Quyết định 18/2018/QĐ-TTg Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội - Phòng GD&DT Sa Thầy

Quyết định 18/2018/QĐ-TTg Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

pgdsathay
pgdsathay 17/10/2022

Quyết định 18/2018/QĐ-TTg

Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Từ ngày 20/05/2018, Quyết định 18/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/04/2018 chính thức có hiệu lực. Quyết định hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải Quyết định tại đây.

Bạn đang xem: Quyết định 18/2018/QĐ-TTg Điều kiện cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 18/2018/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
VỀ HƯỚNG DẪN CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO VAY NHÀ Ở XÃ HỘI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2015/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện cho vay nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (sau đây gọi là các tổ chức tín dụng).

3. Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (sau đây gọi chung là khách hàng vay vốn).

4. Đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (sau đây gọi chung là khách hàng vay vốn).

5. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Mục 1. CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất

Các khoản cho vay được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng theo đúng quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

3. Là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.

Trường hợp các khoản cho vay (gồm cả gốc và lãi) bị quá hạn trả nợ hoặc được gia hạn nợ (trừ trường hợp các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng được gia hạn nợ theo quy định) thì không được cấp bù chênh lệch lãi suất đối với khoảng thời gian vay bị quá hạn trả nợ hoặc được gia hạn nợ.

Trường hợp khách hàng vay vốn đã trả hết phần nợ quá hạn và khoản cho vay được xác định trở lại trạng thái trong hạn (khách hàng trả nợ đúng hạn từ kỳ trả nợ tiếp theo) thì khách hàng tiếp tục được cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định này.

Điều 4. Mức chênh lệch lãi suất cấp bù, thời gian cấp bù chênh lệch lãi suất

1. Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách nhà nước cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay chương trình nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 3%/năm, áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2020.

2. Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Điều 5. Trình tự thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất

1. Lập kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất:

a) Các tổ chức tín dụng lập kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất năm theo công thức sau:

Số cấp bù chênh lệch lãi suất trong năm kế hoạch

=

Dư nợ cho vay bình quân năm kế hoạch

x

Mức chênh lệch lãi suất cấp bù năm kế hoạch

Trong đó:

– Dư nợ cho vay bình quân năm kế hoạch được tính theo công thức bình quân số học giữa dư nợ đầu năm và dư nợ cuối năm kế hoạch;

– Mức chênh lệch lãi suất cấp bù năm kế hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định này.

b) Hàng năm, chậm nhất vào ngày 31/7, các tổ chức tín dụng lập kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất cả năm kế hoạch theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (01 bộ), đồng gửi Bộ Tài chính (01 bộ) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01 bộ) để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp để bố trí dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật đầu tư công.

2. Tạm cấp bù chênh lệch lãi suất hàng quý:

a) Tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quý về tình hình thực hiện cho vay, văn bản đề nghị tạm cấp bù chênh lệch lãi suất quý của các tổ chức tín dụng và căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Bộ Tài chính thực hiện tạm cấp bù chênh lệch lãi suất.

b) Số tiền tạm cấp bù chênh lệch lãi suất trong quý bằng 80% số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất phát sinh quý trước. Tổng số tiền tạm cấp bù chênh lệch lãi suất trong năm tối đa không vượt quá số dự toán được giao.

3. Quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất:

a) Kết thúc năm tài chính, các tổ chức tín dụng xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế trong năm đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù, như sau:

– Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản giải ngân được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa mức lãi suất cấp bù với dư nợ cho vay tương ứng với số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau:

Trong đó: Mức chênh lệch lãi suất cấp bù theo quy định tại Điều 4 Quyết định này và được tính theo đơn vị %/năm; n là số ngày dư nợ trong kỳ được cấp bù lãi suất.

– Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản cho vay là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù cho tất cả các khoản giải ngân của khoản cho vay đó.

– Số tiền được cấp bù lãi suất là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù của tất cả các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Hồ sơ quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất bao gồm:

– Hồ sơ quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm: Công văn đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất, trong đó số đề nghị quyết toán không vượt quá số liệu đã được cơ quan kiểm toán xác nhận; báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất của từng khoản cho vay đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

– Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các tài liệu (bản chính hoặc bản sao do tổ chức tín dụng đóng dấu sao y) để phục vụ công tác rà soát, đối chiếu quyết toán khi có yêu cầu, bao gồm: Hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, thu nợ; thiết kế – dự toán xây dựng nhà ở xã hội, hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, phương án cải tạo, sửa chữa nhà để ở để làm căn cứ phê duyệt quyết toán số cấp bù chênh lệch lãi suất vay vốn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ quyết toán và số liệu đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất.

c) Trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các tổ chức tín dụng phải hoàn thiện hồ sơ quyết toán và gửi Bộ Tài chính đề nghị quyết toán, báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

4. Rà soát, đối chiếu số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất

a) Thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất.

Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, đối chiếu số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất của các tổ chức tín dụng trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quyết toán theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

b) Xử lý chênh lệch số liệu.

– Trường hợp có sự chênh lệch giữa số đề nghị quyết toán và số rà soát quyết toán của Bộ Tài chính thì các tổ chức tín dụng thực hiện điều chỉnh trên sổ sách kế toán số quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất theo số liệu đã được Bộ Tài chính rà soát, đối chiếu.

– Việc xử lý chênh lệch giữa số đề nghị quyết toán của các tổ chức tín dụng và số rà soát quyết toán của Bộ Tài chính được thực hiện trong thời gian 45 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ra thông báo duyệt quyết toán.

– Trường hợp phải kéo dài thời gian xử lý chênh lệch giữa số rà soát của Bộ Tài chính và số đề nghị quyết toán và các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

– Trường hợp số ngân sách nhà nước đã tạm cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng cao hơn số rà soát của Bộ Tài chính thì số chênh lệch sẽ được Bộ Tài chính chuyển thành số tạm cấp của năm sau.

c) Xử lý trong trường hợp khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích: Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, các tổ chức tín dụng thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp ngân sách nhà nước đã cấp bù chênh lệch lãi suất, tổ chức tín dụng báo cáo Bộ Tài chính số tiền đã cho vay bị sử dụng sai mục đích để Bộ Tài chính thực hiện giảm trừ vào số tiền tạm cấp của quý tiếp theo; trường hợp ngân sách nhà nước chưa cấp bù chênh lệch lãi suất, tổ chức tín dụng thực hiện loại trừ số tiền cho vay đã sử dụng sai mục đích ra khỏi dư nợ cho vay đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù.

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post