Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học - Phòng GD&DT Sa Thầy

Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học

pgdsathay
pgdsathay 11/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học.

VietJack xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học là tài liệu bao gồm các nội dung nghiệp vụ thư viện. Hy vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Tài liệu ôn thi chức danh thư viện trường học

Nội dung ôn thi công chức, viên chức giáo dục

1. Thư viện và thư viện trường học

1.1. Khái niệm về thư viện:

Từ trước tới nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện tuy nhiên từ năm 1970 UNESCO đã định nghĩa về thư viện và được xem là định nghĩa đúng và đầy đủ nhất về thư viện như sau:

“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức của sách, ấn phẩm định kì hoặc các dạng tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, thông tin khoa học, giáo dục hoặc giải trí”

1.2. Các yếu tố cấu thành thư viện:

Có 4 yếu tố cấu thành thư viện đó là: Vốn tài liệu thư viện, cán bộ thư viện bạn đọc, cơ sở vật chất.

Bốn yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu một trong 4 yếu tố đó đều không thể gọi là thư viện.

1.2.1. Vốn tài liệu:

Đây là yếu tổ đầu tiên tạo thành thư viện. Vốn tài liệu thư viện tạo nên giá trị của một thư viện. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn, do đó càng thu hút bạn đọc tới sử dụng thư viện. Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì vốn tài liệu trong thư viện trường phổ thông phải bao gồm 3 loại sách cơ bản: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ dành cho giáo viên và sách tham khảo.

1.2.2. Cán bộ thư viện:

Cán bộ thư viện là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là chiếc cầu nối quan trọng giữa vốn tài liệu thư viện và bạn đọc, là người giữ gìn và bảo quản kho tàng
tri thức của nhân loại, đồng thời tổ chức việc khai thác và sử dụng chúng trong
xã hội, cho nên người cán bộ thư viện cần có một kiến thức tổng hợp và phải được
đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn –nghiệp vụ thư viện.

1.2.3. Bạn đọc thư viện:

Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ phát huy được giá trị của nó khi được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Trong thư viện trường học, bạn đọc là toàn thể giáo viên, công nhân viên và học sinh của nhà trường.

1.2.4. Cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của thư viện bao gồm: Trụ sở (nhà thư viện) với toàn bộ các trang thiết bị cần thiết. Chúng có vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với vốn tài liệu thì cơ sở vật chất chính là nơi chứa đựng và bảo quản tài sản để có thể phục vụ lâu dài, đối
với bạn đọc thì đây là nơi họ tiếp xúc trực tiếp với sách báo, với mọi nguồn tri thức ở trong nước cũng như trên thế giới để phục vụ cho nhu cầu học tập , nghiên cứu, công tác và giải trí;

Đối với cán bộ thư viện thì cơ sở vật chất chính là nơi họ làm việc hàng ngày, nơi cán bộ thư viện gắn bó với nó để làm tốt các nhiệm vụ của mình.

1.3. Điều kiện để thành lập thư viện:

Tại điều 4 Pháp lệnh thư viện quy định có 4 yếu tố để tạo thành thư viện đó là: vốn tài liệu thư viện, trụ sở trang thiết bị chuyên dùng, con người và kinh phí hoạt động.

1.4. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện và thư viện trường học:

1.4.1 Chức năng và nhiệm vụ của thư viện:

a. Chức năng:

Thư viện có 4 chức năng cơ bản sau:

Giáo dục: Thư viện là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường;

Thông tin: Các thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức;

Văn hóa: Thu thập và bảo quản di sản văn hóa chữ viết của nhân loại. Thư viện trở hành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền , phổ biến kiến thức được lưu giữ trong sách báo đến với bạn đọc;

Giải trí: Ngoài việc bạn đọc đến thư viện để học tập và nghiên cứu thì bạn đọc đến với thư viện cũng nhằm giải trí trong thời gian rảnh rỗi;

b. Nhiệm vụ của thư viện:

Tại điều 13 của Pháp lệnh thư viện quy định thư viện có những nhiệm vụ sau:

Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức;

Thu thập, bổ sung, xử lý vốn tài liệu, bảo quản vốn tài liệu thanh lọc ra khỏi kho những tài liệu lac hậu, hư nát theo quy chế của thư viện;

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách báo trong nhân dân;

Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học;

Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong nước, hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bước hiện đại hóa thư viện;

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện.
Bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản khác của thư viện.

