Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24-36 tháng tuổi - Phòng GD&DT Sa Thầy

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24-36 tháng tuổi

pgdsathay
pgdsathay 03/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24-36 tháng tuổi.

VietJack xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo tài liệu Tổng hợp 3 mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24-36 tháng tuổi là tài liệu vô cùng bổ ích dành cho các giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh. Tài liệu bao gồm các đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non của các giáo viên như: sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và sáng kiến kinh nghiệm phát triển vốn từ. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 24-36 tháng tuổi

Mẫu 1: Sáng kiến kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề …..của trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logich, có trình tự, chính xác.

– Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.

– Làm phong phú vốn từ cho trẻ.

– Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

– Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ.

– Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học.

– Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.

6. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

– Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

– Tìm hiểu về thực trạng của đề tài.

– Đề ra các biện pháp giải pháp.

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

1. Cơ sở pháp lí:

Chương trình giáo dục mầm non đựoc biên soạn trên cơ sở quy định của luật giáo dục và đã được bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009.Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành nghiên cứu xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư phạm. cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách.

Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là: phù hợp với sự phát triẻn tâm sinh lí ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn. Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Yêu quý anh, chị, em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết thích đi học.

Với yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non là: Đối với nhà trẻ phương pháp giáo dục phải chú trọng sự giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương , gắn bó của người lớn đối với trẻ. Chú ý đặc điểm cá nhân của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc…..

2. Cơ sở lí luận:

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

3. Cơ sở thực tiễn:

Căn cứ vào thực tế, kết quả các tiết dạy thơ, chuyện, tập nói.

Căn cứ vào nhu cầu cần được giao tiếp, trò chuyện của trẻ.

Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ.

Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI.

1. Khái quát phạm vi:

Ngành giáo dục huyện …….. trong những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn với bậc học mầm non. Để hòa nhập cùng với sự đổi mới của các bậc học khác thì bậc học mầm non cũng đã tiến hành đổi mới để phù hợp với sự đổi mới chung của giáo dục cả nước, cũng như của thế giới. Trường mầm non ……..được sự chỉ đạo của sở giáo dục đào tạo tỉnh …….. đã và đang thực hiện chương trình mầm non mới.

2. Thực trạng:

Trường mầm non ……..là trường điểm của huyện …….. và là một trong những trường dẫn đầu trong khối mầm non của tỉnh, của huyện nhà. Đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1- năm 20……..

*Thuận lợi:

– Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường

– Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.

– Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 100%. Nhiệt tình công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

*Khó khăn.

– Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

– Vốn từ của trẻ còn rất ít .

– Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều.

– Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt .

3. Nguyên nhân thực trạng:

– Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều( vì có trẻ trong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ..

– Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng rất thích được trò chuyện, giao tiếp, thích được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều.

– Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. Cơ sở để đề xuất giải pháp:

– Qua tìm hiểu tâm sinh lí trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi.

– Qua thực tế giảng dạy, quan sát những giờ hoạt động học và các hoạt động khác của trẻ trong ngày.

Tôi có đưa ra một số biện pháp, giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24/36 tháng tuổi.

II. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu:

Trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật.hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? …..

Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần trú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ , đó là nhịêm vụ quan trọng hàng đầu . Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất:

1. Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ:

*Đặc điểm phát âm:

Trẻ đã phát âm đượccác âm khác nhau. Phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/ 3 âm tiết như: Lựu/ lịu, hươu/ hiu, hoa sen / hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm….

*Đặc điểm vốn từ:

Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.

Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai……trẻ sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ ,màu vàng…. Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạ…

…………..

Mẫu 2: Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

I. Lý do chọn đề tài:

Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gởi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn. Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng hoá các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục,…quyết định số 161/2002/CĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, được ban hành và triển khai thực hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo viên mầm non phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở từng độ tuổi. Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nổ lực phấn đấu trao đổi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng cho mình và phải đặc biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của trẻ thì mới thực hiện tốt việc nâng cao giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.

Qua việc giảng dạy nhiều năm thì tới năm ….-….., tôi được phân công dạy lớp nhóm 24-36 tháng. Cùng thời điểm đó trường mẫu giáo Ngan Dừa thực hiện chương trình dạy mới ở lớp lá. Qua nghiên cứu, học tập được dự các chuyên đề của phòng và trường tổ chức cùng với sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các chị em đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng muốn thực hiện tốt việc đổi mới ở các nhóm lớp là việc làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục ở từng nhóm lớp. Do đó tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “nâng cao chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng” để viết sáng kiến kinh nghiệm.

II. Cơ sở lý luận:

Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn , bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học Điều 24 có quy định “chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.

Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi hỏi mỗi trường mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.

Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp nhóm từ năm…..-…..đến nay cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.

III. Cơ sở thực tiễn:

Trường mẫu giáo …..….. là trường điểm của Huyện. Trường có …..…..nhóm lớp (trong đó 2 lớp nhóm) phòng học thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, sân chơi thoáng mát, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình đó chính là điều kiện để phụ huynh gửi con vào trường ngày càng nhiều.

