Phân tích nhân vật Ra-ma hay nhất (2 Mẫu) - Ngữ Văn 10 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Phân tích nhân vật Ra-ma hay nhất (2 Mẫu) – Ngữ Văn 10

pgdsathay
pgdsathay 13/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Phân tích nhân vật Ra-ma hay nhất (2 Mẫu).

Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Ra-ma trong đoạn trích Ra-ma buộc tội mang đến 2 bài văn mẫu hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi lớp 10 trên cả nước. Với 2 bài phân tích nhân vật Ra-ma dưới đây các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức từ đó rèn kỹ năng viết văn phân tích nhân vật ngày một hay hơn.

Ra-ma là một người anh hùng, kiên cường, dũng cảm đã đánh bại quỷ vương để cứu người vợ thân yêu của mình trở về. Trong đoạn trích, Ra-ma còn hiện lên với những phẩm chất, tính cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nhân vật Ra-ma, mời các bạn cùng theo dõi 2 bài văn phân tích dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Ra-ma hay nhất (2 Mẫu) – Ngữ Văn 10

Phân tích nhân vật Ra-ma

Rama là hình tượng đặc trưng cho nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, đẳng cấp của một vương tôn quý tộc, đồng thời cũng là niềm mong muốn và khát khao của nhân dân Ấn Độ tới một vị anh hùng có sức mạnh lớn lao có khả năng che chở và bảo vệ quần chúng, đem lại công bằng và công lí cho cả xã hội.

Xuyên suốt cả tác phẩm đồ sộ ấy, những người nghệ sĩ dân gian luôn dành cho Rama một sự kính trọng, đề cao chàng là người thông minh, tài giỏi nhất trong bốn vị hoàng tử, là người chiếm được niềm tin yêu của Đức vua cũng như vị đạo sĩ, hội tụ đầy đủ tài năng, được công chúng yêu quý và ủng hộ khi bước lên ngai vàng. Chàng là người giàu lòng tự trọng, biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của bản thân cũng như luôn luôn bày tỏ lòng hiếu thảo với đức vua cha. Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười, muốn bảo vệ danh dự cho cha , Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Sống quen trong nhung lụa nhưng Rama vẫn chấp nhận rời bỏ cuộc sống ấy để bảo toàn danh dự và lời hứa với vua cha.

Chàng là người có trí thông minh phi phàm, có sức mạnh phi thường mà không ai có thể sánh nổi. Chàng có đôi mắt sáng như trời và trăng, có đôi tai thấu âm nhạc trời đất, là kẻ thù của những sự giả dối, ghen tuông, những điều xấu, điều ác trên thế giới này, là hiện thân của những vẻ đẹp và sức mạnh phi thường. Chàng đã nâng được cây cung thần bằng chính sức mạnh của mình và sự thông minh hiếm có, chàng đã chiếm được trái tim của nàng Xi-ta. Sau này, hai vợ chồng Rama giúp đỡ dân làng và đã lập được rất nhiều chiến công. Chàng bảo vệ dân làng khỏi bọn quỷ dữ: từ con quỷ Vali, con quỷ khổng lồ vô địch, đánh qụy trâu thần Dundubhi. Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Ravana . Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Rama chính là hiện thân của ước mơ công lí, chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân Ấn Độ. Chàng đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho dân làng cũng chính là đang chuyên chở những mong muốn, ao ước của người dân Ấn về một cuộc sống công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu.

