Giáo án lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn) - Phòng GD&DT Sa Thầy

Giáo án lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn)

pgdsathay
pgdsathay 15/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Giáo án lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn).

Giáo án lớp 7 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 7 môn Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Công nghệ, GDCD, Lịch sử – Địa lí, Tin học và Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Kế hoạch bài dạy lớp 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 7. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Giáo án lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo

Bài 1. TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT

Môn: Ngữ văn 7 – Lớp: ……..

Số tiết: … tiết

I. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.

– Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

– Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày.

– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

TIẾT… : GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

II. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được một số yếu tố của thơ (nói chung) và thơ bốn chữ, năm chữ (nói riêng).

2. Năng lực

3. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

3.1. Năng lực riêng:

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thơ (cụ thể là thơ bốn chữ, thơ năm chữ).

3.2. Phẩm chất

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KHỞI ĐỘNG

2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

3. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

4. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

5. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể tên một số bài thơ đã được học và cho biết thể thơ của bài thơ đó.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thơ bốn chữ, thơ năm chữ.

V. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

1. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giới thiệu: Tiết học của chúng ta hôm nay tìm hiểu về đặc điểm của thơ, cụ thể là thơ bốn chữ và thơ năm chữ. Tiết học này thuộc vào chủ điểm Tiếng nói của vạn vật. Trong chủ điểm này, các em sẽ được học các tập trung là các văn bản thơ với đề tài thiên nhiên. Vì vậy việc tìm hiểu về đặc điểm của thơ là điều cần thiết. Sau đây chúng ta cùng đi vào bài học.

HS lắng nghe

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu:Nắm được các khái niệm về thơ bốn chữ, thơ năm chữ, các khái niệm về đặc điểm của thơ.

2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu thể thơ và cách ngắt nhịp của các đoạn thơ:

+ Nhóm 1:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Lượm – Tố Hữu)

+ Nhóm 2:

Trầu ơi, hãy tỉnh lại

Mở mắt xanh ra nào

Lá nào muốn cho tao

Thì mày chìa ra nhé

(Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

+ Đoạn trích trong Lượm – Tố Hữu: thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2.

+ Đoạn trích trong Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa: thơ năm chữ, nhịp thơ 2/3, 3/2.

è GV chốt kiến thức về thơ bốn chữ, thơ năm chữ.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV gọi một HS đọc phần Tri thức ngữ văn về hình ảnh trong thơ.

– GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu các nhóm tìm các hình ảnh trong đoạn thơ nhóm mình phân tích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– Dự kiến sản phẩm:

+ Nhóm 1: Hình ảnh trong thơ: hình ảnh chú bé được miêu tả qua dáng vẻ.

+ Nhóm 2: Hình ảnh trầu được miêu tả (đang ngủ – “mở mắt ra đi nào”) và hình ảnh cậu bé ngây thơ, trong sáng, yêu thiên nhiên, nói chuyện với trầu, coi trầu là một thực thể có tiếng nói, tâm hồn.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Hai đoạn thơ được lấy ví dụ là thơ có vần hay thơ không vần? Đó là vần chân hay vần lưng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– GV mời một số HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Hai khổ thơ được ví dụ là thơ có vần, cụ thể là vần chân.

– GV chốt kiến thức về vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ.

Thơ bốn chữ, thơ năm chữ

– Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.

– Thơ năm chữ là thê thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.

– Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan vần chân với vần lưng.

Hình ảnh trong thơ

– Hình ảnh trong thơ là những chit tiết, cảnh tượng từ/về thực tế đời sống được tái hiện/biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.

Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ

Vần trong thơ Việt Nam gồm vần chân và vần lưng. Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.

Vần lưng (hay yêu vận) là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

Vai trò của vần trong thơ: vần có vai trò liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.

Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ: nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tac dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ.

Thông điệp

Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi …để hướng dẫn học sinh luyện tập

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Tên chủ điểm 1?

