Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Phòng GD&DT Sa Thầy

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

pgdsathay
pgdsathay 09/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo.

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo mang tới các bài soạn chủ đề 1, chủ đề 2 và chủ đề 3, để các thầy cô tham khảo soạn giáo án điện tử lớp 6 năm 2021 – 2022, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao nhất.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Lịch sử – Địa lí, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của VietJack:

Bạn đang xem: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2021 – 2022

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 4: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Lấy được ví dụ chúng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật;

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài một vật . Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng được chiều dài của vật trong một sô trường hợp đơn giản;

– Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó;

– Đo được chiều dài một vật bằng thước.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài;thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự;

– Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

– Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.

b) Năng lực chuyên biệt

– Nêu được cách đo, đon vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật;

– Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản;

– Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật;

– Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

3. Về phẩm chất

– Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài;

– Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Dụng cụ đo độ dài: thước cuộn , dây , thẳng ….

– Máy chiếu, laptop

– Dụng cụ học sinh: bút , viết ….

– Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1 đo độ dài

Vật cần đo Chiều dài ước lượng cm Các dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo (cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giá trị 3 lần đo (Giá trị TB)
Chiếu dài bàn học
Chiều dài quyển sách

Phiếu học tập số 2 đo chiều cao

Vật cần đo Chiều cao ước lượng (m) Các dụng cụ đo chiều cao Kết quả đo ( cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giá trị 3 lần đo ( Giá trị TB)
Bạn A
Bạn B

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”

a) Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về đo độ dài

b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát nhanh về hình 4.1 SGK

c) Sản phẩm: HS trả lời theo quan điểm riêng của mình

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Thông báo luật chơi: Ai đoán đúng sẽ nhận phần thưởng Ghi nhớ luật chơi
Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi theo quan điểm riêng của mình Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện: Chiếu clip HS quan sát, hỗ trợ cần thiết HS hoàn thành yêu cầu của GV
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Chuẩn bi sách vở học bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Cảm nhận và ước lương chiều dài của vật

a) Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về dụng cụ, đơn vị đo độ dài.

b) Nội dung: Cảm nhận và ước lượng học sinh về chiều dài của vật .

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi SGK.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh

Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 4.1 v ề chiều dài hai đoạn thẳng AB và CD, HS nêu được cảm nhận của mình về kích thước các vật bằng giác quan.

Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 4,1 trên máy chiếu, thảo luận nội dung 1 và 2 SGK

Đưa ra ý kiến của mình trả lời nội dung 1 và 2 SGK

Báo cáo kết quả: HS phát biểu cảm nhận của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn AB.HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các HS khác nhau sẽ có các kết quả ước lượng khác nhau.

HS được chọn trình bày kết quả

HS khác nhận xét trình bày của bạn

Tổng kết : Dẫn đến kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cân phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.

Kết luận về đơn vị và dụng cụ đo độ dài

Ghi kết luận vào vở

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post