Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (4 mẫu) - Ngữ Văn 12 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (4 mẫu) – Ngữ Văn 12

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (4 mẫu).

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt mang đến cho các bạn học sinh 4 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, các ý chính cần triển khai để viết được bài văn phân tích nhân vật Tràng hay, ấn tượng.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (4 mẫu) – Ngữ Văn 12

Phân tích nhân vật Tràng giúp chúng ta cảm nhận được hoàn cảnh, số phận bi đát, đáng thương tiêu biểu cho số phận của những người nông dân. Đồng thời hình dáng nhân vật cũng im đậm dấu ấn nghề nghiệp, quanh năm phải gồng mình kéo xe, nên dáng người thô kệch, gương mặt trở nên lam lũ, khắc khổ. Vậy dưới đây là 4 dàn ý phân tích nhân vật Tràng chi tiết nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường  tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945. Trong truyện, nhân vật Tràng đã diện cho những người nông dân trong giai đoạn này.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật Tràng

  • Xuất thân: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong một căn nhà tồi tàn, cuộc sống bấp bênh.
  • Ngoại hình: “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “thân hình to lớn vập vạp” – xấu xí, thô kệch lại ngờ nghệch vụng về.

2. Diễn biến tâm trạng và hành động

a. Hoàn cảnh gặp gỡ và nhặt được vợ

– Lần gặp 1: Từ một lời hò bâng quơ mà có một cô gái lạ đến đẩy xe bò giúp Tràng.

– Lần gặp 2:

  • Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
  • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “Chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

b. Trên đường về về nhà

Vẻ mặt “có cái gì phơn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện. Tràng còn mua hai hào dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

c. Khi về đến nhà

– Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

– Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay. Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

– Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy

– Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…). Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

– Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng, cảm nhận chung về nhân vật này.

Xem bài mẫu: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt 

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 2

I. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần phân tích: nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

II. Thân bài

1. Khái quát

Truyện ngắn “Vợ nhặt” trích từ tập “Con chó xấu xí” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm là bức tranh chân thực và cảm động về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thông qua các nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và cô vợ nhặt tác giả Kim Lân đã làm bừng sáng vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm – đó là vẻ đẹp tình người trong nạn đói.

2. Phân tích nhân vật

a. Tràng là anh nông phu nghèo khổ, kém duyên

– Tràng hiện lên với thân phận nghèo hèn: Là dân ngụ cư bị khinh rẻ; nhà cửa thì “rúm ró” lụp xụp, rách nát, tuềnh toàng. Công việc kéo xe bò thuê vừa bấp bênh, vừa chẳng được bao nhiêu tiền.

– Đã vậy, anh còn có một ngoại hình thô kệch, xấu xí “đầu trọc nhẵn”, “mắt nhỏ tí lại còn gà gà”, “quai hàm bạnh”, “lưng to như lưng gấu”. Tính cách thì ngờ nghệch, vô tư, chỉ thích chơi với trẻ con.

=> Nghèo khổ cộng với ngoại hình xấu xí đã khiến Tràng chẳng còn có gì để hấp dẫn.

b. Tràng là người đàn ông nhân hậu, tốt bụng

– Gặp lại người con gái đẩy xe bò giúp anh lần trước, Tràng không khỏi ái ngại, xót xa. Bởi trước mắt anh là hình ảnh thê thảm của người đồng cảnh ngộ: “quần áo rách như tổ đỉa, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Tràng động lòng thương, bởi Tràng cảm nhận được sự đói khát cùng đường ở người đàn bà ấy.

– Khi lời bông đùa của Tràng trở thành cái phao cứu sinh của người đàn bà giữa biển đời mênh mông; Tràng có “trợn” nghĩ về việc mình đã nghèo lại còn “đèo bòng”. Nhưng lòng thương người, khát vọng được gắn bó với người đàn bà xa lạ đã khiến anh chiến thắng cả lý trí của mình, để rồi nhanh chóng trở thành chỗ dựa cho người đàn bà. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