Tuy là hóa thân của thánh thần, nhưng Rama cũng nổi bật bởi “tính người” rất chân thành của mình, thể hiện qua tình yêu với nàng Xi-ta. Thánh thần nhưng chàng vẫn biết yêu, chàng yêu Xi-ta say đắm, tin tưởng vào sự chung thủy của vợ nhưng đã từng có lúc chàng ghen, chàng nghi ngờ về sự trinh bạch của tâm hồn nàng Xi-ta. Thế nhưng khi nhìn thấy vợ trước đám lửa thiêu, Rama đã không giấu nổi sự đau xót. Lòng ghen đã khiến chàng đánh mất đi sự sáng suốt của một đấng minh quân, chỉ đến khi thần Agni làm chứng cho sự trong sạch của vợ, Rama mới tin tưởng vào lòng chung thủy của người vợ. Và nhờ tính cách này trong con người Rama mà chàng không xa lạ với nhân dân, chàng cũng chỉ là một con người bình thường, có những cảm xúc riêng tư, có tình yêu trong sáng và cũng có những phút hờn dỗi ghen tuông như những con người bình thường. Điều này không làm cho chàng tầm thường hóa mà khiến nhân vật Rama trở nên gần gũi hơn.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật hết sức sắc sảo, có thể sáng ngang với ngòi bút của Williams Shakespeare ở bầu trời phương tây xa xôi. Tài năng của Valmiki đã biến bộ sử thi “Ramayana” trở nên có sức hút lớn lao cho mỗi thế hệ độc giả cả xưa và nay.

Phân tích về nhân vật Ra-ma

Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” có vị trí nằm ở khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na. Nhất là sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về. Có thể thấy được khi giải quyết những xung đột lớn của xã hội, của cộng đồng rồi thì đến lượt Ra-ma lúc này đây chàng cũng phải tự giải quyết xung đột cá nhân. Chính cái cơn ghen tuông, rồi một mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xi-ta dường như cũng đã nổi lên trong lòng Ra-ma như là đỉnh điểm của mọi xung đột. Và chính với tình tiết này làm tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm và cả nhân vật cũng bộc lộ được tính cách của mình, điển hình là Ra- ma.

Ra-ma cứu Xi-ta là vì danh dự nhưng buộc tội rồi chính chàng cũng ruồng bỏ nàng cũng là vì danh dự. Thực sự chúng ta không thể khẳng định rằng Xi-ta không còn trong sáng thế nhưng Ra-ma cùng không thể chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm ảnh hưởng tới danh dự và vinh quang của chàng. Thông qua đây người đọc cũng phần nào hiểu được tính cách của Ra – ma là một người chính trực, ngay thẳng, rất phân minh.

Có thể nói rằng đối với người anh hùng thời xưa, danh dự là yếu tố quan trọng nhất, bởi vậy tuy vừa cứu Xi-ta xong lại ruồng bỏ nàng, nhưng những hành động của Ra-ma vẫn rất nhất quán. Rất nhiều, có thể nhận thấy mâu thuẫn trong lòng Ra-ma là mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Nhân vật Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, đồng thời cũng chính lại là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng không khác con người bình thường. Thế rồi chính chàng yêu hết mình, ghen cực độ, đồng thời sẽ có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc quá mềm yếu, có lúc cao thượng vị tha. Không chỉ thế mà người đọc còn nhận thấy Ra – ma có lúc quá nhỏ nhen ích kỉ. Người đọc có thể nhận thấy được cái tối – sáng, cái xấu – tốt, cái thiện – ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.

Xây dựng lên nhân vật Ra-ma lúc này đây như cũng được miêu tả rất “đời thường”, sự biến đổi tâm lí thật sắc sảo, vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo. Nhân vật Xi – ta muốn để cho Ra-ma tin mình, Xi-ta đã bình thản bước vào ngọn lửa với một lời cầu nguyện tới Thần Lửa A-nhi. Và có thể thấy được ánh lửa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn trong đời sống Ấn Độ. Ánh lửa như đã tượng trưng cho sự quang minh chính đại. Người đọc có thể nhận thấy được chính với hành động khoan thai bước vào ngọn lửa của Xi-ta được coi là đỉnh cao chói lọi trong tính cách của Xita cũng như thấy được tính cách của Ra-ma luôn bất nhất, không dao động.

Với đoạn trích “Ra-ma buộc tội” cũng được cấu tạo bởi hai yếu tố tự sự: lời kể, lời thoại, thế nhưng lời thoại chiếm vị trí quan trọng nhất. Người đọc có thể nhận thấy được lời thoại vừa tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện. Câu chuyện như cũng vừa đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, thêm với đó chính là tâm trạng và cảm xúc của các nhân vật. Chính với lời Ra-ma lạnh lùng, lời Xi-ta đẫm trong nước mắt thể hiện sự đau khổ tột cùng của nàng.

