Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Ngữ Văn 6 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 6

pgdsathay
pgdsathay 04/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng những đề đọc hiểu cho các em học sinh lớp 6 củng cố kiến thức Ngữ văn 6 của mình thật tốt, để chuẩn bị hành trang vào lớp 7 năm 2022 – 2023.

Với tài liệu ôn tập Văn 6 Chân trời sáng tạo này, các em sẽ được khái quát kiến thức đã học trong chương trình Văn 6, làm quen với một số kiến thức Ngữ văn 7. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán 6, Văn 6 sách Cánh diều. Mời các em cùng tải bài tập ôn hè lớp 6 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 6

Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn sách Chân trời sáng tạo

Phần 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC

I. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

II. Thơ

III. Truyện đồng thoại

IV. Văn bản nghị luận

1. Một số yếu tố trong văn bản nghị luận

– Khái niệm Văn nghị luận

Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”…. Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

– Ý kiến:

Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết

– Lí lẽ

Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? (Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyền truyền thuyết?, Do đầu nước ngọt ngày càng khan hiếm).

– Bằng chứng

Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh hoạ, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu văn bản nghị luận

– Đọc kĩ văn bản để biết được vấn đề mà tác giả đề cập đến trong văn bản.

– Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và mối quan hệ của chúng.

– Tóm tắt được các nội dung chính trong văn bản.

– Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản.

– Chỉ ra được ý nghĩa hay tác động của vấn đề được đặt ra đối với suy nghĩ, tình cảm của cá nhân.

Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại

Đề số 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

…Có thể xem đây là một trong nhiều lí do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng: Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. Đó là một người đàn bà dịu hiền và có nhan sắc nhưng phải gắn bó với một người chồng già nghiện ngập bằng một cuộc hôn nhân ép uổng. Bà thương con vô cùng, nhưng do cảnh ngộ éo le nói trên, nên một thời gian dài sau khi chồng mất, bà không được gần con. Sau này, Nguyên Hồng viết truyện Mợ Du là để nói lên được phần nào tâm trạng đau đớn của người mẹ trẻ bị gia đình nhà chồng khinh ghét, xua đuổi, không cho phép tự do gần gũi con mình. Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu:

“Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”. […]

(Trích Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3. Ghi lại những lí lẽ và bằng chứng tác giả đưa ra để làm rõ nội dung của đoạn văn.

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn “Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”.

Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh sống của nhà văn Nguyên Hồng.

Phần 2. LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

I. THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ

II. TRUYỆN NGỤ NGÔN

1. Một số khái niệm

Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cửu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,… Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.

Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu.

Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,…)

Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu truyện ngụ ngôn

– Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.

– Đọc kĩ văn bản để xác định chủ đề của truyện ngụ ngôn; nhận diện được hình tượng nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn.

– Đọc kĩ truyện để nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: tình huống, cốt truyện, kết cấu,…

– Đọc kĩ văn bản để nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

– Phân tích đặc điểm nhân vật, các sự việc tiêu biểu, tình huống truyện để từ đó lĩnh hội tư tưởng, thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản, đánh giá được bài học nhận thức, luân lí ngụ ý trong truyện.

– Liên hệ để thấy được bài học rút ra từ văn bản truyện ngụ ngôn có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân.

3. Tìm hiểu một số văn bản trong SGK

a. Văn bản Những cái nhìn hạn hẹp

*Truyện Ếch ngồi đáy giếng

– Chủ đề: Cách nhìn bầu trời của chú ếch nơi đáy giếng. và cách các ông thầy bói mù “nhìn” con voi.

– Nhân vật: loài vật: con ếch và các con vật nhỏ bé sống trong đáy giếng.

– Tóm tắt truyện: Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trên cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tế thế giới. Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháo, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết.

– Tình huống truyện: Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo, tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết. Qua đó bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân.

