Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn - Phòng GD&DT Sa Thầy

Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn

pgdsathay
pgdsathay 02/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn.

Giáo án lớp 3 sách Cánh diều gồm 4 môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng, cùng cách trình bày khoa học, giúp thầy cô rất nhiều trong quá trình soạn giáo án lớp 3 năm học 2022 – 2023 theo chương trình mới.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các môn còn lại cho đủ bộ Cánh diều, để thầy cô chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023 sắp tới. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của VietJack:

Bạn đang xem: Giáo án lớp 3 sách Cánh diều – Tất cả các môn

Kế hoạch bài dạy Toán lớp 3 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đếm, lập đố, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các năm, chục và đơn vị)
  • So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự
  • Tia số

2. Năng lực:

– Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
  • Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.

Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học:

Đối với giáo viên: Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học

Đối với học sinh: sgk, dụng cụ học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1 : Đếm từ 1 đến 10

+ Nhiệm vụ 2 : Đếm theo chục từ 10 đến 100

+ Nhiệm vụ 3 : Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

– GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

B. LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH

Bài tập 1. Điền số thích hợp

a. Mục tiêu: HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết cách tính tổng các số, biết cấu tạo của số, biết vị trí và biết sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần trong dãy số.

b. Cách thức thực hiện:

– GV chiếu, dán hình ảnh lên bảng, hướng dẫn, giảng giải và yêu cầu HS bắt cặp đôi, thực hiện bài tập 1.

c. Số liền trước của số 470 là… Số liền sau của số 489 là…

d. 715 gồm… trăm…chục…đơn vị, ta viết 715 = …+…..+…

– GV gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày (mỗi cặp thực hiện một ý nhỏ).

– GV gọi HS nhận xét, đánh giá và lần lượt đưa ra đáp án theo ý trả lời đúng của HS.

Bài tập 2. Quan sát tranh, thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS biết so sánh và tìm ra số lớn nhất, biết sắp xếp thức tự các số từ lớn đến bé.

b. Cách thức thực hiện:

– GV dán hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài tập 2, trả lời câu hỏi:

a. Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất?

b. Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít.

– GV gọi đại diện các cặp đứng dậy trình bày (mỗi cặp thực hiện một ý nhỏ).

– GV gọi HS nhận xét, đánh giá đưa ra đáp án đúng.

Bài tập 3. Quan sát hình ảnh, ước lượng số ong và số bông hoa

a. Mục tiêu: HS biết cách ước lượng.

b. Cách thức thực hiện:

– GV dán hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, ước lượng số con ong, bông hoa trong hình:

– GV gọi 3 – 4 HS đứng dậy nêu kết quả ước lượng của mình.

– GV cùng HS lần lượt đếm số con ong và số bông hoa, đưa ra kết quả cuối cùng:

+ 32 con ong

+ 23 bông hoa

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết áp dụng kiến thức, tư duy và tìm ra được vị trí ghế ngồi của hai bố con bạn Ngọc.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng bài tập số 4 trang 7 sgk: Số ghế ghi trên vé biểu diễn xem ca nhạc của bố và Ngọc là 231 và 232. Em hãy chỉ dẫn giúp 2 bố con Ngọc tìm được ghế của mình.

– GV gọi 1 – 2 bạn đứng dậy trình bày cách hướng dẫn bố và Ngọc tìm ghế.

– GV nhận xét, nêu cách tìm ghế:

+ B1. Bố và Ngọc kiểm tra lại số ghế ngồi của mình.

+ B2. Tiến tới ghế đầu tiên của dãy đầu tiên, kiểm tra số của chiếc ghế đó, số 231 -> Tìm được ghế của bố.

+ B3. Đọc số ghế bên cạnh của bố là số 232 -> Tìm được ghế của Ngọc.

*CỦNG CỐ: CHƠI TRÒ CHƠI

– GV chiếu các câu hỏi có đáp án lựa chọn là Đúng/sai. Khi GV chiếu và đọc câu hỏi, hô to: Đúng hay sai? thì HS sẽ đồng loạt giơ tay (quy ước: xòe bàn tay là đúng, nắm bàn tay là sai). GV gọi một số HS đứng dậy giải thích câu trả lời của mình.

Câu 1. Số 564 có 6 chục. Đúng hay sai?

Câu 2. Số 456 đứng sau số 455. Đúng hay sai?

