Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc - Ngữ Văn 6 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Ngữ Văn 6

pgdsathay
pgdsathay 02/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc.

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc
Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc

Hy vọng với 6 đoạn văn mẫu, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Bạn đang xem: Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Ngữ Văn 6

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 1

Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ, chú Tiến Lê – người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp đẽ và hoàn hảo. Khi nhìn thấy bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 2

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt – người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 3

Buổi sáng hôm ấy, Sơn thức dậy và cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau khi mặc áo xong, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 4

Trong trận bóng giao hữu, nhân vật tôi ghi một bàn thắng tuyệt đẹp nhưng bị Nghi bắt lỗi việt vị. Sau trận bóng, tôi quyết định đi tìm vũ khí để trả thù Nghi. Tôi còn rủ thêm Phước đi cùng. Khi thấy bóng Nghi từ xa xuất hiện, tôi tưởng Nghi cũng chuẩn bị sẵn để đánh mình. Nhưng vũ khí của Nghi lại là một cuốn sách nhỏ về luật đá bóng. Nghi đến tìm tôi để cho mượn cuốn sách về luật đá bóng. Phước núp trong bụi cây không nghe được câu chuyện của tôi và Nghi mà tiếp tục thực hiện kế hoạch. Nhưng tôi đã chữa cháy bằng cách nói rằng Phước đang bắn chim. Sau đó, Nghi đã rủ tôi và Phước đi xem phim. Ba người vui vẻ đi xem phim cùng nhau dưới ánh nắng chiều.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 5

“Bài tập làm văn” trích trong Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể. Ni-cô-la có một bài tập làm văn. Khi bố đi làm về, cậu đã nhờ bố giúp đỡ. Đề bài là miêu tả về người bạn thân nhất. Người bố đã hỏi xem ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la. Cậu đã kể ra hàng loại cái tên như An-xe-xtơ, Giơ- phroa, Ơt-đơ, Ruy-phut, Me-xăng, Gioa-chim. Điều đó khiến cho người bố cảm thấy khó xử. Lúc đó, người hàng xóm thích gây sự với bố là ông Blê-đúc sang chơi, và cũng muốn giúp Ni-cô-la làm văn. Nhưng người bố, vốn không thích tỏ ra không hài lòng. Họ bắt đầu cãi nhau và người bố vô tình vẩy mực vào ca-vát củ ông Blê-đúc. Cuối cùng, Ni-cô-la nhận ra bài tập làm văn của mình thì nên tự làm. Đến khi trả bài, cậu đã được điểm rất cao. Nhưng từ bài tập làm văn tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 6

Đoạn trích “ Lắc-ki thật sự may mắn” trích trong “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Lắc-ki lớn nhanh như thổi khi được bầy mèo bao bọc và yêu thương. Gióc-ba đã nhờ đến sự giúp đỡ của bầy mèo để dạy Lắc-ki bay. Nhưng cậu không thích bay, cũng không thích làm hải âu. Một buổi chiều, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc
Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc

Hy vọng với 6 đoạn văn mẫu, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 1

Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ, chú Tiến Lê – người bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sự giúp đỡ của chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải của cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp đẽ và hoàn hảo. Khi nhìn thấy bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 2

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt – người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 3

Buổi sáng hôm ấy, Sơn thức dậy và cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau khi mặc áo xong, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 4

Trong trận bóng giao hữu, nhân vật tôi ghi một bàn thắng tuyệt đẹp nhưng bị Nghi bắt lỗi việt vị. Sau trận bóng, tôi quyết định đi tìm vũ khí để trả thù Nghi. Tôi còn rủ thêm Phước đi cùng. Khi thấy bóng Nghi từ xa xuất hiện, tôi tưởng Nghi cũng chuẩn bị sẵn để đánh mình. Nhưng vũ khí của Nghi lại là một cuốn sách nhỏ về luật đá bóng. Nghi đến tìm tôi để cho mượn cuốn sách về luật đá bóng. Phước núp trong bụi cây không nghe được câu chuyện của tôi và Nghi mà tiếp tục thực hiện kế hoạch. Nhưng tôi đã chữa cháy bằng cách nói rằng Phước đang bắn chim. Sau đó, Nghi đã rủ tôi và Phước đi xem phim. Ba người vui vẻ đi xem phim cùng nhau dưới ánh nắng chiều.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 5

“Bài tập làm văn” trích trong Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể. Ni-cô-la có một bài tập làm văn. Khi bố đi làm về, cậu đã nhờ bố giúp đỡ. Đề bài là miêu tả về người bạn thân nhất. Người bố đã hỏi xem ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-la. Cậu đã kể ra hàng loại cái tên như An-xe-xtơ, Giơ- phroa, Ơt-đơ, Ruy-phut, Me-xăng, Gioa-chim. Điều đó khiến cho người bố cảm thấy khó xử. Lúc đó, người hàng xóm thích gây sự với bố là ông Blê-đúc sang chơi, và cũng muốn giúp Ni-cô-la làm văn. Nhưng người bố, vốn không thích tỏ ra không hài lòng. Họ bắt đầu cãi nhau và người bố vô tình vẩy mực vào ca-vát củ ông Blê-đúc. Cuối cùng, Ni-cô-la nhận ra bài tập làm văn của mình thì nên tự làm. Đến khi trả bài, cậu đã được điểm rất cao. Nhưng từ bài tập làm văn tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.

Đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc – Mẫu 6

Đoạn trích “ Lắc-ki thật sự may mắn” trích trong “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Lắc-ki lớn nhanh như thổi khi được bầy mèo bao bọc và yêu thương. Gióc-ba đã nhờ đến sự giúp đỡ của bầy mèo để dạy Lắc-ki bay. Nhưng cậu không thích bay, cũng không thích làm hải âu. Một buổi chiều, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.

Rate this post