c. Tràng là người đàn ông cũng có khát vọng hạnh phúc

– Đồng ý cưu mang người đàn bà xa lạ khiến Tràng trở nên chín chắn, biết lo lắng, quan tâm chăm sóc. Anh “bỏ tiền mua cho thị cái thúng con, trong đựng vài thứ lặt vặt”. Thì ra Tràng cũng là một người đàn ông khá tâm lý. Mua cho thị cái thúng là để thị tự tin hơn khi về nhà chồng, vả lại ai lại để vợ mình về nhà bằng tay không bao giờ. Anh còn mua hai hào dầu thắp sáng. Hai hào dầu có thể là “hoang phí” vào lúc này, nhất là khi “chẳng có nhà nào có ánh đèn lửa”. Nhưng nó mang lại giá trị tinh thần rất lớn, cho thấy, Tràng rất trân trọng giá trị của hạnh phúc, trân trọng người vợ. Với hai hào dầu phải chăng Tràng cũng muốn thắp sáng cả tương lai của mình. Điều đó cũng cho thấy, Tràng không còn hời hợt nông cạn nữa mà đã thực sự nghiêm túc, chu đáo trước quyết định lấy vợ.

– Trên đường “dẫn vợ về nhà chồng”: Tràng hiện lên với hình ảnh “mắt sáng lên lấp lánh”, cái mặt “phớn phở”. Tất cả đều biểu lộ niềm vui, niềm hạnh phúc lâng lâng của một con người lần đầu tiên được đón nhận tình yêu.

– Về đến nhà, Khi thưa chuyện với mẹ, Tràng tạo ra không khí gia đình ấm áp, thiêng liêng. Tràng cảm nhận được việc lập gia đình là việc hệ trọng, là chuyện cả đời. Anh khéo léo khi gọi người đàn bà xa lạ là “nhà tôi”; tránh làm vợ tổn thương bằng cách gọi mối lương duyên này là “do số”. Anh cũng khéo léo “ép” mẹ mình phải chấp nhận cuộc hôn nhân.

– Tràng không còn thô kệch, vụng về nữa mà trở thành người có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.

– Sáng hôm sau, Tràng cảm thấy tâm trạng lâng lâng hạnh phúc: “lửng lơ êm ái như vừa đi từ trong giấc mơ ra”. Chuyện lấy vợ của Tràng giống như cổ tích, giống như giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật. Tài liệu thầy Phan Danh Hiếu

– Quan sát xung quanh, Tràng cảm nhận được sự thay đổi mới mẻ. Nhà cửa được bàn tay đảm đang của người vợ vun vén đã trở nên gọn gàng. Người mẹ đang giãy những bụi cỏ dại, người vợ đang quét lại cái sân. Cảnh tượng sinh hoạt gia đình bình dị khiến Tràng cảm động.

– Tình cảm, suy nghĩ của Tràng có nhiều thay đổi. Lần đầu tiên ở người nông phu ấy thấy yêu thương gắn bó với căn nhà; thấy cần có trách nhiệm với gia đình. Đó là những suy nghĩ chín chắn của người đàn ông trưởng thành chứ không còn là một anh Tràng ngốc nghếch, khờ khạo trước đó.

– Tràng trở nên lễ phép, ngoan ngoãn, luôn biết vâng lời trước mẹ là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Điều này cũng đã được Kim Lân nhắc đến trong tác phẩm “chưa bao giờ mẹ con lại đầm ấm hòa hợp đến thế”.

– Tràng có niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Với hình ảnh “đoàn người đói, lá cờ đỏ”, tác giả Kim Lân đã gián tiếp nói về nhận thức cách mạng và nhận thức về sự đổi đời của Tràng. Tác giả dự báo, Tràng sẽ xuất hiện dưới lá cờ đó, trong đoàn người đó. Bởi muốn thay đổi được cuộc sống hiện tại, không còn con đường nào khác ngoài con đường đi theo cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang lại sự đổi đời cho những người nông dân.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả, phân tích tâm lý chân thực, tinh tế. Khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại sống động, giàu cá tính. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Ngôn ngữ kể tự nhiên, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân. Giọng kể hồn hậu, hóm hỉnh, giàu chất trữ tình.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Xem thêm Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn Sáng hôm sau 

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 3

I. Mở bài

  • Giới thiệu về nhà văn Kim Lân, cùng truyện ngắn “Vợ nhặt”.
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật Tràng trong truyện.

II. Thân bài

1. Giới thiệu đôi nét về Tràng

  • Người dân xóm ngụ cư: cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong căn nhà tồi tàn.
  • Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê
  • Ngoại hình: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, lại thô lỗ…

2. Hành động và tâm trạng

* Cuộc gặp gỡ với Thị:

– Lần gặp 1: Câu hò Tràng chỉ là lời hát vu vơ, không chủ tâm trêu ghẹo tình với cô gái nào.