Đọc đoạn trích cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả thể hiện rõ nhất qua hai hình tượng Ra-ma. Người đọc có thể thấy được tâm trạng của Ra-ma được thể hiện qua xung đột tâm lí. Nhất là sau khi giải quyết những xung đột cộng đồng thì Ra-ma lúc này đây cũng phải giải quyết xung đột cá nhân, trong đó đỉnh điếm là cơn ghen tuông và mối nghi ngờ về đức hạnh của Xi-ta. Mâu thuẫn trong con người Ra-ma thì lại thể hiện sự mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và cả tình yêu nữa. Nhân vật Ra – ma ghen tuông cực độ, chàng sẵn sàng để cho ngọn lửa ghen tuông đốt cháy mình và ruồng bỏ Xi-ta. Không những thế thì Ra-ma cũng luôn luôn sẵn sàng chấp nhận để cho Xi-ta nhảy vào lửa.

Tóm lại, đoạn trích Ra-ma buộc tội thể hiện rõ phẩm chất cao quý của nhân vật Xi-ta thủy chung. Đặc biệt đó là tính cách Ra-ma, người anh hùng sử thi Ấn Độ. Hình tượng nhân vật Ra – ma sẽ không bao giờ phai nhòa được trong ký ức của mỗi chúng ta.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Phân tích nhân vật Ra-ma hay nhất (2 Mẫu)

Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật Ra-ma trong đoạn trích Ra-ma buộc tội mang đến 2 bài văn mẫu hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi lớp 10 trên cả nước. Với 2 bài phân tích nhân vật Ra-ma dưới đây các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức từ đó rèn kỹ năng viết văn phân tích nhân vật ngày một hay hơn.

Ra-ma là một người anh hùng, kiên cường, dũng cảm đã đánh bại quỷ vương để cứu người vợ thân yêu của mình trở về. Trong đoạn trích, Ra-ma còn hiện lên với những phẩm chất, tính cách khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nhân vật Ra-ma, mời các bạn cùng theo dõi 2 bài văn phân tích dưới đây nhé.

Phân tích nhân vật Ra-ma

Rama là hình tượng đặc trưng cho nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, đẳng cấp của một vương tôn quý tộc, đồng thời cũng là niềm mong muốn và khát khao của nhân dân Ấn Độ tới một vị anh hùng có sức mạnh lớn lao có khả năng che chở và bảo vệ quần chúng, đem lại công bằng và công lí cho cả xã hội.

Xuyên suốt cả tác phẩm đồ sộ ấy, những người nghệ sĩ dân gian luôn dành cho Rama một sự kính trọng, đề cao chàng là người thông minh, tài giỏi nhất trong bốn vị hoàng tử, là người chiếm được niềm tin yêu của Đức vua cũng như vị đạo sĩ, hội tụ đầy đủ tài năng, được công chúng yêu quý và ủng hộ khi bước lên ngai vàng. Chàng là người giàu lòng tự trọng, biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của bản thân cũng như luôn luôn bày tỏ lòng hiếu thảo với đức vua cha. Vào trước hôm Rama lên ngôi vua, Kakeyi đã nhắc lại với nhà vua điều hứa năm xưa và muốn nhà vua nhường ngôi cho con trai bà ta – Bharata thay vì Rama, và nhà vua phải ra lệnh cho Rama chịu lưu đày trong rừng 14 năm. Vì không muốn cha phải trở thành kẻ thất hứa bị mọi người chê cười, muốn bảo vệ danh dự cho cha , Rama đã thực hiện lời hứa của cha với thứ phi Kakeyi cho dù chàng hoàn toàn có thể ở lại và dù Bharata cũng từ chối ngôi vua này. Sống quen trong nhung lụa nhưng Rama vẫn chấp nhận rời bỏ cuộc sống ấy để bảo toàn danh dự và lời hứa với vua cha.