Câu 2: Đoạn thơ sau viết theo vần nào?

Chú gà trống nhỏ

Cái mào màu đỏ

Cái mỏ màu vàng

Đập cánh gáy vang

Câu 3: Xác định nhịp thơ trong đoạn thơ sau

Lúc mới đẻ ra

Thì kêu là nghé

Khi không còn bé

Mới gọi là trâu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu 4 đến câu 7

Em yêu mùa hè

Có hoa sim tím

Mọc trên đồi quê

Rung rinh bướm lượn

Thong thả dắt trâu

Trong chiều nắng xế

Câu 4: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

Câu 5: Chỉ ra ít nhất 2 hình ảnh được nhắc đến trong đoạn thơ

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Bông đào nho nhỏ

Cánh đào hồng tươi

Hễ thấy hoa cười

Đúng là đến Tết

Câu 7: Thể thơ chính trong chủ đề 1?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ

– Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức hoạt động

– HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung

– Hs trả lời được câu hỏi

1. Tiếng nói của vạn vật

2. Vần chân

3. 2/2

4. Thơ bốn chữ

5. Hình ảnh: hoa sim tím, bướm lượn, dắt trâu, chiều nắng…

6. Nhân hóa

7. Bốn chữ và năm chữ

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm thẻ thông tin

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, sản phẩm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

1. Em hãy ủ và gieo một loại hạt giống bất kì và quan sát sự phát triển

2. Em hãy thực hiện một kế hoạch/ dự án phù hợp với khả năng của bản thân nhằm bảo vệ tự nhiên. Cuối chủ đề sẽ báo cáo sản phẩm

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ

– Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức hoạt động

– HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung

Học sinh có thể vẽ tranh tuyên truyền, dự án thu gom rác thải hoặc tái chế rác, dự án trình diễn thời trang, chăm sóc động vật, trồng cây, chăm sóc cây xanh…

……………..

Kế hoạch bài dạy lớp 7 môn Hóa học sách Chân trời sáng tạo

BÀI 1: MỞ ĐẦU

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học: KHTN – Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.

  • Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
  • Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo
  • Làm được báo cáo, thuyết trình
  • Sử dụng được một số dụng cụ đo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

– Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất:

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

– Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.

– Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.

2. Học sinh:

– Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở đầu bài học)

a) Mục tiêu:

– Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức , kĩ năng đã học vào trong cuộc sống

– giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ đo.

b) Nội dung:

– Học sinh đọc trước phần giới mở bài .

c) Sản phẩm:

– Kiến thức thực tế của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Cho HS đọc phần mở bài .

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV..

– Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS ghi tựa bài vào vở

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh lắng nghe:

– Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

– Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.

– Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực hiện đủ 5 bước.

b) Nội dung:

– Thiết lập được 5 bước khi tìm hiểu tự nhiên.

– Ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của thực vật.

– Chú ý khi hướng dẫn HS ở bước 4 thực hiện kế hoạch. Khi giả thiết sai thì quay lại bước 2: xây dựng giả thuyết mới. Nếu giả thuyết đúng thì đưa ra kết luận.

– Tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN: như quan sát, phân tích, liên kết, đo đạc, dự báo, báo cáo và thuyết trình.

– Tìm hiểu 1 vài dụng cụ đo như máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

c) Sản phẩm:

– HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

– HS nắm được một số kĩ năng học tập môn KHTN

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Từ việc quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong SGK. GV yêu cầu HS nêu được một số ví dụ minh hoạ và trả lời hoàn chỉnh cho các câu hỏi luyện tập.

– GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỏi nhóm quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết nội dung từng bước có trong sơ đồ và các tình huống minh hoạ đưa ra trong SGK, giúp các nhóm hoàn thành nhiệm vụ luyện tập

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành quan sát 5 bước về phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

– Chia nhóm theo yêu cầu của GV: phân tích và tìm hiểu từng bước trong sơ đồ và cho ví dụ minh họa trong từng bước.

