Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc
Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc

Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới.

Bạn đang xem: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc – Ngữ Văn 7

Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

1. Mở bài

  • Giới thiếu người và sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
  • Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người, sự việc đó.

2. Thân bài

– Giới thiệu chung:

  • Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
  • Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?

– Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc:

– Nêu ấn tượng và người hoặc sự việc.

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.

Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc – Mẫu 1

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.

Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung.

Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.

Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc
Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc

Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới.

Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

1. Mở bài

  • Giới thiếu người và sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
  • Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người, sự việc đó.

2. Thân bài

– Giới thiệu chung:

  • Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
  • Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?

– Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc:

– Nêu ấn tượng và người hoặc sự việc.

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.

Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc – Mẫu 1

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.

Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung.

Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.

Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.

Rate this post