Câu 3. Số 703 được viết là 703 = 700 + 30 + 0. Đúng hay sai?

Câu 4. Số 786 lớn hơn số 867. Đúng hay sai?

Câu 5. Dãy số 435, 467, 439 sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Đúng hay sai?

Câu 6. Mẹ mua 100 quả cam, bố được tặng 75 quả cam. Nhà em có 178 quả cam. Đúng hay sai?

Câu 7. 112 lớn hơn 121. Đúng hay sai?

– GV đánh giá, nhận xét, hướng dẫn nhiệm vụ về nhà, tổng kết bài học. Tuyên dương (nhắc nhở) tinh thần học tập của HS.

– HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:

+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

+ 10, 20, 30, 40, 50, …100

+ 100, 200, 300, 400,…1000

– HS tập trung lắng nghe

– HS bắt cặp, quan sát hình ảnh, thảo luận, tìm ra câu trả lời:

a. 100 + 20 = 120

200 + 40 = 240

200 + 30 + 8 = 238

500 + 30 + 4 = 534

b. Các số cần điền lần lượt là: 461; 475; 482; 495.

c. Số liền trước của số 470 là 469 Số liền sau của số 489 là 490

d. 715 gồm 7 trăm 1 chục 5 đơn vị, ta viết 715 = 700 + 10 + 5.

– HS trình bày, lắng nghe GV nhận xét và chữa bài.

– HS quan sát hình ảnh, tìm ra câu trả lời:

a. Bạn thu gom nhiều vỏ chai nhựa nhất là bạn Hương

b. Sắp xếp thứ tự từ nhiều đến ít:

Hương (165) -> Hải (148) -> Xuân (112) -> Mạnh (95).

– HS trình bày câu trả lời

– HS lắng nghe GV nhận xét và chữa bài.

– HS quan sát hình ảnh, tự đưa ra cho mình một con số ước lượng

– HS trình bày con số ước lượng trước lớp.

– HS cùng giáo viên đếm, đối chiếu kết quả.

– HS đứng dậy đọc bài, cả lớp đọc thầm.

– HS trình bày cách tìm ghế

– HS tập trung lắng nghe

– HS hào hứng tham gia chơi trò chơi. Nghe GV phổ biến luật chơi.

– HS tập trung lắng nghe, chọn đáp án:

+ C1. Đúng

+ C2. Đúng

+ C3. Sai (703 = 700 + 3)

+ C4. Sai (876 > 786)

+ C5. Sai (435 -> 439 -> 467)

+ C6. Sai (100 + 75 = 175)

+ C8. Sai (112 < 121)

– HS chăm chú lắng nghe.

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1. CHÀO NĂM HỌC MỚI

(Đọc: Ngày khai trường tiết 1 – 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ với bạn về ngày khai giảng năm học mới ở trường.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng đọc phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài học.
  • Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được: Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

– Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, hợp tác và biết giúp đỡ bạn trong học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

– Đối với GV:

  • Tranh ảnh, video clip về ngày khai giảng năm học mới…
  • Thẻ từ, bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các từ khó.

– Đối với HS:

  • Sách, vở, dụng cụ học tập.
  • Sách có truyện về trường học và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG – CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về chủ đề, tạo tâm thế hứng thú trước khi bước vào tiết học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV giới thiệu tên chủ đề và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Chào năm học mới.

– GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ:

+ Em chuẩn bị sách vở, trang phục thế nào để đi khai giảng?

+ Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?

+ Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?

– GV mời đại diện 2 – 3 cặp chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, giới thiệu bài mới.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

BÀI ĐỌC 1

1. Đọc và trả lời câu hỏi

1.1. Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc được thành tiếng, câu thơ trong bài.

b. Cách thức thực hiện:

– GV đọc mẫu cho HS lắng nghe (giọng đọc tươi vui, hào hứng).

– GV gọi 5 HS đứng tại chỗ đọc bài (mỗi HS đọc 1 khổ thơ), khuyến khích HS đọc to, rõ ràng từng từ, câu.

– GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó và giải thích nghĩa:

· Hớn hở: vui mừng, lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh, mừng rỡ.

· Tay bắt mặt mừng: hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.

· Ôm vai bá cổ: hành động thể hiện sự thân thiện với bạn bè.

· Gióng giả: vang lên từng hồi giục giã.