– Lưu ý các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên: khi giả thuyết sai thì ta quay lại hình thành giả thuyết mới.

– Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– HS: tất cả các nhóm đều thảo luận và chuẩn bị sẵn sàng nội dung cần trình bày khi được GV gọi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

– GV nhận xét và chốt nội dung: phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, thực hiện kế hoạch và kết luận.

I.Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

– phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống được thực hiện qua các bước: (1) quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, (2) hình thành giả thuyết, (3) lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, (4) thực hiện kế hoạch và (5) kết luận

Hoạt động 2.2: Kĩ năng học tập môn KHTN

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Cho quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK, HS cần nêu được một số kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

– GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN để thuyết trình phần hiểu của mình về từng kĩ năng thông qua phiếu học tập số 1.

– GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập

– Sau khi biết được các kĩ nàng tìm hiểu cơ bản, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. Cho HS viết báo cáo và thuyết trình tại lớp để các bạn góp ý và nhận xét. GV Chỉ ra cho HS thấy sự thành công của việc tìm hiểu tự nhiên bảng cách thuyết phục người nghe qua bài báo cáo và thuyết trình.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN.

– Hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

– Lựa chọn một đề tài để viết báo cáo và thuyết trình trình theo yêu cầu của GV

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– Hoàn thành và kiểm tra phiếu học tập của các nhóm

– Đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi của nhóm khác và GV

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

– GV nhận xét và chốt nội dung về các kĩ năng học tập môn KHTN

– Nhận xét phần thuyết trình và rút ra kết luận làm sao để bài thuyết trình của mình thuyết phục được người nghe và sinh động.

II. Kĩ năng học tập môn KHTN

– Để học tốt môn KHTN, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình

Hoạt động 2.3: Một số dụng cụ đo

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho hs đọc thông tin và quan sát Hình 1.3 trong SGK để HS nhận biết được vai trò và ứng dụng của một số dụng cụ đo. Qua đó, HS sẽ biết cách sử dụng một số dụng cụ đo phục vụ việc học tập ở môn KHTN lớp 7..

– GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.3, 1.4 ở SGK về hoạt động và cấu tạo của máy dao động kí.

– GV cho HS quan sát hình 1.5 đồng hồ đo thời gian hiện số và hình 1.6 cổng quang điện. Sau đó đặt ra các câu hỏi liên quan về cấu tạo và hoạt động của dụng cụ để HS trả lời.

– GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hoạt động nhóm để tìm hiểu về máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

– Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– Trả lời theo yêu cầu của GV.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

– GV nhận xét và chốt nội dung về một số dụng cụ đo.

III. Một số dụng cụ đo

– Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian)

– Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian.

3. Hoạt động 3: Cũng cố – luyện tập

a) Mục tiêu:

– Hệ thống được một số kiến thức đã học.

b) Nội dung:

– HS làm được các bài tập GV giao .

– HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

c) Sản phẩm:

– HS làm được bài tập và hoàn thành tốt sơ đồ tư duy .

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 13

– Tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

– Hoàn thành bài tập

– Viết được sơ đồ tư duy

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– làm bài tập vào vở và kiểm tra lẫn nhau

– GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

– Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung:

– Cho HS viết 1 bài báo cáo với nội dung tùy ý.

c) Sản phẩm:

– bài báo cáo của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu mỗi HS viết 1 bài báo cáo nọp cho GV sau 1 tuần .

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Sản phẩm bài báo cáo của các HS

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tuần sau.

…………….

Giáo án Mĩ thuật 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023

CHỦ ĐỀ: CHỮ CÁCH ĐIỆU TRONG ĐỜI SỐNG

Môn học: Mĩ Thuật; lớp: 7

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

BÀI 1: NHỊP ĐIỆU VÀ MÀU SẮC CỦA CHỮ (2 tiết)

BÀI 2: LOGO DẠNG CHỮ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực Mĩ Thuật

*Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

– Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những chữ cái

– Nêu được cách thức sáng tạo logo dạng chữ

*Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– Tạo được bố cục trang trí từ những chữ cái.

