Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước - Ngữ Văn 12 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước – Ngữ Văn 12

pgdsathay
pgdsathay 21/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước.

Phòng GD&DT Sa Thầy giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điềm đều là nhà thơ chiến sĩ, hai bài thơ Việt Bắc và Đất nước đều gợi tả một một nước Việt Nam oai hùng. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài văn mẫu lớp 12: Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Bạn đang xem: Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước – Ngữ Văn 12

Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước

Dàn ý chi tiết hình tượng đất nước trong Việt Bắc và Đất nước

I. Mở bài:

“Việt Nam ơi! Ta mến yêu Người”. Đó không chỉ là lời của một bài ca, mà còn là tiếng hát của hàng triệu trái tim con người Việt Nam yêu nước. Với tình cảm yêu nước thiết tha, thiêng liêng, sâu nặng ấy, bằng bút pháp, phong cách nghệ thuật khác nhau, các thi sĩ – chiến sĩ đã tạo dựng lên được những nét chung và những sắc màu khác nhau thật đa dạng và hấp dẫn về hình tượng Tổ Quốc. Qua bài thơ “Đất nước” (Một chương trong “Mặt đường khát vọng”của Nguyễn Khoa Điềm) và “Việt Bắc” của Tố Hữu, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

II. Thân bài:

A. Những điểm giống nhau

1. Trước hết là cảm hứng về tư thế Độc lập – tự do của một nước Việt Nam mới, tư thế của người dân tự hào được làm chủ đất nước mình.

– Ở giữa chiến khu kháng chiến, nhìn khí thế của cả dân tộc ra trận, giọng thơ Tố Hữu cất lên đầy phấn chấn, tự hào:

” Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

– Và giữa những ngày khí thể đánh Mỹ và thắng Mỹ hào hùng, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã tiếp tục khẳng định ý thơ đó bằng những cảm xúc phơi phới niềm tin:

“Đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

2. Cảm hứng về Đất nước của nhân dân, nhân dân làm nên Đất nước cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện ở hai bài thơ này nói riêng, của thơ ca hiện đại nói chung.

– Với Tố Hữu đó là những “Em gái hái măng” những ” người đan nón chuốt từng sợi giang….” là “những bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, rộng hơn nữa là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, những binh đoàn bộ đội “Quân đi điệp trùng trùng” tiếp bước ra trận để quyết làm nên “ Một Điện Biên lừng lẫy địa cầu”

– Với Nguyễn Khoa Điềm, đó là những con người bình dị vô danh “Có biết bao người con gái, con trai; Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi; Họ sống và chết; giản dị và bình tâm; Không ai nhớ mặt đặt tên…” .Chính những con người ấy là nhân dân vô tận đã tạo dựng và gìn giữ đất nước trải qua mọi thời đại. Họ không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà còn là người sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ nối tiếp nhau:

” Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
…Họ gánh tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân”

3. Cuộc ra trận của cả dân tộc ta ngày nay đã huy động được triệt để sức mạnh của quá khứ: “40 thế kỷ cũng ra trận”. Cho nên khuynh hướng suy ngẫm về quá khứ, tự hào về truyền thống bất khuất, anh hùng cũng là một cảm hứng được thể hiện khá đậm nét ở hai bài thơ này.

– Trên đường “Ta đi tới” bước tiếp con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà, Tố Hữu đã cùng đồng bào Việt Bắc nhắc nhở nhau bằng những lời tha thiết”

“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”

“…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” cũng đã viết:

“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

4. Thông qua trái tim nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của các nhà thơ cách mạng, bức tranh đất nước hiện ra trong nắng vàng tươi của lịch sử với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, khoáng đạt, vừa tráng lệ in đậm dấu ấn của một dân tộc từng có một nền văn hiến 4.000 năm lịch sử.

Với Tố Hữu đó là: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” , “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “Ve kêu rừng phách đổ vàng”, “Rừng thu trăng rơi hoà bình”…còn trang thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là “Núi Vọng Phu”, “Hòn Trống Mái”, “Núi bút Non Nghiêm” là phong cảnh Hạ Long, Cửu Long, Đất Tổ Hùng Vương…

5. Cảm hứng lãng mạn, hướng tới chiến thắng và tương lai tươi sáng cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện khá rõ nét ở cả hai bài thơ.

Trong giây phút chia tay “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”, Tố Hữu đã lắng nghe được những bước đi của Đất nước hướng về ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã…:

” Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
– Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng”

Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” cũng đã viết những vần thơ đầy cảm hứng lãng mạn, bay bổng:

“Ngày mai con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”

B. Những đặc điểm khác nhau mang dấu ấn riêng của mỗi thi sĩ

Do sự khác nhau về phong cách, cá tính sáng tạo, các nhà thơ đã có những tìm tòi khám phá riêng của mình tạo nên những vẻ đẹp đa dạng cho đất nước thật là sinh động và hấp dẫn.

