Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu) - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu) – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 29/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu).

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm.

Viết đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm
Viết đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm

Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu) – Ngữ Văn 7

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 1

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên rất giá trị mà ông cha ta muốn gửi gắm. Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” chỉ sự thiếu thốn về vật chất – không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, chúng ta hiểu được bài học rằng dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Con người sinh ra có hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, đầy đủ; cũng có người khó khăn, thiếu thốn. hưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng. Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị.

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 2

Ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” để nhắc nhở mỗi người dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Trước hết, câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Tóm lại, câu tục ngữ muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh. Con người sinh ra không được lựa chọn bố mẹ, gia đình, quê hương. Nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn cách sống cho chính mình. Nhân cách, đạo đức của một con người có thể được định hình và thay đổi theo thời gian. Khi con người được định hướng và lựa chọn một lối sống đúng đắn thì cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và thành công hơn. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp mới đáng trân trọng, ngưỡng mộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng về nhân cách. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Đối với một học sinh như em, câu tục ngữ là một lời răn dạy có giá trị, giúp em biết sống tốt đẹp hơn để trở thành người có ích trong tương lai. Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa.

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 3

Đạo đức, phẩm chất là những điều làm nên giá trị của một con người, chính vì lẽ đó mà ông cha ta đã có lời khuyên răn: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ gồm hai vế là “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Từ “đói” và “rách” ý chỉ cuộc sống vật chất nghèo khổ, thiếu thốn của con người. Còn “sạch” và “thơm” muốn nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách mình sống”. Mỗi người đều có một hoàn cảnh sống khác nhau. Chúng ta không thể lựa chọn điều đó, nhưng có thể lựa chọn cách sống. Chọn làm một người có ích, biết vượt lên trên mọi khó khăn nghịch cảnh. Hay chỉ làm một người tự ti, mặc cảm với xuất thân và coi đó là nguyên nhân để bản thân tìm đến với con đường sai trái. Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy cho con người về lựa chọn cách sống. Có thể thấy rằng, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời răn dạy đúng đắn.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm (3 mẫu)

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm.

Viết đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm
Viết đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm

Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 1

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên rất giá trị mà ông cha ta muốn gửi gắm. Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” chỉ sự thiếu thốn về vật chất – không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, chúng ta hiểu được bài học rằng dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Con người sinh ra có hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, đầy đủ; cũng có người khó khăn, thiếu thốn. hưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng. Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị.

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 2

Ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” để nhắc nhở mỗi người dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Trước hết, câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Tóm lại, câu tục ngữ muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh. Con người sinh ra không được lựa chọn bố mẹ, gia đình, quê hương. Nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn cách sống cho chính mình. Nhân cách, đạo đức của một con người có thể được định hình và thay đổi theo thời gian. Khi con người được định hướng và lựa chọn một lối sống đúng đắn thì cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và thành công hơn. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp mới đáng trân trọng, ngưỡng mộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng về nhân cách. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Đối với một học sinh như em, câu tục ngữ là một lời răn dạy có giá trị, giúp em biết sống tốt đẹp hơn để trở thành người có ích trong tương lai. Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa.

Đoạn văn giải thích câu Đói cho sạch, rách cho thơm – Mẫu 3

Đạo đức, phẩm chất là những điều làm nên giá trị của một con người, chính vì lẽ đó mà ông cha ta đã có lời khuyên răn: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ gồm hai vế là “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Từ “đói” và “rách” ý chỉ cuộc sống vật chất nghèo khổ, thiếu thốn của con người. Còn “sạch” và “thơm” muốn nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân. Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách mình sống”. Mỗi người đều có một hoàn cảnh sống khác nhau. Chúng ta không thể lựa chọn điều đó, nhưng có thể lựa chọn cách sống. Chọn làm một người có ích, biết vượt lên trên mọi khó khăn nghịch cảnh. Hay chỉ làm một người tự ti, mặc cảm với xuất thân và coi đó là nguyên nhân để bản thân tìm đến với con đường sai trái. Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy cho con người về lựa chọn cách sống. Có thể thấy rằng, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời răn dạy đúng đắn.

Rate this post