Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu - Ngữ Văn 11 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu – Ngữ Văn 11

pgdsathay
pgdsathay 18/02/2023

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

Phân tích khổ 1 Từ ấy của Tố Hữu gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu siêu hay, được chọn lọc từ những bài văn mẫu hay của học sinh lớp 11. Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, nâng cao vốn từ cho mình.

Bạn đang xem: Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu – Ngữ Văn 11

Khổ 1 Từ ấy tuy ngắn gọn nhưng đã tái hiện đầy sống động niềm vui sướng, rạo rực trong nhà thơ trước một sự kiện mang ý nghĩa bước ngoặt của cuộc đời mình. Với những vần thơ tươi sáng, sôi nổi của một tâm hồn nhiệt huyết sục sôi đã gieo vào lòng bao thế hệ mai sau lòng yêu nước. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm phân tích Từ ấy.

Dàn ý phân tích khổ 1 Từ ấy

1. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khổ đầu bài thơ.

2. Thân bài:

a. Hai câu thơ đầu: Nhấn mạnh dấu mốc trong cuộc đời nhà thơ

– “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”:

  • “Từ ấy”: mốc thời gian Tố Hữu được trở thành người chiến sĩ cộng sản, được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  • “Nắng hạ”: là nắng rực rỡ, tươi sáng, chói chang, tràn đầy sức sống.
  • “Bừng”: vừa diễn tả cảm giác đột ngột vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ.

→ Niềm hạnh phúc, sung sướng mãnh liệt đang trào dâng trong huyết quản của người thanh niên mười tám tuổi khi được kết nạp Đảng.

– “Mặt trời chân lí chói qua tim”

  • Mặt trời là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ, mang đến sự sống cho con người.
  • Ẩn dụ: Mặt trời – Đảng: khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản.
  • “Chói qua tim”: là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt.

b. Hai câu sau: Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Hình ảnh so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”

  • So sánh “hồn tôi – vườn hoa lá”: Khắc họa niềm tươi vui rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời.
  • “Rất”, “đậm”, “rộn”: diễn tả chân thực dòng cảm xúc dâng trào, niềm vui và niềm hạnh phúc trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng.

c. Đánh giá

– Về nội dung: Khổ thơ đã khắc họa niềm vui sướng của người thanh niên khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

– Về nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ thơ tươi sáng, vui vẻ.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, đẹp đẽ cùng những biện pháp tu từ đặc sắc.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ.

Phân tích Từ ấy khổ 1

Từ ấy được Tố Hữu viết vào năm 1938 là một tác phẩm hay và thành công, làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn văn học cách mạng. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu cách mạng tha thiết niềm vui sướng mãnh liệt và trái tim nhiệt huyết của người chiến sĩ trẻ trong buổi đầu bắt gặp ánh sáng của Đảng. Khổ thơ đầu của Từ ấy đã mở ra những cảm xúc tinh khôi, rạo rực trong tâm hồn lính:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Là một chàng thanh niên trẻ vốn băn khoăn với cuộc đời, Tố Hữu cũng như bao tri thức trẻ thời ấy dẫu yêu nước nhưng chưa thể tìm ra cho mình một con đường đúng đắn. Một cái tôi mặc cảm, bế tắc khi chưa thể đủ dũng khí để cầm gươm giết giặc cứu quê hương:

“Đau những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo cái vòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi, bước chẳng rời”

Và rồi, một niềm vui lớn cũng đã đến, phá vỡ trong “tôi” những hoài nghi, quẩn quanh vốn có, đó là giây phút tác giả bắt gặp lý tưởng Đảng. Bằng bút pháp tự sự kết hợp với biểu cảm, nhà thơ đã kể lại kỉ niệm đầy thiêng liêng không thể nào quên của đời mình . “Từ ấy”- là mốc thời gian đánh dấu sự kiện Tố Hữu được kết nạp vào đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938. Mốc thời gian ấy thật sự rất ý nghĩa bởi lúc ấy cả nhận thức và tình cảm của thi nhân dường như đều được soi sáng “trong tôi bừng nắng hạ”. Động từ “bừng” cho thấy cảm xúc mãnh liệt đang chực chờ trào dâng bên trong nhà thơ. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” được đưa vào lời thơ đầy khéo léo để diễn tả nỗi hạnh phúc vui sướng của thi nhân khi gặp được ánh nắng của Đảng.