1. “Việt Bắc” của Tố Hữu được hoàn thành vào tháng 10 – 1954, khi trung ương Đảng và Chính phủ rời “Thủ đô gió ngàn” về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình” . Bài thơ đã trở thành một hoài niệm thiết tha về một thời cách mạng gian khổ mà rất đỗi vui tươi hào hùng. Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng giữa kẻ ở và người đi như thể người yêu đưa tiễn người yêu đầy lưu luyến vấn vương, bằng lối xưng hô Mình – Ta mang đậm tính chất truyền thống và đậm đà tình nghĩa, bài thơ “Việt Bắc” đã tái hiện được một cách chân thực và sinh động hình ảnh Tổ quốc những ngày kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc với những con người bình dị mà anh hùng cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thắm tươi đã cùng con người viết nên bản giao hưởng “Điện Biên lừng lẫy địa cầu”. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng tâm tình thiết tha sâu lắng ngọt ngào đậm đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người kháng chiến hiện lên lấp lánh sắc mầu và rất đổi thương yêu:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

2. “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một chương (chương V) trong bản Trường ca “Mặt đường khát vọng”(9 chương) sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ, sinh viên trước vận mệnh hiểm nghèo của Tổ quốc, ra đời vào năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974 là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bằng chất liệu văn hoá dân gian đậm đà chất thơ cùng với những hình ảnh gần gũi thân thuộc hàng ngày như ” miếng trầu”, “hạt gạo”, “hòn than”, “cái kèo, cái cột”…, kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại giàu chất trí tuệ, Nguyễn Khoa Điềm đã làm nỗi bật một tư tưởng mới mẻ: “Đất nước của Nhân dân của ca dao thần thoại”. Bằng cái nhìn ấy, tác giả đã trình bày hình tượng Tổ quốc qua các phương diện không gian địa lý, chiều dài lịch sử và tâm hồn cốt cách dân tộc. Vì thế Đất nước hiện lên qua những cái thân thuộc bình dị, đơn sơ hàng ngày: “gừng cay muối mặn”, “nơi em tắm”, “nơi ta hò hẹn”, đến những cái kì vĩ vĩnh hằng: rừng biển mênh mông “Đất là nơi Chim về”, “Nước là nơi Rồng ở”. Để từ đó khám phá ra những ý tưởng độc đáo sâu sắc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha…”

“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

II. Kết luận:

Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn. Và như thế là hai tác giả đã góp hai bông hoa tươi thắm mãi trong vườn thơ dân tộc. Giờ đây được thưởng thức hai bông hoa ấy, chúng ta không chỉ tự hào với quá khứ hào hùng của Đất nước, mà còn thêm yêu mến Đất nước này để góp một chút công sức nhỏ bé của mình nhằm làm cho Đất nước ta mãi mãi là: “Đất Nước của Nhân dân của ca dao thần thoại”

Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước

Đất nước là đề tài quen thuộc trong thơ văn. Nhưng không vì thế mà nó trở nên đơn điệu nhàm chán. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi hoàn cảnh khác nhau, cũng như mỗi phong cách của một tác giả lại có cách thể hiện gương mặt Đất Nước khác nhau. Góp phần làm phong phú cho mảng đề tài này ta phải kể đến Việt Bắc của Tố Hữu) và trích đoạn Đât Nước (trường ca Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm

Mở đâu cho chương thơ của mình, Nguyễn khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Vâng ! Nhà thơ và cả chúng ta nữa, đều không biết đất nước có từ bao giờ, nhưng qua văn chương cổ, ta bắt gặp gương mặt đất nước từ một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(Ca dao)

Hay một chợ quê yên bình
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dẳng giỏi cầm ve lầu tịch dương
(Nguyễn Trãi)

Nhưng khi có giặc ngoại xâm, thì đất nước không chỉ oằn mình trong đau thương. Mà đất nước ấy còn rực lửa căm hờn : “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống” Để rồi lòng căm hờn ấy biến thành những trận đánh vang trời :

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay
(Nguyễn Trãi)

Để mãi mãi đất nước là niềm tự hào của con cháu người Việt

Từ Triệu Dinh Lý Trần bao đời gây nền Độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên xưng Đế một phương
Tuy mạnh yếu tưng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
(Nguyễn Trãi)

Hòa trong nguồn mạch chung của văn học dân tộc, Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điểm cũng thấy Đất Nước mình hiện lên thật tươi đẹp. Trải qua những cơn binh lửa Đất Nước thật đau thương nhưng cũng thật anh hùng mà tình nghĩa.

Nếu Tố Hữu cảm nhận đất nước qua cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc :

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Thiên nhiên Việt Bắc như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh khắc ( Đông xuân hạ thu, sáng, hoa mơ nở trắng rừng, trưa ánh nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng dọi bàng bạc khắp nơi . Và trong thiên nhiên ấy con người là đoá hoa đẹp nhất có hương thơm ngọt ngào nhất. Họ là những con người Việt Bắc bình dị làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Chính họ đã thắp sáng thiên nhiên làm cho thiên nhiên thêm rực rỡ.

Thì Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận Đất Nước là núi sông rừng bể bao la:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hon núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi.”