1.4.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường học

a. Vai trò, chức năng:

Thư viện trường học (bao gồm trường tiểu học, THCS, THPT) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên của nhà trường.

b. Nhiệm vụ:

Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh;

Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học;

Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành để chủ động khai thác, sử dụng vốn tài liệu;

Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới;

2. Kỹ thuật nghiệp vụ thư viện

2.1. Xây dựng vốn tài liệu:

2.1.1. Tài liệu và vốn tài liệu:

a. Định nghĩa:

Tại khoản 2 điều 2 Pháp lệnh thư viện đã định nghĩa: “Tài liệu là một dạng vật chất đã được ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng”

b. Vai trò của tài liệu trong thư viện:

Chứa đựng những tri thức, kinh nghiệm của loài người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tiến bộ của loài người có được nhờ kế thừa, tiếp thu, khai thác và phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại. Chỉ ra sự phát triển về trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc.

c. Một số dạng tài liệu:

Có nhiều cách phân chia loại hình tài liệu trong đó có 3 cách chia đáng chú ý nhất đó là:

– Theo hình thức ghi chép thông tin có 3 loại:

+ Sách chép tay;

+ Ấn phẩm (sách, ấn phẩm định kỳ);

+ Những tài liệu không phải là ấn phẩm: Microfilm, tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử.

– Theo mức độ xử lý thông tin:

+ Tài liệu cấp 1;

+ Tài liệu cấp 2;

+ Tài liệu cấp 3;

– Theo dấu hiệu thời gian xuất hiện và cách thức lưu trữ:

+ Tài liệu truyền thống: Các thông tin được ghi chép không phải bằng phương pháp số;

+ Tài liệu hiện đại: Là tài liệu mới xuất hiện và lưu trữ bằng phương pháp số. Chủ yếu là tài liệu điện tử.

2.1.2. Tổ chức xây dựng vốn tài liệu:

a. Những nguyên tắc xây dựng vốn tài liệu thư viện:

– Nguyên tắc tính Đảng;

– Nguyên tắc thường xuyên và có kế hoạch;

– Nguyên tắc xây dựng vốn tài liệu phải phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông.

b. Các phương thức xây dựng vốn tài liệu thư viện:

– Bổ sung ban đầu: Là hình thức bổ sung được áp dụng khi bắt đầu xây dựng thư viện. Cùng với các công việc chuẩn bị khác, thư viện phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc để xây dựng vốn tài liệu ban đầu, vốn sách hạt nhân của thư viện.

– Bổ sung hiện tại: bổ sung vốn tài liệu là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động. Đối tượng của bổ sung hiện tại là những xuất bản phẩm mới được xuất bản trong năm hoặc vài năm gần đây.

– Bổ sung hoàn chỉnh: Là hình thức bổ sung những tài liệu thư viện cần nhưng vẫn còn thiếu trong quá trình xây dựng kho hạt nhân, những sách bộ còn thiếu tập, những sách đã có nhưng bị mất, hư hỏng.

2.2. Đăng ký tài liệu:

2.2.1. Mục đích, yêu cầu:

a. Mục đích:

– Đăng ký tài liệu nhằm biến tài liệu thành một tài sản cố định, là biện pháp để bảo quản tốt vốn tài sản thư viện nhà trường.

– Giúp cán bộ thư viện biết rõ hiện trạng vốn tài liệu thư viện, từ đó đặt ra kế hoạch bổ sung trong từng thời kỳ.

– Giúp cán bộ thư viện thực hiện chế độ báo cáo kịp thời cho lãnh đạo nhà trường biết rõ tình hình vốn tài liệu, tài sản của thư viện.

b. Yêu cầu:

– Đăng ký tài liệu phải thực hiện đều đặn, thường xuyên, kịp thời. Tài liệu thư viện chỉ có thể đưa ra phục vụ bạn đọc sau khi được đăng ký.

– Những khoản ghi chép phải đầy đủ, chính xác.

– Biểu mẫu sổ đăng ký phản ánh đầy đủ thông tin về tài liệu và thống nhất trong toàn ngành.

c. Đơn vị đăng ký: Bao gồm đăng ký tổng quát và đăng ký cá biệt.

2.2.2. Các phương pháp đăng ký tài liệu:

a. Đăng ký tổng quát:

– Định nghĩa: Đăng ký tổng quát là đăng ký từng lô tài liệu (đợt tài liệu) nhập vào thư viện theo một chứng từ vào sổ đăng ký tổng quát.

– Ý nghĩa: Đăng ký tổng quát giúp cán bộ thư viện có những thông tin về:

+ Tổng số tài liệu hiện có trong thư viện vào từng thời điểm nhất định.

+ Số lượng vốn tài liệu hiện có theo từng môn loại tri thức hoặc từng loại tài liệu (sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ) theo quy định của mẫu sổ đăng ký trong thư viện trường học.

+ Tổng số tiền của toàn bộ vốn tài liệu hiện có trong thư viện.

+ Nguồn cung cấp tài liệu và nguyên nhân xuất tài liệu ra khỏi thư viện.

b. Đăng ký cá biệt:

……..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post