Năm học…..….. tôi được phân công dạy lớp nhóm, khi đó trường mới chỉ có một nhóm trẻ 24-36 tháng với…..….. cháu, đến năm …..….. có một nhóm trẻ là 36 cháu. Năm học …..….. trường đã phát triển đến hai nhóm trẻ với …..…..cháu ( 2 nhóm và năm học …..….. này trường cũng có hai nhóm trẻ với 52 cháu hai nhóm).

Cùng với sự đổi mới ở các khối lớp, tôi nhận thấy rằng muốn có các cháu phát triển và học tốt ở các lớp tiếp theo thì trước tiên các cháu phải được phát triển một cách toàn diện ở lớp nhóm vì lớp nhóm là lớp đầu tiên các cháu được đến trường. Từ nhận thức đó mà trong suốt ba năm dạy lớp nhóm tôi luôn nhận thức rằng chương trình dạy theo hướng đổi mới là rất thiết thực và phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. Vì vậy mà tôi nhận thức rằng muốn cho cháu phát triển toàn diện thì trước hết cô giáo cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi đặc biệt là ở lớp nhóm.

Qua dự các lớp bồi dưỡng và thực hiện chương trình đổi mới, dự chuyên đề, thao giảng,…đặc biệt là sự chỉ đạo xát sao của phòng, của trường và sự giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp mà trong suốt những năm học qua tôi đã cố gắng và tiến bộ lên rất nhiều trong giảng dạy cũng như thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ ở lớp nhóm. Cụ thể là trong những năm học qua các cháu lớp tôi luôn phát triển một cách toàn diện về tất cả mọi mặt. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng và cố gắng vượt bật để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ.

IV Biện pháp thực hiện:

Bậc học mầm non là nấc thang đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân và lớp nhóm là nấc thang đầu tiên của bậc học giáo dục mầm non, những người làm công tác giáo dục mầm non lại càng phải thắm nhuần tư tưởng trên như ông bà ta đã dạy:

“Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”.

Giáo dục mầm non cần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc giáo dục những con người ham học hỏi, luôn có nhu cầu nhận thức, năng động, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo.

Muốn dạy trẻ có tính năng động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn thì bản thân người giáo viên mầm non phải có những hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, cho phép trẻ tự thể hiện, bọc lộ ý tưởng riêng của mình. Vì thế giáo dục mầm non phải được phép chủ động trong việc thực hiện chương trình nâng cao, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Để thực hiện chương trình nâng cao chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm đòi hỏi người giáo viên phải biết am hiểu, tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.

Lớp nhóm là một lớp đầu tiên trẻ đến trường, ngày đầu tiên đến trường trẻ phải xa mẹ, xa người thân của mình trẻ rất hay khóc và khóc rất nhiều, có những cháu không chịu cô, vậy làm thế nào để gần gũi đối với cháu, đó chính là khó khăn khó lớn nhất đối với tôi khi bắt đầu dạy nhưng dần dần nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, sự chỉ bảo của chị em đồng nghiệp tôi đã quen dần và nhận thấy rằng muốn chăm sóc các cháu lớp nhóm được tốt, trước hết cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ, phải luôn gần gũi chăm sóc vỗ về trẻ tạo tâm thế an toàn cho trẻ. Đối với các cháu khóc nhiều cô phải luôn lấy gương các bạn ngoan để vỗ dành trẻ tuyệt đối không hất hủi trẻ.

Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là cháu thường hay chơi một mình không muốn chơi với bạn, vậy làm thế nào để các cháu chơi cùng nhau thì cô giáo phải biết tạo không khí đoàn kết trong lớp học phải luôn tạo ra các trò chơi, tạo những tình huống bất ngờ cho trẻ để trẻ được tham gia vào các hoạt động tập thể. Muốn vậy thì cô phải chơi cùng trẻ, tạo cho trẻ khoảng cách gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn để trẻ hoà mình với tập thể của lớp học.

Việc chăm sóc giáo dục các cháu phải được tiến hành một cách hài hoà, không nóng vội, cháu phải được chăm sóc một cách nhẹ nhàng không quát nạc, phải luôn yêu thương vỗ về trẻ.

Một nội dung rất quan trọng đó là cô giáo cần giáo dục trẻ như thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện đó là một điều rất khó nhất là đối với trẻ lớp nhóm, đặt điểm của lứa tuổi này là trẻ thích bắt chước và trẻ chỉ học được những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng tất cả các khoảng thời gian trong ngày để giáo dục trẻ bằng gương người thật, việc thật.

Ví dụ: Trong giờ đón trẻ có một trẻ đến lớp không chào cô và khi đó có một trẻ chào cô, cô liền nói bạn B rất giỏi bạn B chào cô đó, vậy con chào cô đi, sau đó cô vỗ về trẻ và dắt trẻ vào đúng nơi quy định, hay trong giờ ăn cô giáo dục trẻ ăn phải rửa tay trước khi ăn. Không dùng tay bóc thức ăn đó chính là kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục trẻ.