– Vẽ được logo tên lớp

*Phân tích đánh giá thẩm mĩ

– Phân tích được nhịp điệu và sự tương phản của nét, hình, màu trong bài vẽ.

– Nêu được vai trò, giá trị tạo hình của chữ ứng dụng trong đời sống

– Phân tích được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức, tính biểu tượng của logo trong sản phẩm.

– Chia sẻ được cảm nhận về sự hấp dẫn của chữ trong thiết kế logo

2. Năng lực chung

+ Tự học : chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sưu tầm tư liệu cần thiết cho chủ đề, thực hiện tốt nhiệm vụ được chuyển giao

+ Giải quyết vấn đề: nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, phát biểu đóng góp ý kiến, tìm ra vấn đề mấu chốt nội dung bài học

+ Trao đổi nhóm: Tích cực trong thảo luận, hợp tác chia sẻ khi làm việc nhóm

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm:

HS tham gia chủ động, tích cực các hoạt động cá nhân, nhóm và thực hiện đầy đủ các bài tập.

– Chăm chỉ:

HS hoàn thành sản phẩm nhóm , cá nhân tích cực theo tiến trình yêu cầu của chủ đề.

– Nhân ái:

Biết chia sẻ, động viên các thành viên nhóm, đồng cảm, hình thành tình thương yêu, …

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Đối với giáo viên:

– SGK và SGV Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo).

– sách mẫu chữ đẹp, bài vẽ của học sinh

2. Đối với học sinh:

– SGK Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo).

– Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI 1: NHỊP ĐIỆU VÀ MÀU SẮC CỦA CHỮ

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: “Khám phá hình thức tạo hình từ những chữ cái”

a. Mục tiêu: HS quan sát các hình thức tạo hình từ những chữ cái

b. Nội dung: HS thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của GV.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và kết quả thảo luận.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 SGK MT 7 thảo luận

Sau đó đặt câu hỏi để HS thảo luận nhận biết các hình thức tạo hình từ những chữ cái cách thể hiện và trả lời câu lệnh:

+ Đặc điểm những chữ cái

+ Những kiểu chữ được sử dụng

+ Hình thức sắp xếp

+ Màu sắc của chữ và nền

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm cách trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi một vài HS đứng dậy chia sẻ.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

– 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: “Cách tạo bố cục bằng những chữ cái”

a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát hình trong SGK và chỉ ra cách tạo bố cục bằng những chữ cái

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận biết cách tạo bố cục bằng những chữ cái.

c. Sản phẩm học tập:

Nhận biết tạo bố cục bằng những chữ cái

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 7 sgk mĩ thuật 7, thảo luận để nhận biết tạo bố cục bằng những chữ cái

– GV yêu cầu HS nêu các bước tạo bố cục bằng những chữ cái

– Sau đó nêu câu lệnh gợi mở để học sinh suy nghĩ thảo luân, và trả lời:

+ Kiểu chữ lựa chọn

+ Cách sắp xếp bố cục

+ Màu sắc thể hiện chữ và nền

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình

– GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– GV chốt: chữ có thể được sử dụng như một yếu tố tạo hình độc lập để vận dụng vào thiết kế các snr phẩm mĩ thuật.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: “Vẽ bố cục trang trí bằng những chữ cái”

a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS vẽ bố cục trang trí bằng những chữ cái theo ý thích, theo gợi ý :

+ Lựa chọn kiểu chữ và những chữ cái theo ý tưởng

+ Xác định khuôn khổ của bài vẽ

+ Vẽ theo đúng các trình tự

+ Vẽ màu cho chữ và nền thêm sinh động.