“Mặt trời chân lý chói qua tim”

Nếu mặt trời tự nhiên toả ánh sáng, hơi ấm, sức sống giúp vạn vật sinh trưởng và phát triển thì Đảng là ánh mặt trời soi sáng con đường giải phóng dân tộc, dẫn lối tâm hồn người thi sĩ. Ánh nắng của Đảng, mặt trời của Đảng là “chân lý”, là ánh nắng tinh khôi, chói chang và rực rỡ, là nguồn sáng vĩ đại và bất diệt làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim ông. Mặt trời chân lý ấy đã phát ra thứ ánh sáng diệu kỳ với những tư tưởng hết mực đúng đắn, cao đẹp, hợp đạo trời, ý người, báo hiệu những điều đẹp đẽ, tốt lành trong tương lai. Ánh sáng của mặt trời chân lý đã xua tan những mịt mù, tăm tối và cả những mặc cảm trước đây, một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình cảm được mở ra trong tâm hồn chàng thanh niên tuổi 18:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Niềm hạnh phúc dường như đang trào dâng mãnh liệt, lời thơ cất lên như những nốt nhạc reo vui đầy sung sướng. Hình ảnh so sánh “hồn tôi”- “vườn hoa lá” đã diễn ra thế giới nội tâm đầy phấn khởi, tự hào và vui sướng của thi nhân. Một thế giới tâm hồn được mở ra tràn đầy sức sống với đủ hương sắc, thanh âm. Nắng hạ chiếu xuống vườn chiều làm khu vườn rộn rã, sinh động biết bao. Vườn hạ có sắc vàng của nắng, màu xanh của lá non, có cái rực rỡ của hoa lá; vườn hạ có hương dịu ngọt của vườn hoa lá; vườn hạ còn có tiếng chim hát ca rộn ràng.

Khu vườn mùa hạ cũng như tâm hồn “tôi” lúc này vậy, reo vui rộn rã, hào hứng đón nhận lý tưởng của Đảng, trái tim”tôi” như bật lên những thanh âm của hạnh phúc, của tình yêu và nhiệt huyết. Có cây, hoa lá đón nhận nắng trời trong niềm vui sướng, người chiến sĩ cũng vậy, đón nhận lý tưởng của Đảng trong hạnh phúc vô bờ. Còn gì đáng trân quý hơn khi một người đang trong cảnh bế tắc “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” lại được một lý tưởng cao đẹp sáng soi.

Khác với những nhà thơ cùng thời, Tố Hữu chọn cho mình một con đường thơ riêng, gắn với cách mạng. Bởi thế mà cái tôi trong thơ ông luôn gắn bó với cộng đồng, gắn với nhân dân. Khổ thơ không chỉ bộc lộ niềm vui của riêng nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng mà còn là tiếng lòng của muôn triệu nhân dân khi có Đảng dẫn dắt, sáng soi. Niềm vui ấy không chỉ của riêng “tôi” mà là niềm vui “chung” của dân tộc.

Khổ thơ tuy ngắn những tác giả đã diễn tả những cảm xúc đầy chân thực lay động người đọc. Từ ngữ được dùng chọn lọc, tinh tế, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc cùng giọng điệu sôi nổi đã tạo nên một khổ thơ đẹp như chính tâm hồn người thi sĩ.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Phân tích khổ 1 bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Phân tích khổ 1 Từ ấy của Tố Hữu gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu siêu hay, được chọn lọc từ những bài văn mẫu hay của học sinh lớp 11. Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, nâng cao vốn từ cho mình.

Khổ 1 Từ ấy tuy ngắn gọn nhưng đã tái hiện đầy sống động niềm vui sướng, rạo rực trong nhà thơ trước một sự kiện mang ý nghĩa bước ngoặt của cuộc đời mình. Với những vần thơ tươi sáng, sôi nổi của một tâm hồn nhiệt huyết sục sôi đã gieo vào lòng bao thế hệ mai sau lòng yêu nước. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm phân tích Từ ấy.

Dàn ý phân tích khổ 1 Từ ấy

1. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khổ đầu bài thơ.

2. Thân bài:

a. Hai câu thơ đầu: Nhấn mạnh dấu mốc trong cuộc đời nhà thơ

– “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”:

  • “Từ ấy”: mốc thời gian Tố Hữu được trở thành người chiến sĩ cộng sản, được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  • “Nắng hạ”: là nắng rực rỡ, tươi sáng, chói chang, tràn đầy sức sống.
  • “Bừng”: vừa diễn tả cảm giác đột ngột vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ.

→ Niềm hạnh phúc, sung sướng mãnh liệt đang trào dâng trong huyết quản của người thanh niên mười tám tuổi khi được kết nạp Đảng.

– “Mặt trời chân lí chói qua tim”

  • Mặt trời là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ, mang đến sự sống cho con người.
  • Ẩn dụ: Mặt trời – Đảng: khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản.
  • “Chói qua tim”: là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt.

b. Hai câu sau: Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Hình ảnh so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”

  • So sánh “hồn tôi – vườn hoa lá”: Khắc họa niềm tươi vui rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời.
  • “Rất”, “đậm”, “rộn”: diễn tả chân thực dòng cảm xúc dâng trào, niềm vui và niềm hạnh phúc trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng.

c. Đánh giá

– Về nội dung: Khổ thơ đã khắc họa niềm vui sướng của người thanh niên khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

– Về nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ thơ tươi sáng, vui vẻ.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, đẹp đẽ cùng những biện pháp tu từ đặc sắc.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ.