Đất Nước là những danh lam thắng cảnh tươi đẹp kỳ thú như Núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… vượt lên lối liệt kê tầm thường, Ông không chỉ chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn nhìn ra trong đó tình nghĩa thuỷ chung của những con người làm nên gương mặt đất nước

Và ở đâu trên khắp ruồng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình một ao ước ông cha
Ôi đất nước đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Nhưng khi giặc ngoại xâm tràn đến, Đất Nước đã phải trải qua những ngày tháng đau thương.

Trong Việt Bắc, Tố Hữu không nói nhiều về nỗi đau mất mát. Bởi bài thơ vừa là khúc ca ân tình vừa là bài ca chiến thắng của một thời lịch sử. Nên quê hương cách mạng những ngày “trứng nước” ấy hiện lên với bao nỗi gian nan vất vả : “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”; “Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”và qua cả hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” …

Nguyễn khoa Điềm cũng cảm nhận nỗi đau thương ấy không phải ở một giai đoạn, một thời kỳ cụ thể mà là suốt 4000 năm:

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Trong lịch sử dựng nước của mình, dân tộc Việt Nam có thời kỳ nào không phải chống ngoại xâm, có thế hệ nào không phải trải qua nỗi đau của chiến tranh : con mất cha, vợ mất chồng; những người vợ, người mẹ vò võ một mình nuôi con, mòn mỏi chờ người thân trở về.

Trước núi đau thương chồng chất mà kẻ thù gây ra cho dân tộc, trước sự sống còn của vận mệnh Đất nước, Tố Hữu cảm nhận được cả đất trời cùng đồng lòng vùng lên đánh giặc

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời trời ta cả chiến khu một lòng

Biện pháp nhân cách hóa, kết hợp với các động từ mạnh, các từ chỉ không gian rộng lớn, Tố Hữu đã nêu bật được sức mạnh trời không dung đất không tha đối với kẻ thù

Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận lòng căm thù, sức mạnh vùng lên của dân tộc qua “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuối”, “Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”,

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì cùng nhau đánh bại

Câu thơ giản dị như lời kể, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật được sức mạnh tất thắng của ta _ Bằng cảm quan hiện thực ấy, Tố Hữu thấy sức mạnh của Đất nước qua những con đường ra trận:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sang như ngày mai lên

Một loạt từ láy kết hợp với biện pháp so sánh cường điệu, hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn, Tố Hữu không chỉ gợi ra gợi ra thật hay, thật hào hùng âm vang, sức mạnh của cuộc kháng chiến mà còn làm cho hình ảnh đất nước trong khỏng chiến, bỗng trở nên rực sáng và hào hùng

Soi chiếu vào lịch sử, qua “bốn nghìn năm Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm cũng thấy sức mạnh của dân tộc ở “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”

Họ sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Đó là mạch ngầm truyền thống, là ý chí giống nòi, chảy từ quá khứ đến thực tại và tương lai, tạo nên sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử mà không kẻ thù nào có thể đánh bại

Nói đến Đất Nước là nói nhân dân, những con người đã đem máu mồ hôi và nước mắt để sáng tạo lịch sử và đất nước

Trong mạch cảm hứng ấy, Tố Hữu cảm nhận được những người góp phần làm nên “Quê hương Cách mạng”, “dựng nên Cộng hòa”, đó là những người mẹ địu con lên rẫy, những người đan nón, những người đi rừng “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, và cả những cô em gái hái măng một mình. Họ là nhưng con người nghèo khổ nhưng “đậm đà lòng son”, thủy chung tình nghĩa, đồng cam cộng khổ với kháng chiến và Cách mạng. Họ chính là chủ nhân anh hùng của đất nước anh hùng. Chính họ là những người ân nghĩa thủy chung hơn ai hết _ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng lên cộng hòa

Cùng chung cảm hứng như thế, Nguyễn Khoa Điềm thấy “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”. Nhân dân có thể là anh, là em, là người vợ nhớ chồng, là người học trò nghèo, là Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm, là bốn nghìn lớp người “không ai nhớ mặt đặt tên. Họ là tập thể những anh hùng vô danh và chính họ làm nên Đất Nước muôn đời Và họ không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn nghĩa tình biết bao :

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Yêu quê hương đất nước, đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của nhân dân ta. Nhưng tùy vào hoàn cảnh thời đại, tùy vào tình huống cụ thể, vào điểm nhìn của mỗi cá nhân mà nội dung này có những biểu hiện khác nhau với những sắc thái khác nhau

Việt Bắc được làm vào tháng 10.1954, khi TW Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nên với Tố Hữu, Đất nước là quê hương cách mạng, là ân tình của những con người kháng chiến đối với quê hương Cách mạng, với nhân dân . Đất nước còn là lòng kính yêu , niềm tự hào tin tưởng vào Bác Hồ vào Đảng :

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sang ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…

Những tình cảm này đan dệt nhuần nhụy với nhau, mang đến cho bài thơ một sắc thái mới : Trữ tình chính trị. Và cảm hứng này là nguồn thơ chủ yếu của Tố Hữu.

