữ “nhẫn” này lại có giá trị trong đường lối phát triển kinh tế bền vững. Nhiều thập kỷ qua chúng ta đã lao theo lối làm ăn chộp giật, vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi lâu dài của cả dân tộc, thế nên chúng ta đã phải trả giá bằng một nền kinh tế ảo bắt chước phương Tây và Trung Quốc tràn ngập tham nhũng, hàng hóa kém chất lượng và nợ nần chồng chất.

Người ta nói rất nhiều về tôn trọng khác biệt, về tự do tư tưởng, về đa nguyên. Đó hoàn toàn là khái niệm vay mượn của phương Tây. Nhưng tất cả những điều đó có ý nghĩa gì nếu hậu quả của nó là xung đột nhiều hơn, chia rẽ sâu sắc hơn? Không phải tôi phủ nhận những lý tưởng mà phương Tây theo đuổi và đang cố áp dụng điều đó ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn nói rằng bắt chước phương Tây “không phải lối”, áp dụng mô hình một cách cứng nhắc mà không “Việt hóa” thì sớm muộn gì cũng quay trở lại cái thời “loạn 12 sứ quân” với phiên bản hiện đại. Ở một xã hội bảo vệ quyền khác biệt, cổ vũ tự do tư tưởng, một xã hội đa nguyên, càng cần lắm chữ “nhẫn” để tạo được sự hòa hợp và bền vững cho nền chính trị.

Đó chỉ là một vài ví dụ về cách thức biểu hiện của chữ nhẫn ở thời hiện đại, để bàn sâu hơn chắc phải dựa vào các chuyên gia mới có thể phân tích được. Qua đó ta có thể thấy, truyền thống tinh thần cũng giống như truyền thống sinh tồn, gần như không thể thay thế. Truyền thống tinh thần là một dạng màng lọc, loại bỏ đi những yếu tố không thích hợp với dân tộc, giữ lại những gì tinh túy thật sự có giá trị. Bất cứ mô hình chính trị, kinh doanh, giáo dục, thậm chí là các tôn giáo khi vào đến Việt Nam, nếu biết khai thác những điểm tương thích, khả năng duy trì sự thành công chắc chắn sẽ lâu dài hơn nhiều mô hình tổ chức khác.

Một cảnh trong phim “Mùa hè chiều thẳng đứng” – Đạo diễn Trần Anh Hùng

Một số biểu tượng truyền thống tinh thần dân tộc cần bảo tồn

Phong tục cúng bánh chưng bánh dầy

Đây là một phong tục mang tính biểu tượng cao. Tại sao nhờ việc sáng tạo ra bánh chưng bánh dầy, Lang Liêu lại được thừa kế ngôi vua? Dù Lang Liêu có thể là truyền thuyết, vua Hùng có thể không có thật, nhưng không thể phủ nhận, cặp biểu tượng này mang màu sắc triết lý cao, thể hiện tầm tư tưởng của người sáng tạo.

Bánh chưng hình vuông, gói bằng lá dong xanh, vỏ bằng nếp, nhân bằng đậu xanh và thịt lợn. Đó là biểu tượng cho đất. Màu xanh là biểu hiện sự sinh sôi nảy nở của đất. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn là đại diện cho các loại thực vật, động vật. Tất cả được nén chặt thành hình vuông dẹt. Tại sao đất lại hình vuông? Đất hiểu theo nghĩa rộng hơn, chính là không gian. Người Việt Cổ đã nhận thức các mặt phẳng của không gian tạo thành các góc vuông 90 độ, bởi thế, đất có mang hình vuông. Đến cái lạt buộc bánh chưng cũng phần nào thể hiện cho chữ “nhẫn” của người Việt. Lạt làm từ cây giang, một cây mọc thẳng, cùng họ nhà tre, nhưng khi tước nhỏ ra lại trở thành một loại dây mềm dẻo và chắc chắn. Ấy vậy mà tục ngữ có câu “lạt mềm buộc chặt”.

