Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn - Phòng GD&DT Sa Thầy

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn

pgdsathay
pgdsathay 10/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn.

Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm là một trong những đề tài hằng năm của mỗi giáo viên. Sau đây, VietJack xin gửi đến các thầy cô giáo Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn tập làm văn

I. Đặt vấn đề:

Nội dung Tập làm văn lớp 2 cung cấp cho học sinh (HS) các kĩ năng nói, viết, nghe, phục vụ cho học tập và giao tiếp. Ngoài các dạng bài dạy về các nghi thức lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày, phân môn Tập làm văn lớp 2 còn rèn cho HS kĩ năng diễn đạt và kĩ năng nghe. Ở lớp Một, thông qua môn Tiếng Việt học âm, vần, HS được luyện nói từng câu ngắn, đã được tập kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, do vốn từ của các em còn ít nên việc diễn đạt còn rất hạn chế. Thực tế đến đầu năm lớp 2 hầu hết HS chỉ nói được những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt còn rời rạc. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên lớp 2 là tiếp tục rèn kĩ năng diễn đạt cho các em. Chính vì mục tiêu đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn dạng bài kể ngắn” .

II. Cở sở lý luận:

Phân môn Tập làm văn lớp 2 dạy cho HS nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, …; nắm được một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày; kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi; nghe – hiểu được ý kiến của bạn. Các bài tập làm văn thường gồm 2 dạng chính: nói – kể và viết. Nhưng bao giờ dạng bài tập nói – kể cũng được thực hiện trước rồi mới đến dạng viết.

Ví dụ: Bài tập 1: Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em. Bài tập 2: Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc một người thân của em. Như vậy, ở lớp 2 kĩ năng cần giúp các em rèn luyện trước tiên chính là nói – kể ngắn.

III. Cở sở thực tiễn:

Qua một tháng dạy học đầu tiên, tôi nhận thấy kĩ năng diễn đạt của HS còn rất hạn chế. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để các em rèn luyện còn ít. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 là tiếp tục rèn luyện cho HS bốn kĩ năng, trong đó có kĩ năng nói – kể ngắn. Thông qua dạy học, các em được rèn luyện kĩ năng nói. Đặc biệt phân môn Kể chuyện và Tập làm văn rèn cho các em diễn đạt trôi chảy, kĩ năng gắn kết các câu nói với nhau. Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, dạng bài kể ngắn gần như được học trọn trong học kì I, đến cuối học kì II các em chỉ học thêm có 2 tiết. Qua các bài “kể ngắn”, các em sẽ được trau dồi kĩ năng diễn đạt.

IV. Nội dung nghiên cứu: Các biện pháp giúp HS học tốt dạng bài “kể ngắn”

Biện pháp 1: Lập nội dung chương trình giảng dạy Tập làm văn dạng bài ” kể ngắn”

Chương trình Tập làm văn lớp 2 gồm ba dạng bài cơ bản: Dạng bài luyện tập về nghi thức lời nói tối thiểu; dạng bài luyện tập các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày và dạng bài kể ngắn. Ba dạng bài này có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Bài tập của dạng bài này ngoài tác dụng rèn luyện kĩ năng cho chính dạng bài đó còn có tác dụng hỗ trợ cho dạng bài khác. Ví dụ: Bài 1 (tuần 1): Tự giới thiệu – Câu và bài. Bài này ngoài việc rèn luyện kĩ năng về nghi thức lời nói (tự giới thiệu) còn có tác dụng hỗ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng nói, kể. Chẳng hạn bài tập 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói lại những điều em biết về một bạn. Hay bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.Để tiện việc nghiên cứu, soạn bài và chuẩn bị tốt cho các tiết dạy dạng bài kể ngắn, tôi lập nội dung chương trình như sau:

Tuần Nội dung bài dạy Lưu ý
1 Tự giới thiệu – câu và bài Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ năng kể
3 Sắp xếp câu trong bài – lập danh sách học sinh Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ năng kể
5 Luyện tập về mục lục sách Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ năng kể
7 Kể ngắn theo tranh – luyện tập về thời khoa biểu Bài tập 1: kể ngắn
8 Mời nhờ, yêu cầu, đề nghị – kể ngắn theo câu hỏi Bài tập 2: kể ngắn
10 Kể về người thân Trọng tâm cả tiết là rèn luyện kĩ năng kể ngắn.
13 Kể về gia đình Trọng tâm cả tiết là rèn luyện kĩ năng kể ngắn.
15 Chia vui – kể về anh, chị, em Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ năng kể
16 Khen ngợi – kể về con vật – lập thời gian biểu. Bài tập 2: kể ngắn