Và nhà thơ đã thể hiện nó một cách tự nhiên bằng một giọng tâm tình ngọt ngào. Cả bài thơ được cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên (mình – ta) của ca dao dân ca: Đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau kẻ đi người ở. Cả bài thơ tràn ngập nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong kẻ ở và người đi trong câu hỏi và trong cả lời đáp. Nỗi nhớ cứ trở đi trở lại cồn cào da diết . Toàn bộ bài thơ là lời nhắc nhở ân tình : Xin đừng quên tấm lòng son đã hiến dâng tất cả cho Cách mạng; xin đừng quên những ngày gian khổ Hãy biết giữ vững truyền thống cách mạng trong bất kỳ hoàn cảnh nào : “Phố đông còn nhớ bản làng – Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng” ?

Hơn cả lời nhắc nhở còn là tấm lòng thành kính biết ơn và tin tưởng vào Đảng, Bác và Cách mạng Tố Hữu nhắc nhở mình cũng là nhắc nhở mọi người . Và những tình cảm chính trị này đến với họ như những tiếng ru ngọt ngào sâu lắng. Vì thế quê hương cách mạng Việt Bắc đã trở thành quê chung của mỗi người Việt Nam yêu nước

Còn đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V, chương trụ cột của trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác năm 1971 là năm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam đang vào thời kì ác liệt. Tác giả viết trường ca này nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ thành thị miền Nam ở vùng tạm chiếm, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của mình đối với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng bảo vệ đất nước. Vì thế nhà thơ đã tìm cho mình một cách nói riêng trong thơ :

Để đất nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.

Ông đã dùng một đất nước dân gian để nói lên tư tưởng lớn đó. Bởi dân gian chính là dân tộc, lại là cái phần tiêu biểu, đậm đà nhất dễ nhận ra nhất của dân tộc. Hơn nữa với hình ảnh một đất nước dân gian thơ mộng trữ tình từ xa xưa vọng về sẽ trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mọi người và vì thế cũng dễ cảm dễ hiểu dễ nhận ra cái tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, dễ thức tỉnh mọi người (đúng như dụng ý của tác giả).

Và vì thế, với cái nhìn tổng thể nhiều chiều, soi chiếu trên nhiều bình diện, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ phát hiện ra Đất Nước bắt nguồn từ những gì gần gũi giản dị thân thiết trong đời sống mỗi con người.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngay xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre
mà đánh giặc

Đất nước có trong anh và em; “Đất Nước là máu xương của mình”; Đất Nước là do nhân dân sáng tạo:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Đất nước do “bốn nghìn lớp người” chiến đấu bảo vệ :

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước

Trong suốt bốn nghìn năm lịch sử Đất Nước là một cuộc chạy đua tiếp sức không biết mệt mỏi của bao thế hệ người Việt Nam. Cái mà họ truyền cho nhau, tiếp sức cho nhau đó là ngọn đuốc sự sống của dân tộc Việt Nam.

Mỗi thế hệ chạy một quãng đường và trao lại cho thế hệ kế tiếp. Cứ như thế, đất nước được hình thành và phát triển bởi vô số những con người vô danh. Chính họ là người gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ Việt Nam mọi giá trị văn hoá vật chất cũng như tinh thần

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân…
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Vâng ! Suốt bốn nghìn năm lịch sử, không ai còn nhớ mặt , nhớ tên những người anh hùng vô danh. Nhưng chính họ đã làm nên, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta những gì họ có. Bốn nghìn lớp người ấy đã làm nên tất cả : Từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa tạo nên bước tiến của loài người, đến những của cải tinh thần quý báu như phong tục tập quán, giọng nói cha ông, tên làng tên xã…Họ đã truyền lại tất cả, để đất nước này mãi là đất nước của nhân dân Và với cách nhìn mới mẻ ấy, nhà thơ giúp chúng ta thấy được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng của đất nước. Từ đó nhà thơ đặt ra trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước

Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời

Để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng đậm đặc chất liệu dân gian. Ông đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất. Và quan trọng hơn là nhà thơ đã chế biến nó, vận dụng nó một cách linh hoạt sang tạo vào lời thơ của mình.

Vì vậy , những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian ở đây đã hòa nhập khá tự nhiên với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra mầu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Đó chính là đóng góp quan trọng của giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Hai bài thơ hai phong cách hai điểm nhìn khác nhau: Một quê hương cách mạng tình nghĩa, anh hùng; một Đất Nước của Nhân Dân của ca dao thần thoại. Nhưng cả hai bải thơ đều thể hiện sinh động cảm hứng về một đất nước giàu đẹp, một đất nước gian nan vất vả, nhưng cũng là một đất nước của nhân dân anh hùng tình nghĩa. Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn và vì thế nó càng hấp dẫn người đọc. Bởi nó đã chạm đến phần tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước

Phòng GD&DT Sa Thầy giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điềm đều là nhà thơ chiến sĩ, hai bài thơ Việt Bắc và Đất nước đều gợi tả một một nước Việt Nam oai hùng. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài văn mẫu lớp 12: Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất Nước