– GV đưa ra một số gợi ý HS:

+ Có thể sáng tạo con chữ theo cách nghĩ hoặc sưu tầm tư liệu qua tạp chí sách báo.

+ Có thể sáng tạo thêm về chất liệu cho sản phẩm thêm sinh động.

– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập

– GV nhận xét, bổ sung.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ

a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7

c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– Tổ chức cho HS trưng bày các bài vẽ thành triển lãm “Nghệ thuật hang động” và phân tích, chia sẻ cảm nhận về các bài vẽ.

– Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ, có thể treo/dán lên bảng hoặc tường.

– Khuyến khích HS sắm vai nhà phê bình mĩ thuật để giới thiệu/phân tích/bình luận về:

+ Bài vẽ em thích.

+ Biểu cảm cua màu sắc trong bài vẽ.

+ Nhịp điệu đường nét, màu sắc, đậm nhạt trong bài.

+ ý tưởng để bài vẽ hoàn thiện hơn.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án .

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển: “Tìm hiểu những ứng dụng của chữ trong đời sống”

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 7

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7

c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS đọc nội dung ở trang 9 SGK Mĩ thuật 7 để Tìm hiểu những ứng dụng của chữ trong đời sống

+ Kể tên một số hình thức sử dụng chữ ứng dụng trong đời sống

+ Bố cục chữ trang trí mà ta thường thấy

+ Chức năng dùng để làm gì

– Khuyến khích HS sưu tầm tư liệu về nghệ thuật sử dụng chữ ứng dụng trong đời sống để thực hiện bài tập tiếp theo.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

– GV chốt : Ngoài chức năng truyền tải thông tin, chữ còn có nhiều kiểu dáng phong phú, được sử dụng trong mĩ thuật ứng dụng, là điểm nhấn thu hút thị giác làm tăng giá trị thẩm mĩ cho sản phẩm

*. Hồ sơ dạy học

PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN SẢN PHẨM

Tiêu chí

Mức độ

A

B

C

D

1. Tạo bố cục trang trí bằng những chữ cái(8đ)

Bài vẽ có bố cục chữ hài hòa, sinh động; chi tiết, màu sắc phù hợp với nội dung (8đ).

Bài vẽ có bố cục chữ cân đối, sinh động nhưng màu sắc chưa hài hòa (6-7đ).

Bài vẽ có bố cục chữ cân đối, hình vẽ chưa sinh động, màu sắc hài hòa (4-5đ).

Bài vẽ có bố cục chữ chưa cân đối, hình vẽ chưa sinh động, màu sắc chưa hài hòa (0-3đ).

2. Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực làm bài (2đ)

Có trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực khi làm bài (2đ).

Có trách nhiệm, trung thực nhưng ít chăm chỉ khi làm bài (1,5đ)

Có trách nhiệm, chăm chỉ nhưng thiếu trung thực khi làm bài (1đ)

Không chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực khi làm bài (0đ).

Thanh đánh giá xếp loại:

– Mức A: Từ 8,5 – 10 điểm

– Mức B: Từ 7 – 8 điểm

– Mức C: Từ 5 – 6,5 điểm

– Mức D: Dưới 5 điểm

…………..

Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo năm 2022

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

Môn Công nghệ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.

– Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt.

– Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.

Phẩm chất, năng lực

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Mã hoá

2. Về năng lực

2.1.1. Năng lực công nghệ

Nhận thức công nghệ

+ Nhận thức cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.

a2.2

2.1.2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học

+ Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam.

2

Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trong trồng trọt.

3

3. Về phẩm chất

Phẩm chất chăm chỉ

+ Thích tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về ngành trồng trọt.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về lĩnh vực trồng trọt trong cuộc sống.

4

5

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Mở đầu

– Tìm hiểu các phản phẩm của trồng trọt.

– Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.

– Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:

+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.