Chàng là người có trí thông minh phi phàm, có sức mạnh phi thường mà không ai có thể sánh nổi. Chàng có đôi mắt sáng như trời và trăng, có đôi tai thấu âm nhạc trời đất, là kẻ thù của những sự giả dối, ghen tuông, những điều xấu, điều ác trên thế giới này, là hiện thân của những vẻ đẹp và sức mạnh phi thường. Chàng đã nâng được cây cung thần bằng chính sức mạnh của mình và sự thông minh hiếm có, chàng đã chiếm được trái tim của nàng Xi-ta. Sau này, hai vợ chồng Rama giúp đỡ dân làng và đã lập được rất nhiều chiến công. Chàng bảo vệ dân làng khỏi bọn quỷ dữ: từ con quỷ Vali, con quỷ khổng lồ vô địch, đánh qụy trâu thần Dundubhi. Rama diệt trừ quỷ Thataka và đặc biệt là quỷ vương Ravana . Với tinh thần hiệp nghĩa, Rama đã chiến đấu giành lại ngôi báu cho Sugriva khi Sugriva bị quỷ Vali cướp vợ và đuổi đi. Rama chính là hiện thân của ước mơ công lí, chính nghĩa sẽ chiến thắng của nhân dân Ấn Độ. Chàng đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho dân làng cũng chính là đang chuyên chở những mong muốn, ao ước của người dân Ấn về một cuộc sống công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu.

Tuy là hóa thân của thánh thần, nhưng Rama cũng nổi bật bởi “tính người” rất chân thành của mình, thể hiện qua tình yêu với nàng Xi-ta. Thánh thần nhưng chàng vẫn biết yêu, chàng yêu Xi-ta say đắm, tin tưởng vào sự chung thủy của vợ nhưng đã từng có lúc chàng ghen, chàng nghi ngờ về sự trinh bạch của tâm hồn nàng Xi-ta. Thế nhưng khi nhìn thấy vợ trước đám lửa thiêu, Rama đã không giấu nổi sự đau xót. Lòng ghen đã khiến chàng đánh mất đi sự sáng suốt của một đấng minh quân, chỉ đến khi thần Agni làm chứng cho sự trong sạch của vợ, Rama mới tin tưởng vào lòng chung thủy của người vợ. Và nhờ tính cách này trong con người Rama mà chàng không xa lạ với nhân dân, chàng cũng chỉ là một con người bình thường, có những cảm xúc riêng tư, có tình yêu trong sáng và cũng có những phút hờn dỗi ghen tuông như những con người bình thường. Điều này không làm cho chàng tầm thường hóa mà khiến nhân vật Rama trở nên gần gũi hơn.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật hết sức sắc sảo, có thể sáng ngang với ngòi bút của Williams Shakespeare ở bầu trời phương tây xa xôi. Tài năng của Valmiki đã biến bộ sử thi “Ramayana” trở nên có sức hút lớn lao cho mỗi thế hệ độc giả cả xưa và nay.

Phân tích về nhân vật Ra-ma

Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” có vị trí nằm ở khúc ca thứ sáu, chương 79 trong Ra-ma-ya-na. Nhất là sau khi chiến thắng Ra-va-na, Ra-ma cứu được nàng Xi-ta trở về. Có thể thấy được khi giải quyết những xung đột lớn của xã hội, của cộng đồng rồi thì đến lượt Ra-ma lúc này đây chàng cũng phải tự giải quyết xung đột cá nhân. Chính cái cơn ghen tuông, rồi một mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xi-ta dường như cũng đã nổi lên trong lòng Ra-ma như là đỉnh điểm của mọi xung đột. Và chính với tình tiết này làm tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm và cả nhân vật cũng bộc lộ được tính cách của mình, điển hình là Ra- ma.