– Bài học: Không nên ngộ nhận về bản thân, mang lối sống, cách nhìn, cách hành xử cũ vào hoàn cảnh, môi trường mới thì có thể tự chuốc lấy tai họa.

*Truyện Thầy bói xem voi

b. Văn bản Những tình huống hiểm nghèo

* Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

* Truyện Chó sói và chiên con

III. TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

1. Một số khái niệm

– Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng lượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. Qua những cuộc phiêu lưu của nhân vật, người viết thể hiện những dự đoán về tiến bộ trong khoa học hay trạng thái của thế giới sau này.

– Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thưởng gần với các sự kiện khoa học và công nghệ, với những sự kiện “đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ…

– Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,…) trong các lĩnh vực (đề tài) mà tác phẩm đề cập. Hoặc là người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường…

– Bối cảnh trong truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với đề tài của truyện.

– Sự kiện: Thường lẫn lộn sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ…)

2. Những lưu ý khi đọc hiểu truyện khoa học viễn tưởng

+ Đọc kĩ văn bản, xác định đề tài.

+ Tóm tắt được cốt truyện, qua đó thấy được sự li kì, cuốn hút của tác phẩm.

+ Phân tích được nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm.

+ Phân tích và đánh giá được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm.

+ Nhận xét, đánh giá được đặc điểm về ngôn ngữ kể chuyện được sử dụng trong tác phẩm.

+ Qua cốt truyện, nhận diện được sự vật, sự kiện mà người viết chú tâm mô tả. Sự vật hay sự kiện đó, tại thời điểm nhà văn viết tác phẩm đã có hay chưa? Sự tưởng tượng đó của nhà văn có đúng hay có khả năng đúng với hiện thực sau này hay không?

+ Phân tích được hành trình phiêu lưu của nhân vật vào thế giới viễn tưởng đó.

+ Đánh giá những giá trị mà truyện khoa học viễn tưởng mang lại cho người đọc.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập hè môn Văn 6

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng những đề đọc hiểu cho các em học sinh lớp 6 củng cố kiến thức Ngữ văn 6 của mình thật tốt, để chuẩn bị hành trang vào lớp 7 năm 2022 – 2023.

Với tài liệu ôn tập Văn 6 Chân trời sáng tạo này, các em sẽ được khái quát kiến thức đã học trong chương trình Văn 6, làm quen với một số kiến thức Ngữ văn 7. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán 6, Văn 6 sách Cánh diều. Mời các em cùng tải bài tập ôn hè lớp 6 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết dưới đây:

Ôn tập hè lớp 6 lên 7 môn Ngữ Văn sách Chân trời sáng tạo

Phần 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC

I. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích

II. Thơ

III. Truyện đồng thoại

IV. Văn bản nghị luận

1. Một số yếu tố trong văn bản nghị luận

– Khái niệm Văn nghị luận

Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”…. Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

– Ý kiến:

Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết

– Lí lẽ

Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Do đâu? (Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyền truyền thuyết?, Do đầu nước ngọt ngày càng khan hiếm).

– Bằng chứng

Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh hoạ, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu văn bản nghị luận

– Đọc kĩ văn bản để biết được vấn đề mà tác giả đề cập đến trong văn bản.

– Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và mối quan hệ của chúng.

– Tóm tắt được các nội dung chính trong văn bản.

– Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản.

– Chỉ ra được ý nghĩa hay tác động của vấn đề được đặt ra đối với suy nghĩ, tình cảm của cá nhân.

Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại

Đề số 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

…Có thể xem đây là một trong nhiều lí do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng: Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. Đó là một người đàn bà dịu hiền và có nhan sắc nhưng phải gắn bó với một người chồng già nghiện ngập bằng một cuộc hôn nhân ép uổng. Bà thương con vô cùng, nhưng do cảnh ngộ éo le nói trên, nên một thời gian dài sau khi chồng mất, bà không được gần con. Sau này, Nguyên Hồng viết truyện Mợ Du là để nói lên được phần nào tâm trạng đau đớn của người mẹ trẻ bị gia đình nhà chồng khinh ghét, xua đuổi, không cho phép tự do gần gũi con mình. Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu:

“Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”. […]

(Trích Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3. Ghi lại những lí lẽ và bằng chứng tác giả đưa ra để làm rõ nội dung của đoạn văn.