– Lần gặp 2:

  • Khi bị người đàn lại mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn một chặp bát bánh đúc dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
  • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đó không phải là quyết định bồng bột mà là thái độ thản nhiên, chấp nhận hoàn cảnh cũng như sâu thẳm trong đó là khát khao hạnh phúc, thương yêu của Tràng.
  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

* Trên đường về nhà:

– Vẻ mặt “có cái gì hớn hở khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”… Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

– Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa. Khát vọng về một tương lai tươi sáng.

* Khi về đến nhà:

– Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

– Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay. Sốt ruột mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

– Khi mẹ về: liền thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

* Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

– Buổi sáng tỉnh dậy

  • Tràng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…).
  • Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

– Trong bữa cơm đầu tiên sau khi có vợ

  • Khi bà cụ Tứ bàn về tương lai, Tràng chỉ vâng rất ngoan ngoãn khiến cho không khí trong gia đình ấm áp, hòa hợp mà trước giờ chưa từng thấy.
  • Khi cầm bát cháo cám đưa lên miệng, hắn chun mặt lại vì chao chát nhưng khi nghe cô thị kể về việc người dân mạn trên đi phá kho thóc Nhật, trong ý nghĩ của hắn hiện lên hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

=> Người vợ đã khiến Tràng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng. Cảm nhận của người viết về nhân vật này.

Xem thêm Liên hệ hình tượng Tràng và nhân vật Chí Phèo 

Lập dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 4

I. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả – tác phẩm –nhân vật Tràng
  • Tác giả: Nhắc tới nhà văn Kim Lân là nhắc tới ông hoàng của thể loại truyện ngắn. Ông viết về con người và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
  • Tác phẩm: “Vợ nhặt” là truyện ngắn độc đáo, in trong tập “Con chó xấu xí”.
  • Nhân vật Tràng: Qua tác phẩm, nhân vật Tràng đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm.

II. Thân bài

1. Nội dung phân tích

* LĐ1: Gia cảnh, ngoại hình, tính cách nhân vật Tràng

– Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ)

– Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình, là dân ngụ cư, lại đang sống trong những ngày tháng đói khát nhất nạn đói 1945.

– Ở Tràng luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.

* LĐ2: Tình huống truyện: Tràng “nhặt” được vợ

– Chi sau hai lần gặp gỡ và cho ăn 4 bát bánh đúc, vài câu nói nửa đùa nửa thật. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình. Người đàn bà xa lạ đã đồng ý theo Tràng về làm vợ:

  • Lúc đầu Tràng cũng cảm thấy lo lắng “chợn nghĩ”: Thóc…đèo bòng”.
  • Sau đó Tràng đã “Chậc, kệ” và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.

– Trên đường đưa vợ về xóm ngụ cư: cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới. Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.

– Khi về tới nhà: Tràng cảm thấy lúng túng, chưa tin vào sự thật mình đã có vợ. Đó là niềm hạnh phúc.

– Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.

* LĐ3: Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong buổi sáng sau ngày hắn nhặt được vợ.

– Sáng hôm sau Tràng dậy muộn “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Việc hắn có vợ đến lúc ấy hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

– Lần đầu tiên người đàn ông nghèo khổ ấy nhận ra rằng ngôi nhà chính là tổ ấm, một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Tràng đã trở nên sâu sắc hơn rất nhiều sau khi anh có vợ.

– Trong bữa cơm gia đình đầu tiên từ khi có vợ Tràng vâng dạ với bà cụ Tứ “rất ngoan ngoãn”. Thái độ đó của anh góp phần tạo lên một không khí đầm ấm hòa hợp của một gia đình thực sự.

– Đúng lúc ấy, ngoài đình vang lên một hồi trống dồn dập. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi điều gì đó. Có lẽ hắn nghĩ đến những người đi phá kho thóc Nhật…

2. Đặc sắc nghệ thuật

  • Tóm lại, nhân vật chính của câu chuyện nhặt được vợ – Tràng đã được Kim Lân khắc họa một cách sinh động qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm của mình.
  • Cách dựng tình huống truyện độc đáo.

III. Kết bài

– Tổng kết nội dung phân tích.

– Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tràng

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt (4 mẫu)

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt mang đến cho các bạn học sinh 4 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, các ý chính cần triển khai để viết được bài văn phân tích nhân vật Tràng hay, ấn tượng.

Phân tích nhân vật Tràng giúp chúng ta cảm nhận được hoàn cảnh, số phận bi đát, đáng thương tiêu biểu cho số phận của những người nông dân. Đồng thời hình dáng nhân vật cũng im đậm dấu ấn nghề nghiệp, quanh năm phải gồng mình kéo xe, nên dáng người thô kệch, gương mặt trở nên lam lũ, khắc khổ. Vậy dưới đây là 4 dàn ý phân tích nhân vật Tràng chi tiết nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường  tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945. Trong truyện, nhân vật Tràng đã diện cho những người nông dân trong giai đoạn này.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật Tràng

  • Xuất thân: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong một căn nhà tồi tàn, cuộc sống bấp bênh.
  • Ngoại hình: “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “thân hình to lớn vập vạp” – xấu xí, thô kệch lại ngờ nghệch vụng về.

2. Diễn biến tâm trạng và hành động

a. Hoàn cảnh gặp gỡ và nhặt được vợ

– Lần gặp 1: Từ một lời hò bâng quơ mà có một cô gái lạ đến đẩy xe bò giúp Tràng.

– Lần gặp 2:

  • Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
  • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “Chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

b. Trên đường về về nhà

Vẻ mặt “có cái gì phơn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện. Tràng còn mua hai hào dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

c. Khi về đến nhà

– Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

– Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay. Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

– Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy

– Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…). Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

– Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng, cảm nhận chung về nhân vật này.

Xem bài mẫu: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt 

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 2

I. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần phân tích: nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

II. Thân bài

1. Khái quát

Truyện ngắn “Vợ nhặt” trích từ tập “Con chó xấu xí” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm là bức tranh chân thực và cảm động về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thông qua các nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và cô vợ nhặt tác giả Kim Lân đã làm bừng sáng vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm – đó là vẻ đẹp tình người trong nạn đói.

2. Phân tích nhân vật

a. Tràng là anh nông phu nghèo khổ, kém duyên

– Tràng hiện lên với thân phận nghèo hèn: Là dân ngụ cư bị khinh rẻ; nhà cửa thì “rúm ró” lụp xụp, rách nát, tuềnh toàng. Công việc kéo xe bò thuê vừa bấp bênh, vừa chẳng được bao nhiêu tiền.

– Đã vậy, anh còn có một ngoại hình thô kệch, xấu xí “đầu trọc nhẵn”, “mắt nhỏ tí lại còn gà gà”, “quai hàm bạnh”, “lưng to như lưng gấu”. Tính cách thì ngờ nghệch, vô tư, chỉ thích chơi với trẻ con.

=> Nghèo khổ cộng với ngoại hình xấu xí đã khiến Tràng chẳng còn có gì để hấp dẫn.

b. Tràng là người đàn ông nhân hậu, tốt bụng

– Gặp lại người con gái đẩy xe bò giúp anh lần trước, Tràng không khỏi ái ngại, xót xa. Bởi trước mắt anh là hình ảnh thê thảm của người đồng cảnh ngộ: “quần áo rách như tổ đỉa, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Tràng động lòng thương, bởi Tràng cảm nhận được sự đói khát cùng đường ở người đàn bà ấy.

– Khi lời bông đùa của Tràng trở thành cái phao cứu sinh của người đàn bà giữa biển đời mênh mông; Tràng có “trợn” nghĩ về việc mình đã nghèo lại còn “đèo bòng”. Nhưng lòng thương người, khát vọng được gắn bó với người đàn bà xa lạ đã khiến anh chiến thắng cả lý trí của mình, để rồi nhanh chóng trở thành chỗ dựa cho người đàn bà. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