Dàn ý chi tiết hình tượng đất nước trong Việt Bắc và Đất nước

I. Mở bài:

“Việt Nam ơi! Ta mến yêu Người”. Đó không chỉ là lời của một bài ca, mà còn là tiếng hát của hàng triệu trái tim con người Việt Nam yêu nước. Với tình cảm yêu nước thiết tha, thiêng liêng, sâu nặng ấy, bằng bút pháp, phong cách nghệ thuật khác nhau, các thi sĩ – chiến sĩ đã tạo dựng lên được những nét chung và những sắc màu khác nhau thật đa dạng và hấp dẫn về hình tượng Tổ Quốc. Qua bài thơ “Đất nước” (Một chương trong “Mặt đường khát vọng”của Nguyễn Khoa Điềm) và “Việt Bắc” của Tố Hữu, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

II. Thân bài:

A. Những điểm giống nhau

1. Trước hết là cảm hứng về tư thế Độc lập – tự do của một nước Việt Nam mới, tư thế của người dân tự hào được làm chủ đất nước mình.

– Ở giữa chiến khu kháng chiến, nhìn khí thế của cả dân tộc ra trận, giọng thơ Tố Hữu cất lên đầy phấn chấn, tự hào:

” Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”

– Và giữa những ngày khí thể đánh Mỹ và thắng Mỹ hào hùng, Nguyễn Khoa Điềm cũng đã tiếp tục khẳng định ý thơ đó bằng những cảm xúc phơi phới niềm tin:

“Đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”

2. Cảm hứng về Đất nước của nhân dân, nhân dân làm nên Đất nước cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện ở hai bài thơ này nói riêng, của thơ ca hiện đại nói chung.

– Với Tố Hữu đó là những “Em gái hái măng” những ” người đan nón chuốt từng sợi giang….” là “những bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, rộng hơn nữa là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, những binh đoàn bộ đội “Quân đi điệp trùng trùng” tiếp bước ra trận để quyết làm nên “ Một Điện Biên lừng lẫy địa cầu”

– Với Nguyễn Khoa Điềm, đó là những con người bình dị vô danh “Có biết bao người con gái, con trai; Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi; Họ sống và chết; giản dị và bình tâm; Không ai nhớ mặt đặt tên…” .Chính những con người ấy là nhân dân vô tận đã tạo dựng và gìn giữ đất nước trải qua mọi thời đại. Họ không chỉ đánh giặc ngoại xâm, mà còn là người sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ nối tiếp nhau:

” Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
…Họ gánh tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân”

3. Cuộc ra trận của cả dân tộc ta ngày nay đã huy động được triệt để sức mạnh của quá khứ: “40 thế kỷ cũng ra trận”. Cho nên khuynh hướng suy ngẫm về quá khứ, tự hào về truyền thống bất khuất, anh hùng cũng là một cảm hứng được thể hiện khá đậm nét ở hai bài thơ này.

– Trên đường “Ta đi tới” bước tiếp con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà, Tố Hữu đã cùng đồng bào Việt Bắc nhắc nhở nhau bằng những lời tha thiết”

“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”

“…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” cũng đã viết:

“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

4. Thông qua trái tim nồng thắm yêu thương và chói đỏ tự hào của các nhà thơ cách mạng, bức tranh đất nước hiện ra trong nắng vàng tươi của lịch sử với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, khoáng đạt, vừa tráng lệ in đậm dấu ấn của một dân tộc từng có một nền văn hiến 4.000 năm lịch sử.

Với Tố Hữu đó là: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” , “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”, “Ve kêu rừng phách đổ vàng”, “Rừng thu trăng rơi hoà bình”…còn trang thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó là “Núi Vọng Phu”, “Hòn Trống Mái”, “Núi bút Non Nghiêm” là phong cảnh Hạ Long, Cửu Long, Đất Tổ Hùng Vương…

5. Cảm hứng lãng mạn, hướng tới chiến thắng và tương lai tươi sáng cũng là một cảm hứng nổi bật được thể hiện khá rõ nét ở cả hai bài thơ.

Trong giây phút chia tay “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”, Tố Hữu đã lắng nghe được những bước đi của Đất nước hướng về ngày mai tươi sáng với không khí rộn rã…:

” Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
– Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy bốn bề lưới giăng”

Còn Nguyễn Khoa Điềm trong chương “Đất nước” cũng đã viết những vần thơ đầy cảm hứng lãng mạn, bay bổng:

“Ngày mai con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”

B. Những đặc điểm khác nhau mang dấu ấn riêng của mỗi thi sĩ

Do sự khác nhau về phong cách, cá tính sáng tạo, các nhà thơ đã có những tìm tòi khám phá riêng của mình tạo nên những vẻ đẹp đa dạng cho đất nước thật là sinh động và hấp dẫn.