Bánh dầy màu trắng và có hình tròn, tượng trưng cho trời. Trời đại diện cho thời gian. Người phương Đông cổ xưa quan niệm thời gian là luân hồi, chuyển động thời gian là một vòng tròn lặp đi lặp lại. Đến thời hiện đại, lý thuyết về không thời gian công và thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh được rằng nhận thức về thời gian của người phương Đông là đúng. Tại sao vòng trời lại có màu trắng? Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu nguyên bản của vạn vật, màu của tổng thể. Và bạn biết không, các nhà khoa học hiện đại đã làm một thí nghiệm, họ cho các ánh sáng nhiều màu hòa với nhau, kết quả là tạo ra ánh sáng trắng.

Người Việt hiện đại không còn thắp hương bánh dầy, vì cho rằng không cần thiết, bánh dầy không có gì hấp dẫn. Họ quên mất rằng họ không cúng để họ ăn, họ cúng tế một biểu tượng. Trời phải đi với đất và con người ở giữa là trung gian tạo nên sự hòa hợp này. Chỉ cúng bánh chưng là biểu hiện của chủ nghĩa vật chất lên ngôi, một sự thái quá, làm mất đi cái thế “hòa” mà tổ tiên vẫn tạo dựng.

Phong tục thờ cúng gia tiên (những người đã khuất trong gia đình)

Chúng ta thờ rất nhiều: thờ Chúa, thờ Phật, thờ Thánh, thờ quỷ thờ cả cái gốc cây có nhiều sự tích kỳ dị. Nhưng thờ gì thì thờ, kể cả tôn thờ chính bản thân mình, thì vẫn nên thờ gia tiên. Tại sao vậy? Đây có phải là một hình thức mê tín dị đoan? Nhiều người theo chủ nghĩa duy vật sẽ cho rằng chẳng có ích lợi gì, làm gì có linh hồn, đây chỉ là một thói quen tốn kém cần phải thay thế. Họ nghĩ thế cũng được, tôi vẫn nói rằng chúng ta nên giữ phong tục này.

Với người duy vật, tôi chỉ có thể nói ở khía cạnh đạo đức, thờ cúng gia tiên là một nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”. Thờ cúng gia tiên nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của chúng ta. Nguồn gốc tạo cho chúng ta niềm tin để có thể gắn kết gia đình, dòng tộc, thành một khối vững chắc để tồn tại trong xã hội. Nếu không có phong tục này, nền tảng gia đình sẽ lung lay, và đám trẻ không ngần ngại gì mà không tống bố mẹ chúng vào trại dưỡng lão để làm nốt trách nhiệm.

Với người duy tâm có lẽ không cần phải bàn về điều này nhiều. Tôi sẽ không nói về quan niệm phù hộ độ trì nữa, điều này ai cũng biết rồi. Tôi sẽ nói ở khía cạnh năng lượng. Sự tưởng nhớ của con cháu với gia tiên làm tăng năng lượng linh hồn của người đã khuất trong dòng tộc. Khi phần âm của một dòng tộc có sức mạnh và mức độ cao trong tầng bậc năng lượng, nguyên lý cộng hưởng nghiệp khiến cho con cháu cũng được hưởng một phần phúc đức lớn của cha ông.

Trong các nghi lễ thờ cúng gia tiên, đòi hỏi sự tuần tự và kiên nhẫn. Ngay trong việc chuẩn bị nghi lễ và thực hiện nghi lễ chỉn chu, với tấm lòng thành kính, ngay tại đó, chúng ta sẽ hiểu được sâu sắc chữ “nhẫn” và chữ “hòa”. Chữ “nhẫn” hóa ra bẩn chất là sự khiêm tốn, biết vì mình mà cũng biết vì người. Chữ “hòa” hóa ra là nhận thức rõ ràng rằng vạn vật trong vũ trụ, mọi nhân tố trong xã hội đều có sự liên kết với nhau, nhìn ra sự liên kết ấy, cái “hòa” sẽ tự hình thành. Đây có thể là điều lý thuyết suông, nhưng các bạn hãy thử trải nghiệm tất cả các cảm giác này khi đứng trước bàn thờ gia tiên và tự tay thực hiện mọi nghi lễ, bạn sẽ biết được rằng điều tôi nói không phải là truyện kỳ ảo.

Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc – Mẫu 3

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào “uống nước nhớ nguồn” và tại sao khi “uống nước” chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự giác truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tình hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, để chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.

Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân “uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thông dân tộc.

Rate this post