– GV chỉ ra các câu dài, hướng dẫn cách ngắt nghỉ:

GV gọi một số HS đứng dậy luyện đọc cách ngắt nhịp theo dấu câu, khổ thơ.

1.2. Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại 3 khổ thơ đầu và thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS) trả lời câu hỏi 1,2

+ Câu 1. Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như thế nào ?

+ Câu 2. Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô ?

– GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời.

– GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

– GV yêu cầu HS đọc thầm tiếp 2 khổ thơ cuối và tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi 3, 4:

+ Câu 3. Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?

+ Câu 4. Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới đã bắt đầu.

– GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày câu trả lời.

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm.

– GV đưa ra nội dung bài học: Bài thơ thể hiện niềm vui sướng của bạn học sinh trong ngày khai trường.

– HS chăm chú lắng nghe

– HS bắt cặp, chia sẻ:

+ Em soạn sách vở, mặc quần áo mới để đi khai giảng.

+ Hoạt động chính trong lễ khai giảng: chào cờ, biểu diễn văn nghệ, lễ đón học sinh lớp 1, khai mạc và đánh trống khai trường…

– HS chia sẻ trước lớp, lắng nghe nhận xét.

– HS chăm chú lắng nghe

– HS đứng dậy đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.

– HS nghe và đọc theo, tìm hiểu nghĩa của từ.

– HS chú ý lắng nghe, thực hiện theo

– HS hình thành nhóm, đọc 3 khổ thơ đầu, tìm câu trả lời:

+ C1. Bạn HS mặc quần áo mới đi khai giảng.

+ C2. Niềm vui của bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô: cười hớn hở, bắt tay mặt mừng, ôm vai bá cổ, nhìn thầy cô thấy trẻ lại.

– Đại diện nhóm trình bày và nghe nhận xét.

– HS đọc 2 khổ thơ đầu, suy nghĩ trả lời:

+ C3. Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi thấy bạn nào cũng lớn hơn so với năm trước.

+ C4. Âm thanh và hình ảnh báo hiệu năm học mới bắt đầu:

· Âm thanh: tiếng trống trường

· Hình ảnh: chiếc khăn quàng đỏ

– Đại diện nhóm trình bày và nghe nhận xét, kết luận.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

B. KHÁM PHÁ

1.3. Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy bài thơ, biết một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

b. Cách thức thực hiện:

– GV hướng dẫn và đọc mẫu một lượt bài thơ

– GV gọi đại diện HS đứng dậy đọc (mỗi em đọc 1 – 2 khổ thơ), các bạn còn lại đọc thầm theo bạn.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm. Giúp HS biết đặt câu với từ chỉ hoạt động.

b. Cách thức thực hiện:

– GV dán các thẻ từ trong bài tập 1 trang 7 sgk lên bảng, GV cho HS chia thành các nhóm. GV yêu cầu các nhóm sắp xếp các thẻ từ bỏ vào các hộp (chỉ sự vật, chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm) cho phù hợp.

– GV kiểm tra kết quả trong các hộp, đánh giá và tuyên dương nhóm có nhiều kết quả đúng nhất.

– GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đặt 1 – 2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng.

– GV gọi 2 – 3 nhóm đứng dậy trình bày, GV chữa bài, nhận xét và đánh giá.

2. TỦ ĐỌC SÁCH BÁO

2.1. Viết phiếu đọc sách

a. Mục tiêu: Giúp HS cảm thấy thích thú khi ghi lại những điều mình thích từ quyển sách đã đọc.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS nhớ lại câu chuyện, bài văn đã đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) về trường học và viết vào Phiếu đọc sách.

– GV khuyến khích HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung câu chuyện, đoạn văn em đã đọc.

2.2. Chia sẻ phiếu đọc sách

a. Mục tiêu:

b. Cách thức thực hiện:

– GV chia lớp thành nhóm 4, các thành viên chia sẻ phiếu đọc sách cho nhau theo nội dung :

+ Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích…)

+ Cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.

– GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào phiếu đọc sách vào góc sản phẩm của lớp.

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp.

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi củng cố lại kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Tâm trạng của bạn học sinh trong bài thơ khi đi đón ngày khai trường là gì?

A. Vui tươi B. Lo lắng D. Sợ sệt

Câu 2. Sau bao ngày xa cách, bạn học sinh thấy thầy cô như thế nào ?