Ra-ma cứu Xi-ta là vì danh dự nhưng buộc tội rồi chính chàng cũng ruồng bỏ nàng cũng là vì danh dự. Thực sự chúng ta không thể khẳng định rằng Xi-ta không còn trong sáng thế nhưng Ra-ma cùng không thể chấp nhận bất cứ một sự mờ ám nào có thể làm ảnh hưởng tới danh dự và vinh quang của chàng. Thông qua đây người đọc cũng phần nào hiểu được tính cách của Ra – ma là một người chính trực, ngay thẳng, rất phân minh.

Có thể nói rằng đối với người anh hùng thời xưa, danh dự là yếu tố quan trọng nhất, bởi vậy tuy vừa cứu Xi-ta xong lại ruồng bỏ nàng, nhưng những hành động của Ra-ma vẫn rất nhất quán. Rất nhiều, có thể nhận thấy mâu thuẫn trong lòng Ra-ma là mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự. Nhân vật Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, đồng thời cũng chính lại là bậc quân vương nhưng tính cách, tình cảm của chàng không khác con người bình thường. Thế rồi chính chàng yêu hết mình, ghen cực độ, đồng thời sẽ có lúc oai phong lẫm liệt nhưng có lúc quá mềm yếu, có lúc cao thượng vị tha. Không chỉ thế mà người đọc còn nhận thấy Ra – ma có lúc quá nhỏ nhen ích kỉ. Người đọc có thể nhận thấy được cái tối – sáng, cái xấu – tốt, cái thiện – ác luôn luôn tương phản trong tính cách của Ra-ma.

Xây dựng lên nhân vật Ra-ma lúc này đây như cũng được miêu tả rất “đời thường”, sự biến đổi tâm lí thật sắc sảo, vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo. Nhân vật Xi – ta muốn để cho Ra-ma tin mình, Xi-ta đã bình thản bước vào ngọn lửa với một lời cầu nguyện tới Thần Lửa A-nhi. Và có thể thấy được ánh lửa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn trong đời sống Ấn Độ. Ánh lửa như đã tượng trưng cho sự quang minh chính đại. Người đọc có thể nhận thấy được chính với hành động khoan thai bước vào ngọn lửa của Xi-ta được coi là đỉnh cao chói lọi trong tính cách của Xita cũng như thấy được tính cách của Ra-ma luôn bất nhất, không dao động.

Với đoạn trích “Ra-ma buộc tội” cũng được cấu tạo bởi hai yếu tố tự sự: lời kể, lời thoại, thế nhưng lời thoại chiếm vị trí quan trọng nhất. Người đọc có thể nhận thấy được lời thoại vừa tham gia vào quá trình phát triển của câu chuyện. Câu chuyện như cũng vừa đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng, thêm với đó chính là tâm trạng và cảm xúc của các nhân vật. Chính với lời Ra-ma lạnh lùng, lời Xi-ta đẫm trong nước mắt thể hiện sự đau khổ tột cùng của nàng.

Đọc đoạn trích cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả thể hiện rõ nhất qua hai hình tượng Ra-ma. Người đọc có thể thấy được tâm trạng của Ra-ma được thể hiện qua xung đột tâm lí. Nhất là sau khi giải quyết những xung đột cộng đồng thì Ra-ma lúc này đây cũng phải giải quyết xung đột cá nhân, trong đó đỉnh điếm là cơn ghen tuông và mối nghi ngờ về đức hạnh của Xi-ta. Mâu thuẫn trong con người Ra-ma thì lại thể hiện sự mâu thuẫn giữa danh dự, bổn phận và cả tình yêu nữa. Nhân vật Ra – ma ghen tuông cực độ, chàng sẵn sàng để cho ngọn lửa ghen tuông đốt cháy mình và ruồng bỏ Xi-ta. Không những thế thì Ra-ma cũng luôn luôn sẵn sàng chấp nhận để cho Xi-ta nhảy vào lửa.

Tóm lại, đoạn trích Ra-ma buộc tội thể hiện rõ phẩm chất cao quý của nhân vật Xi-ta thủy chung. Đặc biệt đó là tính cách Ra-ma, người anh hùng sử thi Ấn Độ. Hình tượng nhân vật Ra – ma sẽ không bao giờ phai nhòa được trong ký ức của mỗi chúng ta.

Rate this post