c. Tràng là người đàn ông cũng có khát vọng hạnh phúc

– Đồng ý cưu mang người đàn bà xa lạ khiến Tràng trở nên chín chắn, biết lo lắng, quan tâm chăm sóc. Anh “bỏ tiền mua cho thị cái thúng con, trong đựng vài thứ lặt vặt”. Thì ra Tràng cũng là một người đàn ông khá tâm lý. Mua cho thị cái thúng là để thị tự tin hơn khi về nhà chồng, vả lại ai lại để vợ mình về nhà bằng tay không bao giờ. Anh còn mua hai hào dầu thắp sáng. Hai hào dầu có thể là “hoang phí” vào lúc này, nhất là khi “chẳng có nhà nào có ánh đèn lửa”. Nhưng nó mang lại giá trị tinh thần rất lớn, cho thấy, Tràng rất trân trọng giá trị của hạnh phúc, trân trọng người vợ. Với hai hào dầu phải chăng Tràng cũng muốn thắp sáng cả tương lai của mình. Điều đó cũng cho thấy, Tràng không còn hời hợt nông cạn nữa mà đã thực sự nghiêm túc, chu đáo trước quyết định lấy vợ.

– Trên đường “dẫn vợ về nhà chồng”: Tràng hiện lên với hình ảnh “mắt sáng lên lấp lánh”, cái mặt “phớn phở”. Tất cả đều biểu lộ niềm vui, niềm hạnh phúc lâng lâng của một con người lần đầu tiên được đón nhận tình yêu.

– Về đến nhà, Khi thưa chuyện với mẹ, Tràng tạo ra không khí gia đình ấm áp, thiêng liêng. Tràng cảm nhận được việc lập gia đình là việc hệ trọng, là chuyện cả đời. Anh khéo léo khi gọi người đàn bà xa lạ là “nhà tôi”; tránh làm vợ tổn thương bằng cách gọi mối lương duyên này là “do số”. Anh cũng khéo léo “ép” mẹ mình phải chấp nhận cuộc hôn nhân.

– Tràng không còn thô kệch, vụng về nữa mà trở thành người có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.

– Sáng hôm sau, Tràng cảm thấy tâm trạng lâng lâng hạnh phúc: “lửng lơ êm ái như vừa đi từ trong giấc mơ ra”. Chuyện lấy vợ của Tràng giống như cổ tích, giống như giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật. Tài liệu thầy Phan Danh Hiếu

– Quan sát xung quanh, Tràng cảm nhận được sự thay đổi mới mẻ. Nhà cửa được bàn tay đảm đang của người vợ vun vén đã trở nên gọn gàng. Người mẹ đang giãy những bụi cỏ dại, người vợ đang quét lại cái sân. Cảnh tượng sinh hoạt gia đình bình dị khiến Tràng cảm động.

– Tình cảm, suy nghĩ của Tràng có nhiều thay đổi. Lần đầu tiên ở người nông phu ấy thấy yêu thương gắn bó với căn nhà; thấy cần có trách nhiệm với gia đình. Đó là những suy nghĩ chín chắn của người đàn ông trưởng thành chứ không còn là một anh Tràng ngốc nghếch, khờ khạo trước đó.

– Tràng trở nên lễ phép, ngoan ngoãn, luôn biết vâng lời trước mẹ là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Điều này cũng đã được Kim Lân nhắc đến trong tác phẩm “chưa bao giờ mẹ con lại đầm ấm hòa hợp đến thế”.

– Tràng có niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Với hình ảnh “đoàn người đói, lá cờ đỏ”, tác giả Kim Lân đã gián tiếp nói về nhận thức cách mạng và nhận thức về sự đổi đời của Tràng. Tác giả dự báo, Tràng sẽ xuất hiện dưới lá cờ đó, trong đoàn người đó. Bởi muốn thay đổi được cuộc sống hiện tại, không còn con đường nào khác ngoài con đường đi theo cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang lại sự đổi đời cho những người nông dân.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả, phân tích tâm lý chân thực, tinh tế. Khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại sống động, giàu cá tính. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Ngôn ngữ kể tự nhiên, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân. Giọng kể hồn hậu, hóm hỉnh, giàu chất trữ tình.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Xem thêm Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn Sáng hôm sau 

Dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 3

I. Mở bài

  • Giới thiệu về nhà văn Kim Lân, cùng truyện ngắn “Vợ nhặt”.
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật Tràng trong truyện.

II. Thân bài

1. Giới thiệu đôi nét về Tràng

  • Người dân xóm ngụ cư: cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong căn nhà tồi tàn.
  • Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê
  • Ngoại hình: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, lại thô lỗ…

2. Hành động và tâm trạng

* Cuộc gặp gỡ với Thị:

– Lần gặp 1: Câu hò Tràng chỉ là lời hát vu vơ, không chủ tâm trêu ghẹo tình với cô gái nào.