Phân tích Từ ấy khổ 1

Từ ấy được Tố Hữu viết vào năm 1938 là một tác phẩm hay và thành công, làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn văn học cách mạng. Tác phẩm đã thể hiện được tình yêu cách mạng tha thiết niềm vui sướng mãnh liệt và trái tim nhiệt huyết của người chiến sĩ trẻ trong buổi đầu bắt gặp ánh sáng của Đảng. Khổ thơ đầu của Từ ấy đã mở ra những cảm xúc tinh khôi, rạo rực trong tâm hồn lính:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Là một chàng thanh niên trẻ vốn băn khoăn với cuộc đời, Tố Hữu cũng như bao tri thức trẻ thời ấy dẫu yêu nước nhưng chưa thể tìm ra cho mình một con đường đúng đắn. Một cái tôi mặc cảm, bế tắc khi chưa thể đủ dũng khí để cầm gươm giết giặc cứu quê hương:

“Đau những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo cái vòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi, bước chẳng rời”

Và rồi, một niềm vui lớn cũng đã đến, phá vỡ trong “tôi” những hoài nghi, quẩn quanh vốn có, đó là giây phút tác giả bắt gặp lý tưởng Đảng. Bằng bút pháp tự sự kết hợp với biểu cảm, nhà thơ đã kể lại kỉ niệm đầy thiêng liêng không thể nào quên của đời mình . “Từ ấy”- là mốc thời gian đánh dấu sự kiện Tố Hữu được kết nạp vào đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938. Mốc thời gian ấy thật sự rất ý nghĩa bởi lúc ấy cả nhận thức và tình cảm của thi nhân dường như đều được soi sáng “trong tôi bừng nắng hạ”. Động từ “bừng” cho thấy cảm xúc mãnh liệt đang chực chờ trào dâng bên trong nhà thơ. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” được đưa vào lời thơ đầy khéo léo để diễn tả nỗi hạnh phúc vui sướng của thi nhân khi gặp được ánh nắng của Đảng.

“Mặt trời chân lý chói qua tim”

Nếu mặt trời tự nhiên toả ánh sáng, hơi ấm, sức sống giúp vạn vật sinh trưởng và phát triển thì Đảng là ánh mặt trời soi sáng con đường giải phóng dân tộc, dẫn lối tâm hồn người thi sĩ. Ánh nắng của Đảng, mặt trời của Đảng là “chân lý”, là ánh nắng tinh khôi, chói chang và rực rỡ, là nguồn sáng vĩ đại và bất diệt làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim ông. Mặt trời chân lý ấy đã phát ra thứ ánh sáng diệu kỳ với những tư tưởng hết mực đúng đắn, cao đẹp, hợp đạo trời, ý người, báo hiệu những điều đẹp đẽ, tốt lành trong tương lai. Ánh sáng của mặt trời chân lý đã xua tan những mịt mù, tăm tối và cả những mặc cảm trước đây, một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình cảm được mở ra trong tâm hồn chàng thanh niên tuổi 18:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Niềm hạnh phúc dường như đang trào dâng mãnh liệt, lời thơ cất lên như những nốt nhạc reo vui đầy sung sướng. Hình ảnh so sánh “hồn tôi”- “vườn hoa lá” đã diễn ra thế giới nội tâm đầy phấn khởi, tự hào và vui sướng của thi nhân. Một thế giới tâm hồn được mở ra tràn đầy sức sống với đủ hương sắc, thanh âm. Nắng hạ chiếu xuống vườn chiều làm khu vườn rộn rã, sinh động biết bao. Vườn hạ có sắc vàng của nắng, màu xanh của lá non, có cái rực rỡ của hoa lá; vườn hạ có hương dịu ngọt của vườn hoa lá; vườn hạ còn có tiếng chim hát ca rộn ràng.

Khu vườn mùa hạ cũng như tâm hồn “tôi” lúc này vậy, reo vui rộn rã, hào hứng đón nhận lý tưởng của Đảng, trái tim”tôi” như bật lên những thanh âm của hạnh phúc, của tình yêu và nhiệt huyết. Có cây, hoa lá đón nhận nắng trời trong niềm vui sướng, người chiến sĩ cũng vậy, đón nhận lý tưởng của Đảng trong hạnh phúc vô bờ. Còn gì đáng trân quý hơn khi một người đang trong cảnh bế tắc “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” lại được một lý tưởng cao đẹp sáng soi.

Khác với những nhà thơ cùng thời, Tố Hữu chọn cho mình một con đường thơ riêng, gắn với cách mạng. Bởi thế mà cái tôi trong thơ ông luôn gắn bó với cộng đồng, gắn với nhân dân. Khổ thơ không chỉ bộc lộ niềm vui của riêng nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng mà còn là tiếng lòng của muôn triệu nhân dân khi có Đảng dẫn dắt, sáng soi. Niềm vui ấy không chỉ của riêng “tôi” mà là niềm vui “chung” của dân tộc.

Khổ thơ tuy ngắn những tác giả đã diễn tả những cảm xúc đầy chân thực lay động người đọc. Từ ngữ được dùng chọn lọc, tinh tế, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc cùng giọng điệu sôi nổi đã tạo nên một khổ thơ đẹp như chính tâm hồn người thi sĩ.

Rate this post