Biện pháp 2: Lập mạng từ then chốt để dạy tốt phân môn Tập làm văn dạng bài kể ngắn”. Chúng ta biết rằng tư duy trừu tượng của học sinh lớp 2 còn rất hạn chế. Việc yêu cầu học sinh kể ngay một sự việc nào đó dù là ngắn cũng rất khó khăn với các em. Bởi vì vốn từ của các em còn hạn chế và nhất là việc sắp xếp ý. Vận dụng chuyên đề phân môn Kể chuyện của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Hà, tôi tổ chức cho học sinh lập mạng từ chốt để phục vụ cho việc kể ngắn.

Ví dụ: Dạy bài Kể về gia đình em Cuối tiết tập làm văn trước, tôi dặn dò học sinh về nhà dựa vào câu hỏi gợi ý lập mạng từ chốt (khoảng 4 – 5 từ). Trong tuần, trước khi học tập làm văn, tôi thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc lập mạng từ chốt của học sinh. (kèm phụ lục 1 các mạng từ chốt của học sinh) Ngoài việc tổ chức học sinh lập mạng từ chốt, tôi cũng lập một mạng từ chốt và ghi vào bảng phụ để chuẩn bị cho tiết dạy. Ví dụ: Mạng từ chốt dạy bài Kể về gia đình: 5 người Ông nội, Cha, mẹ, chị và em; Nông dân, cần cù, vui tính, học giỏi; Yêu quý, tự hào. Đến giờ tập làm văn, tôi cho các em cầm mạng từ chốt để kể. Đối với học sinh khá giỏi tôi khuyến khích các em thoát ly mạng từ chốt để kể tự nhiên hơn. Đối với học sinh yếu, không lập được mạnh từ chốt, tôi cho các em nhìn vào mạng từ chốt của giáo viên để kể. Để đánh giá hiệu quả của biện pháp này, tôi tổ chức một tiết thao giảng và mời giáo viên trong tổ dự giờ , góp ý.Bài dạy: Kể về người thân (kèm phụ lục 2 bài soạn và phiếu dự giờ, biên bản nhận xét, đánh giá tiết dạy)Qua tiết dạy, giáo viên nhận xét biện pháp đạt hiệu quả tốt và đồng tình vận dụng vào thực tế dạy học.

Biện pháp 3: Dạy học tốt các bài “Trả lời câu hỏi”, “Tập nói”, … để làm nền cho HS kể ngắn tốt. Kiến thức – kĩ năng Tập làm văn lớp 2 được sắp xếp từ dễ đến khó một cách hợp lý. Đầu lớp 2, các em được thực hiện các bài tập “Trả lời câu hỏi” (Tuần 1, tuần 5, tuần 8, tuần 14), bài tập “Nói lại – nhắc lại” (Tuần 1, tuần 2), sau đó nâng lên một bước HS được làm các bài tập “Sắp xếp lại thứ tự các tranh và dựa theo nội dung các tranh để kể lại câu chuyện”, “Sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự của truyện …”. Do đó để giúp HS kể tốt, tôi tổ chức các biện pháp để giúp các em thực hiện tốt các bài tập trên. Ngoài việc yêu cầu HS trả lời đúng nội dung, tôi yêu cầu các em phải trả lời đủ câu. Ví dụ: Bài Tập làm văn tuần 5. Câu hỏi: Bạn trai đang vẽ ở đâu? Trả lời: Đang vẽ ở trên tường. (câu cụt) Trả lời đầy đủ: Bạn trai đang vẽ ở trên tường. Tôi yêu cầu các em phải trả lời lại cho đủ thành phần của câu. Thực hiện nhiều lần như thế, kết quả các em có thói quen trả lời đủ câu. Đây cũng là cơ sở để các em kể chuyện tốt.

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post