– Đọc trước bài “Nghề trồng trọt ở Việt Nam”

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

– Tranh ảnh các sản phẩm của trồng trọt

-Tranh ảnh vai trò, triển vọng ngành trồng trọt.

– Video minh họa hoạt động ngành trồng trọt.

– Quan sát sản phẩm trồng trọt.

– Tìm hiểu những sản phẩm, triển vọng phát triển của một số ngành trồng trọt tại địa phương.

Hoạt động 3. Luyện tập

– Các đáp án phần luyện tập

Các bài tập phần Luyện tập SHS

Hoạt động 4. Vận dụng

– Tranh ảnh các sản phẩm trồng trọt tại địa phương.

– Quan sát thu thập một số thông tin sản phẩm trồng trọt tại địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

PP/ Công cụ đánh giá

Hoạt động 1. Mở đầu

(10 phút)

a2.2, 4

– Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.

– Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả

-PP:dạy học hợp tác

-KT:công não

Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua trò chơi.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

(25 phút)

Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)

a2.2, 2, 3,4

Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.

-PP:dạy học hợp tác

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)

a2.2, 2,3

Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

-PP: dạy học giải quyết vấn đề

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)

a2.2, 2,3,4,5

Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.

-PP:dạy học giải quyết vấn đề

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt.

a2.2, 2,3,4,5

Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.

-PP: dạy học hợp tác

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

Hoạt động 3. Luyện tập

(10 phút)

3, 4,5

Các bài tập phần Luyện tập SHS

-PP:dạy học hợp tác

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

Hoạt động 4. Vận dụng

(10phút)

3,4,5

Bài tập phần Vận dụng trong SHS

-PP:dạy học hợp tác

-KT:công não

Nội dung trả lời của học sinh

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút)

a.Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngành trồng trọt ở Việt Nam.

b.Nội dung:

– Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.

– Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả.

c. Sản phẩm dự kiến: Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.

d.Tổ chức hoạt động dạy học

* Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).

+ Phát phiếu học tập.

+ Yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 4 phút. Yêu cầu các nhóm ghi lại các sản phẩm của trồng trọt trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của trồng trọt.

+ Sau đó, giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt.

* Thực hiện nhiệm vụ

+ HS dựa vào kiến thức thực tế kể ra một số sản phẩm trong trồng trọt.

– Trả lời được nguồn gốc của các sản phẩm trồng trọt.

– Vai trò của sản phẩm từ cây trồng trong sản xuất và đời sống của con người.

* Báo cáo, thảo luận:

– Đại diện nhóm báo cáo.

– Các nhóm đưa ra góp ý, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi.

+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất trong trò chơi “Ai nhanh hơn”.

– Từ các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài.

– Phiếu học tập số 1

Câu hỏi

Trả lời

Câu 1. Hãy kể tên các sản phẩm từ trồng trọt.

Lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, ớt, ….

Câu 2. Sản phẩm từ cây trồng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống của con người?

Cung cấp lương thực thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ….

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)

Hoạt động 2.1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)

a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được vai trò trồng trọt ở nước ta.

b. Nội dung: Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.

c. Sản phẩm: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam

d. Tổ chức hoạt động

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi.

+ GV đặt vấn đề: Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với sản xuất và đời sống. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm một vài vai trò của trồng trọt mà HS không trả lời được.

+ GV Yêu cầu HS kể về một số sản phẩm trồng trọt được trồng nhiều ở nước ta, từ đó dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Trồng trọt ở nước ta đang thực hiện tốt vai trò nào?

+ GV khuyến khích học sinh kể các các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu

+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu của nông sản Viêt Nam

* Thực hiện nhiệm vụ

+ HS quan sát hình ảnh, liên hệ kiến thức thực tế nêu được những lợi ích của trông trọt: cung cấp lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu…

+ HS nghiên cứu hình ảnh trả lời các phẩm trồng trọt như lúa, ngô, cà phê, tiêu…Từ đó nêu được trồng trọt nước ta đang thực hiện tốt vài trò nào?