1. “Việt Bắc” của Tố Hữu được hoàn thành vào tháng 10 – 1954, khi trung ương Đảng và Chính phủ rời “Thủ đô gió ngàn” về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình” . Bài thơ đã trở thành một hoài niệm thiết tha về một thời cách mạng gian khổ mà rất đỗi vui tươi hào hùng. Bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng giữa kẻ ở và người đi như thể người yêu đưa tiễn người yêu đầy lưu luyến vấn vương, bằng lối xưng hô Mình – Ta mang đậm tính chất truyền thống và đậm đà tình nghĩa, bài thơ “Việt Bắc” đã tái hiện được một cách chân thực và sinh động hình ảnh Tổ quốc những ngày kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc với những con người bình dị mà anh hùng cùng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thắm tươi đã cùng con người viết nên bản giao hưởng “Điện Biên lừng lẫy địa cầu”. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng tâm tình thiết tha sâu lắng ngọt ngào đậm đà màu sắc dân tộc và rất giàu tính nhạc. Thông qua đó mà cảnh và người kháng chiến hiện lên lấp lánh sắc mầu và rất đổi thương yêu:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

2. “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một chương (chương V) trong bản Trường ca “Mặt đường khát vọng”(9 chương) sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ, sinh viên trước vận mệnh hiểm nghèo của Tổ quốc, ra đời vào năm 1971, in lần đầu tiên năm 1974 là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bằng chất liệu văn hoá dân gian đậm đà chất thơ cùng với những hình ảnh gần gũi thân thuộc hàng ngày như ” miếng trầu”, “hạt gạo”, “hòn than”, “cái kèo, cái cột”…, kết hợp với lối tư duy bình luận hiện đại giàu chất trí tuệ, Nguyễn Khoa Điềm đã làm nỗi bật một tư tưởng mới mẻ: “Đất nước của Nhân dân của ca dao thần thoại”. Bằng cái nhìn ấy, tác giả đã trình bày hình tượng Tổ quốc qua các phương diện không gian địa lý, chiều dài lịch sử và tâm hồn cốt cách dân tộc. Vì thế Đất nước hiện lên qua những cái thân thuộc bình dị, đơn sơ hàng ngày: “gừng cay muối mặn”, “nơi em tắm”, “nơi ta hò hẹn”, đến những cái kì vĩ vĩnh hằng: rừng biển mênh mông “Đất là nơi Chim về”, “Nước là nơi Rồng ở”. Để từ đó khám phá ra những ý tưởng độc đáo sâu sắc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha…”

“Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

II. Kết luận:

Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn. Và như thế là hai tác giả đã góp hai bông hoa tươi thắm mãi trong vườn thơ dân tộc. Giờ đây được thưởng thức hai bông hoa ấy, chúng ta không chỉ tự hào với quá khứ hào hùng của Đất nước, mà còn thêm yêu mến Đất nước này để góp một chút công sức nhỏ bé của mình nhằm làm cho Đất nước ta mãi mãi là: “Đất Nước của Nhân dân của ca dao thần thoại”

Hình tượng đất nước trong bài thơ Việt Bắc và Đất nước

Đất nước là đề tài quen thuộc trong thơ văn. Nhưng không vì thế mà nó trở nên đơn điệu nhàm chán. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi hoàn cảnh khác nhau, cũng như mỗi phong cách của một tác giả lại có cách thể hiện gương mặt Đất Nước khác nhau. Góp phần làm phong phú cho mảng đề tài này ta phải kể đến Việt Bắc của Tố Hữu) và trích đoạn Đât Nước (trường ca Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm

Mở đâu cho chương thơ của mình, Nguyễn khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Vâng ! Nhà thơ và cả chúng ta nữa, đều không biết đất nước có từ bao giờ, nhưng qua văn chương cổ, ta bắt gặp gương mặt đất nước từ một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
(Ca dao)

Hay một chợ quê yên bình
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dẳng giỏi cầm ve lầu tịch dương
(Nguyễn Trãi)

Nhưng khi có giặc ngoại xâm, thì đất nước không chỉ oằn mình trong đau thương. Mà đất nước ấy còn rực lửa căm hờn : “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống” Để rồi lòng căm hờn ấy biến thành những trận đánh vang trời :

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay
(Nguyễn Trãi)

Để mãi mãi đất nước là niềm tự hào của con cháu người Việt

Từ Triệu Dinh Lý Trần bao đời gây nền Độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên xưng Đế một phương
Tuy mạnh yếu tưng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
(Nguyễn Trãi)

Hòa trong nguồn mạch chung của văn học dân tộc, Tố Hữu và Nguyễn Khoa Điểm cũng thấy Đất Nước mình hiện lên thật tươi đẹp. Trải qua những cơn binh lửa Đất Nước thật đau thương nhưng cũng thật anh hùng mà tình nghĩa.

Nếu Tố Hữu cảm nhận đất nước qua cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc :

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Thiên nhiên Việt Bắc như một sinh thể đang biến đổi trong từng khoảnh khắc ( Đông xuân hạ thu, sáng, hoa mơ nở trắng rừng, trưa ánh nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng dọi bàng bạc khắp nơi . Và trong thiên nhiên ấy con người là đoá hoa đẹp nhất có hương thơm ngọt ngào nhất. Họ là những con người Việt Bắc bình dị làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Chính họ đã thắp sáng thiên nhiên làm cho thiên nhiên thêm rực rỡ.

Thì Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận Đất Nước là núi sông rừng bể bao la:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hon núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi.”