A. già nua B. trẻ lại C. ốm yếu

Câu 3. So với năm xưa, các bạn học sinh bây giờ như thế nào ?

A. lớn hơn B. bé tí teo C. béo mập

Câu 4. Khi gặp nhau, các bạn học sinh đã làm gì ?

A. Tay bắt mặt mừng B. Ôm vai bá cổ

C. cả A và B đều đúng

Câu 5. Âm thanh nào trong bài thơ báo hiệu năm học mới bắt đầu?

A. Tiếng trống trường B. Tiếng ve kêu

C. Tiếng học sinh nô đùa

– GV đánh giá, nhận xét thái độ học tập của HS, hướng dẫn về nhà và kết thúc tiết học.

– HS chú ý lắng nghe

– HS đứng dậy đọc bài, cả lớp đọc thầm.

– HS trao đổi, tìm ra đáp án, lên bảng lấy thẻ từ phù hợp:

+ Chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ

+ Chỉ hoạt động: reo, cười, bay, đo.

+ Chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ tươi.

– HS lắng nghe GV đánh giá kết quả thực hiện.

– HS suy nghĩ, đặt câu

– HS trình bày và nghe GV nhận xét

– HS ghi nhớ lại câu chuyện và ghi vào phiếu đọc sách.

– HS trang trí phiếu đọc sách

– HS hình thành nhóm, chia sẻ về phiếu đọc sách của mình.

– HS dán phiếu đọc sách vào góc sản phẩm.

– HS tập trung lắng nghe

– HS hào hứng tham gia chơi trò chơi.

– HS chú ý lắng nghe

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội lớp 3 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
BÀI 1. HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Sau bài học này, HS sẽ:
  • Nêu được mối quan hệ họ hàng nội,ngoại
  • Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại
  • Vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu
  • Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

Năng lực môn tự nhiên và xã hội:

  • Năng lực nhận thức khoa học: HS mô tả, trình bày được các thành viên bên họ nội, họ ngoại.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích, phân tích một số tình huống có liên quan đến bài học, nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện được cách ứng xử phù hợp.

Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

Thiết bị dạy học

  • Đối với giáo viên: Các hình trong bài 1 sgk, clip bài hát « Gia đình em », phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
  • Đối với học sinh: sgk, vbt, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại ; giấy trắng, keo, hồ dán, trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà… để đóng vai tình huống ở tiết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em hãy kể tên những người họ hàng mà em biết?

– GV lần lượt gọi HS đứng dậy kể tên (mỗi HS kể 1 người).

– GV tiếp tục đặt câu hỏi: Trong những tên các em đã kể, ai thuộc họ hàng bên bố, ai thuộc họ hàng bên mẹ?

– GV gọi HS trả lời, GV nhận xét, dẫn vào bài học: Như các con đã biết, trong gia đình, ngoài ông bà, bố mẹ, anh chị em, còn có những người trong họ hàng bên nội và bên ngoại. Đó là những người có quan hệ huyết thống với nhau. Cụ thể, các con sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong bài 1. Họ hàng nội, ngoại.

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Nhận biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại

a. Mục tiêu : HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Bạn An và bạn Lan đã cho em xem ảnh của những ai ?

+ Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan ?

– GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

– GV nhận xét, kết luận : Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

– GV tổ chức cho HS giới thiệu một số người thuộc họ nội và họ ngoại trong gia đình mình.

– GV treo/ chiếu hình ảnh, cho HS quan sát:

Em hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình trên:

+ Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?

+ Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?

+ Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?

– GV gọi đại diện cặp đứng dậy chia sẻ câu trả lời.

– GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những người có quan hệ huyết thống với nhau.

Hoạt động 2. Xưng hô của em với những người thuộc họ nội và họ ngoại

a. Mục tiêu : HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại,…

b. Cách thức thực hiện:

– GV cho HS thảo luận, hỏi đáp lẫn nhau về những người thuộc họ nội và họ ngoại. GV lấy mẫu:

+ Bạn gọi em trai của bố là gì?

+ Gọi bằng chú.

– GV gọi HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.

GV bổ sung thêm: Cách xưng hô với một số người họ hàng có sự khác nhau giữa các vùng miền.

Ví dụ : Ở miền Bắc chị gái của bố gọi là bác.

Ở miền Trung chị gái của bố gọi là cô.

