Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 13/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh.

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân

Sau đây, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Bạn đang xem: Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh – Ngữ Văn 7

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính – Mẫu 1

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính dưới một góc nhìn chiêm nghiệm. Tác phẩm đã thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình: “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”. Câu thơ cho thấy được sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Cùng với đó là sự sẻ chia, cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Còn về tình cảm của nhân dân dành cho người lính không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc và những từ ngữ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính cụ Hồ “Anh ngồi rực rỡ… Mắt như suối biếc”. Tấm lòng yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy. Trong cảm nhận của nhân dân, dù người lính mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bài thơ đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính – Mẫu 2

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính, gửi gắm tình cảm của người đồng đội và nhân dân. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Hình ảnh này đã cho thấy tình cảm gắn bó của những người đồng đội. Họ cùng sát cánh bên nhau trong những năm tháng chiến tranh nên cảm thấy tiếc nuối, xót xa khi đồng đội hy sinh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đây, tác giả muốn ca ngợi, thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Có thể thấy, bài thơ Đồng dao mùa xuân đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7, sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân
Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân

Sau đây, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hy sinh trong Đồng dao mùa xuân. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính – Mẫu 1

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính dưới một góc nhìn chiêm nghiệm. Tác phẩm đã thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình: “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”. Câu thơ cho thấy được sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Cùng với đó là sự sẻ chia, cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Còn về tình cảm của nhân dân dành cho người lính không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc và những từ ngữ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính cụ Hồ “Anh ngồi rực rỡ… Mắt như suối biếc”. Tấm lòng yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy. Trong cảm nhận của nhân dân, dù người lính mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bài thơ đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc.

Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính – Mẫu 2

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính, gửi gắm tình cảm của người đồng đội và nhân dân. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Hình ảnh này đã cho thấy tình cảm gắn bó của những người đồng đội. Họ cùng sát cánh bên nhau trong những năm tháng chiến tranh nên cảm thấy tiếc nuối, xót xa khi đồng đội hy sinh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đây, tác giả muốn ca ngợi, thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Có thể thấy, bài thơ Đồng dao mùa xuân đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Rate this post