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn “Ngày 20-11-1931. Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Giời rét thế này, đi học một mình, vừa đi vừa cắn ngon xiết bao! Không! Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”.

Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh sống của nhà văn Nguyên Hồng.

Phần 2. LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

I. THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ

II. TRUYỆN NGỤ NGÔN

1. Một số khái niệm

Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cửu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,… Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.

Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu.

Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,…)

Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.

2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu truyện ngụ ngôn

– Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.

– Đọc kĩ văn bản để xác định chủ đề của truyện ngụ ngôn; nhận diện được hình tượng nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn.

– Đọc kĩ truyện để nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: tình huống, cốt truyện, kết cấu,…

– Đọc kĩ văn bản để nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

– Phân tích đặc điểm nhân vật, các sự việc tiêu biểu, tình huống truyện để từ đó lĩnh hội tư tưởng, thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản, đánh giá được bài học nhận thức, luân lí ngụ ý trong truyện.

– Liên hệ để thấy được bài học rút ra từ văn bản truyện ngụ ngôn có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân.

3. Tìm hiểu một số văn bản trong SGK

a. Văn bản Những cái nhìn hạn hẹp

*Truyện Ếch ngồi đáy giếng

– Chủ đề: Cách nhìn bầu trời của chú ếch nơi đáy giếng. và cách các ông thầy bói mù “nhìn” con voi.

– Nhân vật: loài vật: con ếch và các con vật nhỏ bé sống trong đáy giếng.

– Tóm tắt truyện: Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trên cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tế thế giới. Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháo, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết.

– Tình huống truyện: Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo, tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết. Qua đó bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân.

– Bài học: Không nên ngộ nhận về bản thân, mang lối sống, cách nhìn, cách hành xử cũ vào hoàn cảnh, môi trường mới thì có thể tự chuốc lấy tai họa.

*Truyện Thầy bói xem voi

b. Văn bản Những tình huống hiểm nghèo

* Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

* Truyện Chó sói và chiên con

III. TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

1. Một số khái niệm

– Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng lượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. Qua những cuộc phiêu lưu của nhân vật, người viết thể hiện những dự đoán về tiến bộ trong khoa học hay trạng thái của thế giới sau này.

– Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thưởng gần với các sự kiện khoa học và công nghệ, với những sự kiện “đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ…

– Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,…) trong các lĩnh vực (đề tài) mà tác phẩm đề cập. Hoặc là người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường…

– Bối cảnh trong truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với đề tài của truyện.

– Sự kiện: Thường lẫn lộn sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ…)

2. Những lưu ý khi đọc hiểu truyện khoa học viễn tưởng

+ Đọc kĩ văn bản, xác định đề tài.

+ Tóm tắt được cốt truyện, qua đó thấy được sự li kì, cuốn hút của tác phẩm.

+ Phân tích được nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm.

+ Phân tích và đánh giá được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm.

+ Nhận xét, đánh giá được đặc điểm về ngôn ngữ kể chuyện được sử dụng trong tác phẩm.

+ Qua cốt truyện, nhận diện được sự vật, sự kiện mà người viết chú tâm mô tả. Sự vật hay sự kiện đó, tại thời điểm nhà văn viết tác phẩm đã có hay chưa? Sự tưởng tượng đó của nhà văn có đúng hay có khả năng đúng với hiện thực sau này hay không?

+ Phân tích được hành trình phiêu lưu của nhân vật vào thế giới viễn tưởng đó.

+ Đánh giá những giá trị mà truyện khoa học viễn tưởng mang lại cho người đọc.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập hè môn Văn 6

Rate this post