– GV tổ chức cho HS thực hành vẽ/ cắt dán : Yêu cầu HS quan sát sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại của bạn An, từ đó em hãy vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của em.

GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp

GV nhận xét, mở rộng: Họ nội có bác, cô, chú, thím,… ; họ ngoại có : cậu, dì, mợ, dượng,…Em cần xưng hộ đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

Hoạt động 3. Tình cảm, sự gắn bó của em với họ hàng nội, ngoại

a. Mục tiêu: HS biết yêu quý, quan tâm những người anh em họ hàng hai bên nội, ngoại.

b. Cách thức thực hiện:

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trang 8 sgk và trả lời câu hỏi: Hãy nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại ?

– GV gọi đại diện 1 – 2 HS đứng dậy trả lời

– GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng nội, ngoại?

– GV gọi đại diện 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ.

– GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) đóng vai, xử lí 1 trong 2 tình huống trang 9 sgk.

– GV mời các nhóm đóng vai và xử lí tình huống.

– GV nhận xét, đánh giá, rút ra thông điệp: Hãy yêu thương, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng nội, ngoại của mình các bạn nhé !

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ, tìm ô chữ hàng dọc.

Câu 1. Chúng ta có … bên họ hàng gồm họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại.

Câu 2. Bạn Tuấn rất yêu quý, quan tâm, giúp đỡ họ hàng nội, ngoại. Chúng ta cần phải… bạn ấy.

Câu 3. Chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết …..

Câu 4. Anh em hai bên nội, ngoại cần phải sống …., yêu thương nhau.

Câu 5. Dì, dượng, cậu, mợ thuộc ….

Câu 6. Chủ đề đầu tiên của sách tự nhiên xã hội lớp 3 là…

– GV đánh giá, tuyên dương HS giải được ô chữ.

*Củng cố, dặn dò:

– GV yêu cầu HS về nhà thực hành cách xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại.

– GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình.

– HS lắng nghe yêu cầu, suy nghĩ, xung phong trả lời: Họ hàng gồm có: cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ…

– HS trả lời câu hỏi:

+ Họ hàng bên bố: bác, chú, cô,..

+ Họ hàng bên mẹ: dì, cậu, mợ, dượng…

– HS chăm chú lắng nghe.

– HS bắt cặp, quan sát tranh và thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Trong hình có: ông bà, bố bạn An và mẹ bạn Lan.

+ Những người thuộc họ nội An: ông bà nội, bố An và chị gái bố An.

+ Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại, mẹ An và em trai mẹ An.

– HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp

– HS tập trung lắng nghe

– HS chia sẻ.

– HS quan sát hình ảnh, đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời.

+ Con trai là bố An, con gái là mẹ Lan.

+ Con dâu là mẹ An, con rể là bố Lan.

+ Cháu nội là anh em An, cháu ngoại là chị em Lan.

– HS trình bày, nghe GV nhận xét

– HS bắt cặp, thực hành hỏi đáp.

– HS trình bày và lắng nghe

– HS tập trung lắng nghe, ghi nhớ.

– HS thực hiện vẽ sơ đồ nội ngoại của gia đình mình.

– HS chia sẻ trước lớp

– HS tập trung lắng nghe.

– HS lắng nghe, về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

– HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:

*Việc làm của bạn Hà:

+ Gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà

+ Chia sẻ chỗ ngủ với các em.

*Việc làm của bạn An:

+ Cùng mẹ đi thăm dì

+ Rủ các chị mua quà cho ông bà.

– HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời trước lớp về những việc làm của mình.

– HS hình thành nhóm, phân nhiệm vụ, đóng vai, xử lí tình huống:

+ TH1. Em sẽ chạy ra chào bác, hỏi thăm sức khỏe bác, lấy nước mời bác uống.

+ TH2. Em sẽ vui vẻ đồng ý, gợi ý cho bố mẹ mua một số món quà tặng ông bà.

– Các nhóm xử lí tình huống, lắng nghe GV nhận xét.

– HS tham gia chơi trò chơi.