+ HS kể tên các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu.

+ Nêu được những thành tựu về xuất khẩu: như xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới…

* Báo cáo, thảo luận:

– HS báo cáo và giải thích.

– Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định:

GV bổ sung, hoàn chỉnh, kết luận.

Ngành trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.

Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)

a. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta.

b. Nội dung: Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam

c. Sản phẩm: Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:

  • Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng..)
  • Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
  • Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
  • Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:

  • Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
  • Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.

=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

…………….

Kế hoạch bài dạy Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023

Chương I. CHÂU ÂU

BÀI 1. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

Môn học: ĐỊA LÍ 7

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

– Trình bày được vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.

– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.

2. Năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực Địa lí:

– Nhận thức khoa học Địa lí:

+ Mô tả được một châu lục với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư – xã hội.

+ Phân tích được tác động của các điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư, đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.

– Tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các công cụ: bản đồ/lược đó, biểu đồ; hình ảnh; số liệu thống kê,…

+ Khai thác thông tin từ internet và các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho việc học tập.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí; có khả năng trình bày kết quả một bài tập của cá nhân hay của nhóm.

3. Phẩm chất:

– Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bào vệ thiên nhiên.

– Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, các nước.

– Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống (sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Bản đồ tự nhiên châu Âu.

– Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.

– Hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.

– Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– Sách giáo khoa, vở ghi.

– Hoàn thành phiếu bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

– Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

– Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

– Giúp GV biết được những thông tin HS đã có về thiên nhiên châu Âu, để có thể liên hệ và lưu ý khi dạy bài mới.

b) Nội dung:

Học sinh quan sát các hình và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

– Đây là những địa danh của quốc gia nào ở Châu Âu?

– Em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu.

c) Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”

GV: Yêu cầu HS quan sát những hình ảnh về Châu Âu và trả lời các câu hỏi.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn xác và dẫn dắt vào bài học:

Châu Âu được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. tuy không phải là cái nôi nguyên thuỷ của nền văn minh nhân loại, nhưng châu Âu là xứ sở của cội nguồn của sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Do đó hầu hết các quốc gia ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển đạt tới trình độ cao của thế giới. Tìm hiểu “Vị trí địa lí và đặc điểm tự thiên của châu Âu” là bài mở đầu cho việc tìm hiểu một châu lục có đặc điểm thiên nhiên và sự khai thác thiên nhiên rất hiệu quả của mỗi quốc gia trong châu lục.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước

a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.

b) Nội dung

Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy:

– – Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– – Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.

c) Sản phẩm học tập

Nội dung bài ghi:

1.Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ của châu Âu:

a) Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71oB, chủ yếu thuộc đới ôn hoà của bán cầu Bắc.

  • Tiếp giáp: phía bắc giáp Bắc Băng Dương.
  • phía tây giáp Đại Tây Dương.
  • phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen.
  • phía đông giáp châu Á.

b) Hình dạng: có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.

c) Kích thước: diện tích trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác thì chỉ lớn hơn châu Đại Dương.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục a và sử dụng bản đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi trong SGK trang 97.

– HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo kết quả làm việc. ( sử dụng bản đồ tự nhiên châu Âu)

– HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

– HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời.

– GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

GV: + Gọi một vài HS lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày.

HS: + Trả lời câu hỏi của GV.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4. Kết luận, nhận định

– GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức.

– HS: Lắng nghe, ghi bài.

1.Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu:

a) Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71oB, chủ yếu thuộc đới ôn hoà của bán cầu Bắc.

Tiếp giáp: phía bắc giáp Bắc Băng Dương.

phía tây giáp Đại Tây Dương.

phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen.

phía đông giáp châu Á.

b) Hình dạng: có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.

c) Kích thước: diện tích trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác thì chi lớn hơn châu Đại Dương.

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án lớp 7 sách Chân trời sáng tạo

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post