Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm (4 mẫu) - Ngữ Văn 12 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm (4 mẫu) – Ngữ Văn 12

pgdsathay
pgdsathay 03/09/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm (4 mẫu).

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm là tài liệu hữu ích gồm 4 đoạn văn mẫu giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiếm thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2021. Chúc các bạn học tốt.

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 1

Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”

Bạn đang xem: Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm (4 mẫu) – Ngữ Văn 12

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 2

Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí,. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 3

Từ xưa tới nay, tiết kiệm vốn đã là một trong những đức tính vô cùng đáng quý được ông cha ta răn dạy qua nhiều thế hệ bằng những câu ca dao, những câu thơ như “ăn phải dành, có phải kiệm” “ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì tiết kiệm lại càng là một phẩm chất cần có ở mỗi người. Nói tiết kiệm không phải là nói ở đầu miệng mà mỗi người trong chúng ta đều phải có ý thức để vừa được lợi cho bản thân, và cũng thể hiện bạn là một người có trách nghiệm trong đời sống xã hội. Bởi vậy ngay từ bây giờ, hãy tập phẩm chất tiết kiệm từ những thứ xung quanh ví dụ như nước, điện, đồ dùng hàng ngày để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và giàu mạnh hơn bạn nhé!

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 4

Có người nói rằng tiết kiệm, chất phác, đều là đức tốt của người ta. Thế mà, trong xã hội ngày nay, vẫn còn một số ít bạn trẻ chưa có ý thức về tiết kiệm thời gian quý báu của mình. Chúng ta nên dành những thời gian quý báu đó để làm những việc có ích như: Học tập, đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài xã hội. Tiết kiệm là sử dụng những của cải vật chất một cách đúng đắn, không được phí phạm. Trên vấn đề tiền bạc thì tiết kiệm không phải là không được dùng nữa mà chúng ta phải lao động và tạo ra nó nhiều hơn. Vì đó thể hiện một lối sống có văn hóa và đạo đức của mỗi người. Không nên lãng phí những của cải không do chúng ta làm ra. Vì đó là mồ hôi nước mắt của người khác. Không lãng phí vào những việc không cần thiết. Đối với em là một học sinh thì em nghĩ mình cần phải biết tiết kiệm thời gian, đồ dùng học tập, phải biết giữ gìn những tài sản của chung và của riêng bản thân. Những chiếc bàn chiếc ghế trong nhà trường là bố mẹ gom góp từng đồng tiền lẻ để phụ giúp nhà trường mua những chiếc bàn ghế ấy cho chúng ta ngồi học. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, giữ gìn những của cải của chung hay của riêng. Chính vì vậy tiết kiệm là một đức tính quý báu của con người. Cần phải hiểu rõ thế nào là tiết kiệm và phải thực hành việc tiết kiệm, trước hết là cho bản thân mình, gia đình và xã hội.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm (4 mẫu)

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận xã hội về tính tiết kiệm là tài liệu hữu ích gồm 4 đoạn văn mẫu giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiếm thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2021. Chúc các bạn học tốt.

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 1

Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 2

Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí,. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 3

Từ xưa tới nay, tiết kiệm vốn đã là một trong những đức tính vô cùng đáng quý được ông cha ta răn dạy qua nhiều thế hệ bằng những câu ca dao, những câu thơ như “ăn phải dành, có phải kiệm” “ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì tiết kiệm lại càng là một phẩm chất cần có ở mỗi người. Nói tiết kiệm không phải là nói ở đầu miệng mà mỗi người trong chúng ta đều phải có ý thức để vừa được lợi cho bản thân, và cũng thể hiện bạn là một người có trách nghiệm trong đời sống xã hội. Bởi vậy ngay từ bây giờ, hãy tập phẩm chất tiết kiệm từ những thứ xung quanh ví dụ như nước, điện, đồ dùng hàng ngày để cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh và giàu mạnh hơn bạn nhé!

Viết đoạn văn ngắn về tiết kiệm – Mẫu 4

Có người nói rằng tiết kiệm, chất phác, đều là đức tốt của người ta. Thế mà, trong xã hội ngày nay, vẫn còn một số ít bạn trẻ chưa có ý thức về tiết kiệm thời gian quý báu của mình. Chúng ta nên dành những thời gian quý báu đó để làm những việc có ích như: Học tập, đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài xã hội. Tiết kiệm là sử dụng những của cải vật chất một cách đúng đắn, không được phí phạm. Trên vấn đề tiền bạc thì tiết kiệm không phải là không được dùng nữa mà chúng ta phải lao động và tạo ra nó nhiều hơn. Vì đó thể hiện một lối sống có văn hóa và đạo đức của mỗi người. Không nên lãng phí những của cải không do chúng ta làm ra. Vì đó là mồ hôi nước mắt của người khác. Không lãng phí vào những việc không cần thiết. Đối với em là một học sinh thì em nghĩ mình cần phải biết tiết kiệm thời gian, đồ dùng học tập, phải biết giữ gìn những tài sản của chung và của riêng bản thân. Những chiếc bàn chiếc ghế trong nhà trường là bố mẹ gom góp từng đồng tiền lẻ để phụ giúp nhà trường mua những chiếc bàn ghế ấy cho chúng ta ngồi học. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm, giữ gìn những của cải của chung hay của riêng. Chính vì vậy tiết kiệm là một đức tính quý báu của con người. Cần phải hiểu rõ thế nào là tiết kiệm và phải thực hành việc tiết kiệm, trước hết là cho bản thân mình, gia đình và xã hội.

Rate this post