Việc giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động chung cần phải có những đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn để lôi kéo trẻ vì lứa tuổi này trẻ chưa chú ý nhiều-chính vì vậy mà cô giáo cần phải giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động có màu sắc, sinh động để lôi cuốn trẻ đặc biệt cô luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ bắt chước mà làm theo trả lời các câu hỏi của cô trong các hoạt động chung các câu hỏi của cô cần phải được nhiều trẻ nhắc lại để phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ. Muốn làm được điều đó thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phải tương đối đầy đủ, đặc biệt giáo viên phải biết nghiên cứu và tự làm thêm đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt.

Một phần không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết hợp hài hoà giữa chăm sóc, giáo dục trẻ đó là giáo viên phải biết lập kế hoạch theo đlúng thời gian biểu của lớp mình và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như đặc điểm nhận thức của trẻ.

Đối với trẻ lớp nhóm thì sinh hoạt của các cháu phải luôn có sự hướng dẫn và bảo ban của người lớn, chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục các cháu phải luôn được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian cháu ở trường.

Ngoài ra muốn thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp nhóm thành đổi mới hiện nay thì đồi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục, gắn các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ vào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong từng sinh hoạt của trẻ.

Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi luôn cố gắng nâng cao trình độ để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời thường xuyên phối hợp chặc chẽ với các bật phụ huynh thông qua các buổi hợp phụ huynh, bảng phụ huynh cần biết, qua các giờ đón và trả trẻ hàng ngày để hiểu được đặc điểm của từng trẻ, đồng thời cũng giúp cho phụ huynh hiểu được chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường và dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ để trẻ được phát triển một cách toàn diện cả ở nhà và ở trường từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu ở lớp tôi ngày càng nâng lên.

V. Kết quả đạt được:

Qua thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm theo sự chỉ đạo của phòng và của nhà trường trong suốt những năm học qua. Tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chất lượng các cháu ở lớp tôi phụ trách được nâng lên theo từng năm học, cháu đến lớp ngày càng nhiều, cháu luôn gần gũi với cô, mạnh dạn, hồn nhiên.

Qua học tập bồi dưỡng kinh nghiệm cho bản thân và năm học …..….., tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và năm học …..….. tôi cố gắng phấn đấu và đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Để có được kết quả trên đó chính là nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà trường, sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng.

…………..

Mẫu 3: Sáng kiến kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiêm, tâm sự với nhau những điều thầm kín.. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”

Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo: môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình… Mà điều tôi muốn đề cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng” số vốn” đó một cách thành thạo.

Nhưng trên thực tế, trể 24- 36 tháng tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói không đủ câu, nói câu không trọn nghĩa chiếm một số ượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này bởi trẻ một phần nghéo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Cơ sở lý luận của vần đề:

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ ,mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói rằng trong bất kì lình vực hoạt động nào của con người cũng cần đến ngôn ngữ.

Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội.Ngôn ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp từ ngữ cho trẻ, góp phần là phong phú ngôn ngữ đẩy mạnh quá trình phát triển trí tuệ và tình cảm đạo đức cho trẻ, Có thể nói rằng rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ mầm non một phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệm quý báu của thế hệ cha anh, đồng thời tạo điều kiện cho các cháu lĩnh hội các kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh.

Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng là thế nào để ngôn ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói. Trong cuộc sống không có vốn từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển và ngược lại. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Khi con người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội.

Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình này iên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh..

Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạntiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình:ông, bà., bố, mẹ…hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra tôi tự tìm tòi biện pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi”

2. Thực trạng của vấn đề:

2.1. Thuận lợi:

– Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định

– Trẻ đi học chuyên cần

– Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn( tranh ảnh, vật thật.. )

– Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.

– Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do sở, phòng tổ chức.

– Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ.

– Trình đồ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

2.2 . Khó khăn:

– Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.

– Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.

– 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác.

– 60% trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh

– Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.

– Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.

+ VD: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn.

– Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ và qua thực tiễn dạy trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

3. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ.

3.1. Khảo sát trẻ đầu năm:

Đây là biện pháp theo tôi là rất cần thiết. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu điểm và hạn chế của trẻ.Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp khiến tôi và học sinh của mình có thể hiểu nhau hơn.
Khảo sát đàu năm:

3.2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ

– Muốn phát triển vốn từ cho trẻ, theo tôi điều đầu tiên chúng ta phải hiểu được phát triển vốn từ cho trẻ là gì ? Phát triển vốn từ cho trẻ giúp trẻ nắm vững được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp. Để làm được như vậy tôi phải dựa trên các cơ sở lý luận sau:

3.2.1. Cơ sở ngôn ngữ

– Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh, số lượng từ chủ động của trẻ từ 500- 600 từ.Trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ đơn, từ ghép.ở trẻ có cả từ ghép 3- 4 tiếng bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh, những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết.

……….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post