Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 12/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Thanh Thảo là một nhà thơ, nhà báo nổi tiếng. Bài thơ Gặp lá cơm nếp của ông được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

Cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, gồm 3 đoạn văm mẫu. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp – Ngữ Văn 7

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 1

Khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật người con. Tác giả không khắc họa hình ảnh người con trong bài thơ qua ngoại hình, ngôn ngữ hay hành động. Người con xuất hiện một cách gián tiếp qua những cảm xúc, tình cảm dành cho mẹ. Đó là một người lính đã xa nhà nhiều năm, khi nhìn thấy lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Dù là những điều rất đỗi bình dị nhưng người con vẫn ghi nhớ, cho thấy tấm lòng hiếu thảo dành cho mẹ. Không chỉ vậy, người con còn có một tình yêu dành cho đất nước khi trong lòng anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc: “Ôi cái mùi vị quê hương/Con làm sao quên được”. Qua nhân vật người con trong bài thơ, tôi đã hiểu được nỗi vất vả cũng như biết yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 2

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo được sáng tác từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Người con không được miêu tả qua nét ngoại hình, tính cách hay hành động. Mà nhân vật này được khắc họa qua tình cảm, cảm xúc. Chúng ta có thể hình dung ra người con trong bài thơ là một chiến sĩ bộ đội đã xa nhà lâu ngày. Trên đường hành quân, anh nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, liền nghĩ về bát xôi mùa gặt của mẹ mà bồi hồi nhớ về người mẹ, nhớ về quê hương. Tình cảm của anh được chia đều cho người mẹ và đất nước. Với nhân vật này, người đọc có thể hiểu được nỗi vất vả cũng như biết yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 3

“Gặp lá cơm nếp” là một bài thơ hay của Thanh Thảo. Khi đọc tác phẩm, tôi cảm thấy ấn tượng với nhân vật trữ tình trong bài – người con. Tác giả đã khắc họa nhân vật này một cách gián tiếp, qua tình cảm dành cho người mẹ của mình. Người con là một người lính đã xa nhà nhiều năm., tình cờ bắt gặp lá cơm nếp. H ình ảnh này đã gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. N gười con yêu thương mẹ, cũng như yêu thương đất nước của mình. Dòng cảm xúc của người con khiến tôi xúc động, hiểu được giá trị của những tình cảm thiêng liêng.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Thanh Thảo là một nhà thơ, nhà báo nổi tiếng. Bài thơ Gặp lá cơm nếp của ông được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

Cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, gồm 3 đoạn văm mẫu. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 1

Khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật người con. Tác giả không khắc họa hình ảnh người con trong bài thơ qua ngoại hình, ngôn ngữ hay hành động. Người con xuất hiện một cách gián tiếp qua những cảm xúc, tình cảm dành cho mẹ. Đó là một người lính đã xa nhà nhiều năm, khi nhìn thấy lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Dù là những điều rất đỗi bình dị nhưng người con vẫn ghi nhớ, cho thấy tấm lòng hiếu thảo dành cho mẹ. Không chỉ vậy, người con còn có một tình yêu dành cho đất nước khi trong lòng anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc: “Ôi cái mùi vị quê hương/Con làm sao quên được”. Qua nhân vật người con trong bài thơ, tôi đã hiểu được nỗi vất vả cũng như biết yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 2

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo được sáng tác từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Người con không được miêu tả qua nét ngoại hình, tính cách hay hành động. Mà nhân vật này được khắc họa qua tình cảm, cảm xúc. Chúng ta có thể hình dung ra người con trong bài thơ là một chiến sĩ bộ đội đã xa nhà lâu ngày. Trên đường hành quân, anh nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, liền nghĩ về bát xôi mùa gặt của mẹ mà bồi hồi nhớ về người mẹ, nhớ về quê hương. Tình cảm của anh được chia đều cho người mẹ và đất nước. Với nhân vật này, người đọc có thể hiểu được nỗi vất vả cũng như biết yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn.

Cảm nhận về người con trong bài Gặp lá cơm nếp – Mẫu 3

“Gặp lá cơm nếp” là một bài thơ hay của Thanh Thảo. Khi đọc tác phẩm, tôi cảm thấy ấn tượng với nhân vật trữ tình trong bài – người con. Tác giả đã khắc họa nhân vật này một cách gián tiếp, qua tình cảm dành cho người mẹ của mình. Người con là một người lính đã xa nhà nhiều năm., tình cờ bắt gặp lá cơm nếp. H ình ảnh này đã gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. N gười con yêu thương mẹ, cũng như yêu thương đất nước của mình. Dòng cảm xúc của người con khiến tôi xúc động, hiểu được giá trị của những tình cảm thiêng liêng.

4/5 - (4 votes)