Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu (2 Mẫu) - Ngữ Văn 11 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu (2 Mẫu) – Ngữ Văn 11

pgdsathay
pgdsathay 03/09/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu (2 Mẫu).

Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để biết cách viết bài phân tích cảnh đám ma gương mẫu đủ ý, chính xác.

Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện. Vậy sau đây là 2 mẫu dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu (2 Mẫu) – Ngữ Văn 11

Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Cảnh “đám ma gương mẫu” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà tiếng khóc than của những giá trị đạo đức bị băng hoại.

2. Thân bài

– Nghịch lí của đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”.

–> Từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người?

– Đám tang của cụ cố Tổ lại thật đặc biệt với những nghi thức lạ lùng, không khí náo nhiệt như trong đám hội.

+ Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu.

+ Tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma.

–> Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo.

– Cảnh hạ huyệt là đỉnh cao của bút pháp trào phúng, nơi những nhân vật trong đoạn trích tự bóc trần mặt nạ giả dối của mình.

+ Cậu Tú Tân vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà nhảy hết lên ngôi mộ này đến ngôi mộ khác để tự đạo diễn cho cuốn phim của mình.

+ Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi.

+ Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng

3. Kết bài

Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Lập dàn ý cảnh đám ma gương mẫu

1. Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia

– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cảnh đám ma gương mẫu

b. Thân bài

– Khái quát chung

– Phân tích

Cảnh đám ma gương mẫu được tổ chức long trọng, hoành tráng đúng ý muốn của cụ cố Hồng: đám ma tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng và bú dích, và vòng hoa, ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa…

– Cảnh đưa đám:

  • Người đi đưa gồm những ông “tai to mặt lớn”, họ rất cảm động khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Trong số những người đi đưa có rất nhiều những giai thanh gái lịch, họ thản nhiên chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… với vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám ma.
  • Đám đi qua bốn phố, đi đến đâu làm huyên náo đến đó. Bạn cậu tú Tân thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ.

– Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đúng lúc cùng với sáu chiếc xe và hai vòng hoa đồ sộ càng làm cho đám ma thêm nhốn nháo.

→ Cảnh đưa đám có vẻ ngoài long trọng nhưng chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức.

– Đỉnh cao của đám ma là cảnh hạ huyệt:

  • Cậu tú Tân bắt bẻ mọi người tạo dáng để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt, bạn của cậu nhảy lên các nấm mộ khác để chụp cho ảnh khỏi giống nhau.
  • Ông Phán mọc sừng oặt người đi khóc mãi không thôi và dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

– Nghệ thuật:

  • Miêu tả từ xa đến gần, kết hợp giữa âm thanh, màu sắc. Sử dụng điệp ngữ Đám cứ đi…
  • Nghệ thuật tương phản, đối lập, khắc họa chân dung biếm họa. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

c. Kết bài

– Nhận xét, đánh giá chung về giá trị của vấn đề

– Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu (2 Mẫu)

Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để biết cách viết bài phân tích cảnh đám ma gương mẫu đủ ý, chính xác.

Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là đám ma có một không hai không chỉ nó to nhất Hà thành xưa nay mà vì những diễn biến của đám tang đó, những màn kịch đã xuất hiện. Vậy sau đây là 2 mẫu dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý phân tích cảnh đám ma gương mẫu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Cảnh “đám ma gương mẫu” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia không chỉ mang đến tiếng cười hài hước, hóm hỉnh mà tiếng khóc than của những giá trị đạo đức bị băng hoại.

2. Thân bài

– Nghịch lí của đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề của chương “Hạnh phúc của một tang gia”.

–> Từ bao giờ mà một đám tang lại có thể mang đến niềm hạnh phúc cho con người?

– Đám tang của cụ cố Tổ lại thật đặc biệt với những nghi thức lạ lùng, không khí náo nhiệt như trong đám hội.

+ Nghi lễ đám ma có sự xuất hiện theo lối Tây, Ta, Tàu.

+ Tiếng khóc của người thân trong gia đình thì chìm nghỉm trong tiếng nói chuyện, cười đùa đầy lố lăng của đám thanh niên nam nữ, của những người tham dự đám ma.

–> Đám ma dường như mất đi không khí thông thường mà trở nên hỗn độn, hài hước như một sân khấu rộng lớn, nơi có rất nhiều diễn viên cùng nhau hoàn thành một vở kịch đầy giả tạo.

– Cảnh hạ huyệt là đỉnh cao của bút pháp trào phúng, nơi những nhân vật trong đoạn trích tự bóc trần mặt nạ giả dối của mình.

+ Cậu Tú Tân vì muốn thể hiện tài năng chụp ảnh mà nhảy hết lên ngôi mộ này đến ngôi mộ khác để tự đạo diễn cho cuốn phim của mình.

+ Cụ cố Hồng vui mừng, hạnh phúc vì được mặc áo xô gai, chống gậy nhưng đến khi hạ huyết cũng đã dốc hết sức để diễn vai của một người con có hiếu, cố Hồng khóc đến lả người đi.

+ Trong không khí huyên náo ấy còn xuất hiện một tiếng khóc đặc biệt khiến người đọc cười ra nước mắt, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng

3. Kết bài

Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ là “đám ma gương mẫu”, đám ma có một không hai nơi phơi bày đến tận cùng những cái xấu xa, giả tạo của những con người thuộc tầng lớp trên của xã hội.

Lập dàn ý cảnh đám ma gương mẫu

1. Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn tác giả Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia

– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: cảnh đám ma gương mẫu

b. Thân bài

– Khái quát chung

– Phân tích

Cảnh đám ma gương mẫu được tổ chức long trọng, hoành tráng đúng ý muốn của cụ cố Hồng: đám ma tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng và bú dích, và vòng hoa, ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa…

– Cảnh đưa đám:

  • Người đi đưa gồm những ông “tai to mặt lớn”, họ rất cảm động khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Trong số những người đi đưa có rất nhiều những giai thanh gái lịch, họ thản nhiên chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… với vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám ma.
  • Đám đi qua bốn phố, đi đến đâu làm huyên náo đến đó. Bạn cậu tú Tân thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ.

– Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đúng lúc cùng với sáu chiếc xe và hai vòng hoa đồ sộ càng làm cho đám ma thêm nhốn nháo.

→ Cảnh đưa đám có vẻ ngoài long trọng nhưng chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức.

– Đỉnh cao của đám ma là cảnh hạ huyệt:

  • Cậu tú Tân bắt bẻ mọi người tạo dáng để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt, bạn của cậu nhảy lên các nấm mộ khác để chụp cho ảnh khỏi giống nhau.
  • Ông Phán mọc sừng oặt người đi khóc mãi không thôi và dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

– Nghệ thuật:

  • Miêu tả từ xa đến gần, kết hợp giữa âm thanh, màu sắc. Sử dụng điệp ngữ Đám cứ đi…
  • Nghệ thuật tương phản, đối lập, khắc họa chân dung biếm họa. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm.

c. Kết bài

– Nhận xét, đánh giá chung về giá trị của vấn đề

– Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Rate this post