– Lần gặp 2:

  • Khi bị người đàn lại mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn một chặp bát bánh đúc dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
  • Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đó không phải là quyết định bồng bột mà là thái độ thản nhiên, chấp nhận hoàn cảnh cũng như sâu thẳm trong đó là khát khao hạnh phúc, thương yêu của Tràng.
  • Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

* Trên đường về nhà:

– Vẻ mặt “có cái gì hớn hở khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”… Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

– Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa. Khát vọng về một tương lai tươi sáng.

* Khi về đến nhà:

– Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

– Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay. Sốt ruột mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

– Khi mẹ về: liền thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lý do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

* Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

– Buổi sáng tỉnh dậy

  • Tràng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…).
  • Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

– Trong bữa cơm đầu tiên sau khi có vợ

  • Khi bà cụ Tứ bàn về tương lai, Tràng chỉ vâng rất ngoan ngoãn khiến cho không khí trong gia đình ấm áp, hòa hợp mà trước giờ chưa từng thấy.
  • Khi cầm bát cháo cám đưa lên miệng, hắn chun mặt lại vì chao chát nhưng khi nghe cô thị kể về việc người dân mạn trên đi phá kho thóc Nhật, trong ý nghĩ của hắn hiện lên hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

=> Người vợ đã khiến Tràng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.

III. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật Tràng. Cảm nhận của người viết về nhân vật này.

Xem thêm Liên hệ hình tượng Tràng và nhân vật Chí Phèo 

Lập dàn ý phân tích nhân vật Tràng – Mẫu 4

I. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả – tác phẩm –nhân vật Tràng
  • Tác giả: Nhắc tới nhà văn Kim Lân là nhắc tới ông hoàng của thể loại truyện ngắn. Ông viết về con người và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
  • Tác phẩm: “Vợ nhặt” là truyện ngắn độc đáo, in trong tập “Con chó xấu xí”.
  • Nhân vật Tràng: Qua tác phẩm, nhân vật Tràng đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm.

II. Thân bài

1. Nội dung phân tích

* LĐ1: Gia cảnh, ngoại hình, tính cách nhân vật Tràng

– Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ)

– Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình, là dân ngụ cư, lại đang sống trong những ngày tháng đói khát nhất nạn đói 1945.

– Ở Tràng luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.

* LĐ2: Tình huống truyện: Tràng “nhặt” được vợ

– Chi sau hai lần gặp gỡ và cho ăn 4 bát bánh đúc, vài câu nói nửa đùa nửa thật. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình. Người đàn bà xa lạ đã đồng ý theo Tràng về làm vợ:

  • Lúc đầu Tràng cũng cảm thấy lo lắng “chợn nghĩ”: Thóc…đèo bòng”.
  • Sau đó Tràng đã “Chậc, kệ” và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.

– Trên đường đưa vợ về xóm ngụ cư: cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới. Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.

– Khi về tới nhà: Tràng cảm thấy lúng túng, chưa tin vào sự thật mình đã có vợ. Đó là niềm hạnh phúc.

– Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.

* LĐ3: Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong buổi sáng sau ngày hắn nhặt được vợ.

– Sáng hôm sau Tràng dậy muộn “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Việc hắn có vợ đến lúc ấy hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

– Lần đầu tiên người đàn ông nghèo khổ ấy nhận ra rằng ngôi nhà chính là tổ ấm, một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Tràng đã trở nên sâu sắc hơn rất nhiều sau khi anh có vợ.

– Trong bữa cơm gia đình đầu tiên từ khi có vợ Tràng vâng dạ với bà cụ Tứ “rất ngoan ngoãn”. Thái độ đó của anh góp phần tạo lên một không khí đầm ấm hòa hợp của một gia đình thực sự.

– Đúng lúc ấy, ngoài đình vang lên một hồi trống dồn dập. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi điều gì đó. Có lẽ hắn nghĩ đến những người đi phá kho thóc Nhật…

2. Đặc sắc nghệ thuật

  • Tóm lại, nhân vật chính của câu chuyện nhặt được vợ – Tràng đã được Kim Lân khắc họa một cách sinh động qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật trong tác phẩm của mình.
  • Cách dựng tình huống truyện độc đáo.

III. Kết bài

– Tổng kết nội dung phân tích.

– Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tràng

Rate this post