Đất Nước là những danh lam thắng cảnh tươi đẹp kỳ thú như Núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm… vượt lên lối liệt kê tầm thường, Ông không chỉ chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn nhìn ra trong đó tình nghĩa thuỷ chung của những con người làm nên gương mặt đất nước

Và ở đâu trên khắp ruồng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình một ao ước ông cha
Ôi đất nước đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Nhưng khi giặc ngoại xâm tràn đến, Đất Nước đã phải trải qua những ngày tháng đau thương.

Trong Việt Bắc, Tố Hữu không nói nhiều về nỗi đau mất mát. Bởi bài thơ vừa là khúc ca ân tình vừa là bài ca chiến thắng của một thời lịch sử. Nên quê hương cách mạng những ngày “trứng nước” ấy hiện lên với bao nỗi gian nan vất vả : “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”; “Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”và qua cả hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” …

Nguyễn khoa Điềm cũng cảm nhận nỗi đau thương ấy không phải ở một giai đoạn, một thời kỳ cụ thể mà là suốt 4000 năm:

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Trong lịch sử dựng nước của mình, dân tộc Việt Nam có thời kỳ nào không phải chống ngoại xâm, có thế hệ nào không phải trải qua nỗi đau của chiến tranh : con mất cha, vợ mất chồng; những người vợ, người mẹ vò võ một mình nuôi con, mòn mỏi chờ người thân trở về.

Trước núi đau thương chồng chất mà kẻ thù gây ra cho dân tộc, trước sự sống còn của vận mệnh Đất nước, Tố Hữu cảm nhận được cả đất trời cùng đồng lòng vùng lên đánh giặc

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời trời ta cả chiến khu một lòng

Biện pháp nhân cách hóa, kết hợp với các động từ mạnh, các từ chỉ không gian rộng lớn, Tố Hữu đã nêu bật được sức mạnh trời không dung đất không tha đối với kẻ thù

Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận lòng căm thù, sức mạnh vùng lên của dân tộc qua “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuối”, “Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”,

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì cùng nhau đánh bại

Câu thơ giản dị như lời kể, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật được sức mạnh tất thắng của ta _ Bằng cảm quan hiện thực ấy, Tố Hữu thấy sức mạnh của Đất nước qua những con đường ra trận:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sang như ngày mai lên

Một loạt từ láy kết hợp với biện pháp so sánh cường điệu, hình ảnh thơ vừa thực vừa lãng mạn, Tố Hữu không chỉ gợi ra gợi ra thật hay, thật hào hùng âm vang, sức mạnh của cuộc kháng chiến mà còn làm cho hình ảnh đất nước trong khỏng chiến, bỗng trở nên rực sáng và hào hùng

Soi chiếu vào lịch sử, qua “bốn nghìn năm Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm cũng thấy sức mạnh của dân tộc ở “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”

Họ sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Đó là mạch ngầm truyền thống, là ý chí giống nòi, chảy từ quá khứ đến thực tại và tương lai, tạo nên sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử mà không kẻ thù nào có thể đánh bại

Nói đến Đất Nước là nói nhân dân, những con người đã đem máu mồ hôi và nước mắt để sáng tạo lịch sử và đất nước

Trong mạch cảm hứng ấy, Tố Hữu cảm nhận được những người góp phần làm nên “Quê hương Cách mạng”, “dựng nên Cộng hòa”, đó là những người mẹ địu con lên rẫy, những người đan nón, những người đi rừng “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, và cả những cô em gái hái măng một mình. Họ là nhưng con người nghèo khổ nhưng “đậm đà lòng son”, thủy chung tình nghĩa, đồng cam cộng khổ với kháng chiến và Cách mạng. Họ chính là chủ nhân anh hùng của đất nước anh hùng. Chính họ là những người ân nghĩa thủy chung hơn ai hết _ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng lên cộng hòa

Cùng chung cảm hứng như thế, Nguyễn Khoa Điềm thấy “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân”. Nhân dân có thể là anh, là em, là người vợ nhớ chồng, là người học trò nghèo, là Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm, là bốn nghìn lớp người “không ai nhớ mặt đặt tên. Họ là tập thể những anh hùng vô danh và chính họ làm nên Đất Nước muôn đời Và họ không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn nghĩa tình biết bao :

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Yêu quê hương đất nước, đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của nhân dân ta. Nhưng tùy vào hoàn cảnh thời đại, tùy vào tình huống cụ thể, vào điểm nhìn của mỗi cá nhân mà nội dung này có những biểu hiện khác nhau với những sắc thái khác nhau

Việt Bắc được làm vào tháng 10.1954, khi TW Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nên với Tố Hữu, Đất nước là quê hương cách mạng, là ân tình của những con người kháng chiến đối với quê hương Cách mạng, với nhân dân . Đất nước còn là lòng kính yêu , niềm tự hào tin tưởng vào Bác Hồ vào Đảng :

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sang ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường…

Những tình cảm này đan dệt nhuần nhụy với nhau, mang đến cho bài thơ một sắc thái mới : Trữ tình chính trị. Và cảm hứng này là nguồn thơ chủ yếu của Tố Hữu.