1. Hai

2. Học tập

3. Thực hành

4. Hòa đồng

5. Họ ngoại

6. Gia đình

=> Dòng chữ hàng dọc: HỌ HÀNG

– HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện

– HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện

Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2. HAM HỌC HỎI

BÀI 4: EM HAM HỌC HỎI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi
  • Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình
  • Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thu nhận được thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi; Đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề trong một số tình huống thể hiện việc ham học hỏi.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.
  • Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những việc làm thể hiện ham học hỏi; không đồng tình với những việc làm không thể hiện ham học hỏi.
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập ; Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết ; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

  • Đối với giáo viên: Sgk đạo đức 3, sgv đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, màn hình máy chiếu (nếu có), tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
  • Đối với học sinh: Sgk đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, thẻ mặt cười/ mặt buồn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo cảm hứng học tập cho HS

– Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học em ham học hỏi.

b. Cách thức thực hiện:

– GV mở clip bài hát: “Mẹ ơi tại sao?” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên và trả lời câu hỏi: Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về những điều gì?

– GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

– GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài 4. Em ham học hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Đọc truyện «Bác Hồ học tiếng Pháp» và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu:

– Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi

– Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi

b. Cách thức thực hiện

– GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu câu chuyện Bác Hồ học tiếng Pháp, mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm ý trong truyện để trả lời câu hỏi:

+ Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Việc làm đó đã giúp Bác Hồ điều gì?

– GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời

– GV đặt câu hỏi: Từ cách học của Bác Hồ, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

– GV gọi HS chia sẻ, nhận xét, hệ thống lại một số biểu hiện của việc ham học hỏi là: Tự giác học tập, tìm tòi, tiếp thu ý kiến, chưa hiểu phải hỏi,..

Hoạt động 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

b. Cách thức thực hiện:

– GV treo/ chiếu hình ảnh, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

a. Hãy cho biết việc làm của các bạn nào trong tranh thể hiện ham học hỏi?

b. Em hãy nêu những biểu hiện khác của việc ham học hỏi.

– GV tổ chức cho HS chia nhóm 2, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

– GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận, mời 2 – 3 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến.

– GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong 4 tranh trên, bạn nhỏ trong các tranh 1, 2 và 3 thể hiện ham học hỏi. Như vậy, chúng ta có thêm các biểu hiện ham học hỏi khác như: thích khám phá điều mới lạ, tích cực phát biểu, chăm đọc sách báo…

– GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy theo em, bạn nhỏ trong tranh 4 chỉ ham chơi điện tử sẽ dẫn đến hậu quả gì?

– GV gọi 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời. GV kết luận: Mỗi chúng ta cần cố gắng học hỏi mỗi ngày để có nhiều kiến thức bổ ích. Đừng như bạn nhỏ trong tranh 4, chỉ mải chơi game không lo tìm tòi học hỏi dẫn tới kiến thức bị hạn hẹp, bị điểm kém và bỏ qua cơ hội khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài với vô vàn điều thú vị.

Hoạt động 3. Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn

a. Mục tiêu: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

b. Cách thức thực hiện:

– GV treo/ chiếu hình ảnh câu chuyện, lần lượt kể theo tranh câu chuyện: Chuyện của bạn Bảo cho hs lắng nghe.

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời:

+ Bạn Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?

+ Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?

– GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả

– GV nhận xét, đánh giá, kết luận

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây? Vì sao?

a. Mục tiêu: Đồng tình với việc làm thể hiện ham học hỏi, không đồng tình với việc làm không thể hiện ham học hỏi.

b. Cách thực thực hiện:

– GV yêu cầu HS đọc yêu cầu nội dung bài 1, suy nghĩ và trả lời.

– GV đọc lần lượt từng ý, gọi 1 HS đứng dậy trả lời và giải thích. Thực hiện lần lượt cho đến khi hết các ý.

a. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài

b. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.

c. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.

d. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh

– GV nhận xét, đánh giá và chốt lại đáp án:

+ Đồng tình với hành vi, biểu hiện: b, c, d

+ Không đồng tình với hành vi, biểu hiện: a

Hoạt động 2. Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS luyện tập, củng cố các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách thức thực hiện:

– GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, phân tình huống cho các nhóm, yêu cầu các nhóm, đóng vai xử lí tình huống được phân công.

+ TH1. Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem tối qua. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

+ TH2. Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm truyện kể về một tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt Nam. Em sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

– GV mời đại diện 2 nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống, GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý.

– GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống phù hợp và nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

Hoạt động 3. Chơi trò chơi “ĐÚNG HAY SAI”

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức trong bài học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV chiếu các câu hỏi có đáp án lựa chọn là Đúng/sai. Khi GV chiếu và đọc câu hỏi, hô: Đúng hay sai? thì HS sẽ đồng loạt giơ tay (quy ước: xòe bàn tay là đúng, nắm bàn tay là sai). GV gọi một số HS đứng dậy giải thích câu trả lời của mình.

Câu 1. HS tiểu học chưa cần ham học hỏi?

Câu 2. Thích khám phá thế giới xung quanh là biểu hiện của ham học hỏi?

Câu 3. Hăng say phát biểu không phải biểu hiện ham học hỏi?

Câu 4. Ham học hỏi sẽ có thêm nhiều kiến thức?

Câu 5. Khám phá các tính năng trong các trò chơi điện tử là biểu hiện ham học hỏi?

– GV kết thúc trò chơi, tuyên dương HS có nhiều đáp án đúng.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách thức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ rèn luyện và thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi theo phiếu rèn luyện ở bài tập 6, vở bài tập đạo đức 3.

– GV yêu cầu HS về đọc một cuốn sách mà em yêu thích và ghi lại vào sổ tay những điều đã học được từ cuốn sách ấy.

– GV yêu cầu HS quan sát môi trường xung quanh và ghi chép lại những điều mới mẻ.

– GV chốt lại kiến thức, đọc rõ lời khuyên, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh:

Tích cực phát biểu
Chưa hiểu hỏi ngay
Còn nhiều điều hay
Đang đợi em đấy

– HS nghe bài hát, trả lời câu hỏi:

Bạn nhỏ trong bài đã hỏi mẹ:

+ Tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi

+ Tại sao trời nhiều mây thế, tại sao mẹ ơi trời mưa hay nắng…

+ Tại sao trong giấc chiêm bao, ông tiên hiện về ông nói ông cười.

+ Tại sao ông có lưng cong, tiếng ông ồm ồm, râu tóc ông dài.

+ Tại sao ba nói thương con, nhớ thương là gì vì sao hỡi mẹ.

– HS tập trung lắng nghe.

– HS quan sát hình, nghe GV giới thiệu, đọc thầm theo bạn.

– HS bắt cặp, thảo luận, trả lời:

+ Bác Hồ học tiếng Pháp: Mượn sách, hỏi người trên tàu, viết vào giấy, dán vào chỗ làm việc để học… Bác còn tham gia viết bài, nhờ người trong tòa soạn sửa lỗi…

+ Việc làm đó giúp bác nói và viết thành thạo tiếng Pháp.

– HS đứng dậy chia sẻ bài học mình đã rút ra được.

– HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu.

– HS quan sát hình ảnh, bắt cặp trả lời câu hỏi:

a. Việc làm thể hiện ham học hỏi:

+ Hình 1

+ Hình 2

+ Hình 3

b. Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi:

+ thích khám phá điều mới lạ,

+ tích cực phát biểu

+ chăm đọc sách báo…

– HS trình bày kết quả trước lớp

– HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu

– HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

– HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức

– HS quan sát tranh, nghe GV kể chuyện.

– HS hình thành nhóm, thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Bạn Bảo không phải người ham học hỏi vì gặp bài toán khó không biết giải bạn bỏ qua mà không nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo.

+ Việc ham học hỏi sẽ giúp chúng ta biết được nhiều điều hay, mở mang kiến thức và tiến bộ từng ngày.

– HS lắng nghe yêu cầu, xung phong trả lời

– HS tập trung lắng nghe, đối chiếu đáp án.

– HS hình thành nhóm, phân nhiệm vụ cho các thành viên.

+ TH1. Em sẽ nhắc nhở, góp ý để hai bạn ấy cùng nhóm tham gia, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, vừa biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích.

+ TH2. Em sẽ tìm tòi tài liệu trong các sách lịch sử, nếu ko được em nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.

– HS lên đóng vai, xử lí tình huống

– HS tập trung lắng nghe.

– HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình

– HS nghe GV phổ biến luật chơi.

– HS tham gia, trả lời câu hỏi

+ C1. Sai

+ C2. Đúng

+ C3. Sai

+ C4. Đúng

+ C5. Sai

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe và thực hiện

– HS lắng nghe và thực hiện

– HS lắng nghe và thực hiện

– HS lắng nghe, đọc theo, ghi nhớ.

>> Tiếp tục cập nhật các tuần tiếp theo

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post