Giáo án Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Phòng GD&DT Sa Thầy

Giáo án Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

pgdsathay
pgdsathay 08/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Giáo án Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm).

Giáo án Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ các bài soạn trong năm học 2021 – 2022, với 173 trang, giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Mỹ thuật lớp 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm trọn bộ giáo án sách Chân trời sáng tạo, để tham khảo thêm những giáo án môn khác. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của VietJack:

Bạn đang xem: Giáo án Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
Bài 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

  • Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.
  • Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.
  • Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.
  • Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
  • Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

3. Phẩm chất.

  • Bồi dưỡng tình yêu thương giũa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.

2. Đối với học sinh.

  • SGK.
  • Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết màu sắc.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động khởi động:

– GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

a. Mục tiêu:

– Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

– Khuyến khích HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS:

– Quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt trong đó.

– Pha các màu cơ bản thành những màu khác và chỉ ra nhóm màu nhạt.

– Đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời.

– GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (Trang 6) và trả lời câu hỏi?

d. Câu hỏi gợi mở:

– Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển.

– Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

– Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

– Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào?

– Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào?

– GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

– Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì?

– Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt?

– Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì?

– Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì

+ Bước 1: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

* GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Bước 2: GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

* GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Bước 3: GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

* GV chốt: Vậy là các em đã hiểu và thực hành các bước vẽ tranh về biển, có các khối màu đậm, màu nhạt ở hoạt động 1.

– HS hát đều và đúng nhịp.

– HS cùng chơi.

– HS ghi nhớ.

– HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu

– HS quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt.

– HS trả lời:

– HS trả lời:

– HS thực hành, và trả lời.

– Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,..

– Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,…

– Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu: Vàng + đỏ = cam Xanh dương + vàng = lục

Xanh dương + đỏ = nâu

– Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm.

– Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt.

– Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm.

– HS thực hiện yêu cầu.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe, cảm nhận.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

* GV dẫn dắt vấn đề:

– Bầu trời, biển cả cũng như đại dương xanh bao la ẩn chứa biết bao điều diệu kì và mới lạ. Đã bao giờ các em vẽ cho mình những bức tranh về đại dương xanh mênh mông? Các em có biết phối màu cho bức tranh về bầu trời và biển thêm lung linh và rực rỡ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học đầu tiên Bài 1: Bầu trời và biển để vẽ được một bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.

B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG:

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh bầu trời và biển.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a. Mục tiêu:

– Tạo được bức tanh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

– Khuyến khích HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

– GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 7 và trả lời câu hỏi?

– Khơi gợi để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành vẽ tranh với màu đậm, và màu nhạt.

d. Câu hỏi gợi mở:

Theo em, mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển?

– Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

– Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

+ Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

– Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh.

* GV chốt: Vật là các em đã biết màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh ở hoạt động 2.

* Nhận xét, dặn dò.

– Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.

– Chuẩn bị tiết sau.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS quan sát các loại màu pha màu và thảo luận.

– HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi?

– HS trả lời.

– Theo em, 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển?

– Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.

– Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu.

– Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển.

– Bước được vẽ bằng nhiều nét là bước 2.

– Bước có vẽ màu đậm, màu nhạt là bước 3.

– HS lắng nghe, cảm nhận.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Mĩ thuật 2 cả năm!

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post