Và nhà thơ đã thể hiện nó một cách tự nhiên bằng một giọng tâm tình ngọt ngào. Cả bài thơ được cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên (mình – ta) của ca dao dân ca: Đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau kẻ đi người ở. Cả bài thơ tràn ngập nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong kẻ ở và người đi trong câu hỏi và trong cả lời đáp. Nỗi nhớ cứ trở đi trở lại cồn cào da diết . Toàn bộ bài thơ là lời nhắc nhở ân tình : Xin đừng quên tấm lòng son đã hiến dâng tất cả cho Cách mạng; xin đừng quên những ngày gian khổ Hãy biết giữ vững truyền thống cách mạng trong bất kỳ hoàn cảnh nào : “Phố đông còn nhớ bản làng – Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng” ?

Hơn cả lời nhắc nhở còn là tấm lòng thành kính biết ơn và tin tưởng vào Đảng, Bác và Cách mạng Tố Hữu nhắc nhở mình cũng là nhắc nhở mọi người . Và những tình cảm chính trị này đến với họ như những tiếng ru ngọt ngào sâu lắng. Vì thế quê hương cách mạng Việt Bắc đã trở thành quê chung của mỗi người Việt Nam yêu nước

Còn đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V, chương trụ cột của trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác năm 1971 là năm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam đang vào thời kì ác liệt. Tác giả viết trường ca này nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ thành thị miền Nam ở vùng tạm chiếm, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của mình đối với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng bảo vệ đất nước. Vì thế nhà thơ đã tìm cho mình một cách nói riêng trong thơ :

Để đất nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.

Ông đã dùng một đất nước dân gian để nói lên tư tưởng lớn đó. Bởi dân gian chính là dân tộc, lại là cái phần tiêu biểu, đậm đà nhất dễ nhận ra nhất của dân tộc. Hơn nữa với hình ảnh một đất nước dân gian thơ mộng trữ tình từ xa xưa vọng về sẽ trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mọi người và vì thế cũng dễ cảm dễ hiểu dễ nhận ra cái tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, dễ thức tỉnh mọi người (đúng như dụng ý của tác giả).

Và vì thế, với cái nhìn tổng thể nhiều chiều, soi chiếu trên nhiều bình diện, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ phát hiện ra Đất Nước bắt nguồn từ những gì gần gũi giản dị thân thiết trong đời sống mỗi con người.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngay xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre
mà đánh giặc

Đất nước có trong anh và em; “Đất Nước là máu xương của mình”; Đất Nước là do nhân dân sáng tạo:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Đất nước do “bốn nghìn lớp người” chiến đấu bảo vệ :

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước

Trong suốt bốn nghìn năm lịch sử Đất Nước là một cuộc chạy đua tiếp sức không biết mệt mỏi của bao thế hệ người Việt Nam. Cái mà họ truyền cho nhau, tiếp sức cho nhau đó là ngọn đuốc sự sống của dân tộc Việt Nam.

Mỗi thế hệ chạy một quãng đường và trao lại cho thế hệ kế tiếp. Cứ như thế, đất nước được hình thành và phát triển bởi vô số những con người vô danh. Chính họ là người gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ Việt Nam mọi giá trị văn hoá vật chất cũng như tinh thần

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân…
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Vâng ! Suốt bốn nghìn năm lịch sử, không ai còn nhớ mặt , nhớ tên những người anh hùng vô danh. Nhưng chính họ đã làm nên, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta những gì họ có. Bốn nghìn lớp người ấy đã làm nên tất cả : Từ hạt lúa với nền văn minh lúa nước, ngọn lửa tạo nên bước tiến của loài người, đến những của cải tinh thần quý báu như phong tục tập quán, giọng nói cha ông, tên làng tên xã…Họ đã truyền lại tất cả, để đất nước này mãi là đất nước của nhân dân Và với cách nhìn mới mẻ ấy, nhà thơ giúp chúng ta thấy được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng của đất nước. Từ đó nhà thơ đặt ra trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước

Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời

Để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng đậm đặc chất liệu dân gian. Ông đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, có ý nghĩa nhất. Và quan trọng hơn là nhà thơ đã chế biến nó, vận dụng nó một cách linh hoạt sang tạo vào lời thơ của mình.

Vì vậy , những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian ở đây đã hòa nhập khá tự nhiên với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra mầu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Đó chính là đóng góp quan trọng của giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Hai bài thơ hai phong cách hai điểm nhìn khác nhau: Một quê hương cách mạng tình nghĩa, anh hùng; một Đất Nước của Nhân Dân của ca dao thần thoại. Nhưng cả hai bải thơ đều thể hiện sinh động cảm hứng về một đất nước giàu đẹp, một đất nước gian nan vất vả, nhưng cũng là một đất nước của nhân dân anh hùng tình nghĩa. Những nét chung và riêng như ta đã phân tích ở trên làm cho Đất nước trong thơ trở nên phong phú đa dạng lấp lánh sắc màu hơn và vì thế nó càng hấp dẫn người đọc. Bởi nó đã chạm đến phần tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người

Rate this post