Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây (3 mẫu) - Phòng GD&DT Sa Thầy

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây (3 mẫu)

pgdsathay
pgdsathay 14/02/2023

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây (3 mẫu).

Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cây thanh long, tả cây ổi, tả cây chuối.

Tả cây ổi

Bạn đang xem: Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây (3 mẫu)

Sau khi lập được dàn ý, các em sẽ nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây ăn quả thật hay, đầy đủ ý quan trọng. Nhờ đó, cũng rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm dàn ý Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy:

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây thanh long

1) Mở bài: Giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
  • Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.

b. Tả chi tiết:

  • Gốc thanh long: màu xanh đậm, sậm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.
  • Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một “đốt”.
  • Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao độ lim .
  • Tại mỗi “đốt mắt”, nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như búp sen nhọn.
  • Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
  • Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già dặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long tròn trĩnh, có rua hoa, chung quanh có vảy như vẩy rồng, quả có da trơn, bóng loáng chuyển dần sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vảy của quả vẫn xanh.

c. Chăm sóc thanh long:

  • Tưới nước, ủ ấm cho gốc.
  • Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
  • Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già, quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.

d. Quả thanh long:

  • Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát. (còn có giống thanh long thịt đỏ, hạt đen.)

3) Kết luận:

  • Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
  • Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon, có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây ổi

a. Mở bài: Giới thiệu cây ổi mà em muốn miêu tả:

  • Cây ổi đấy được trồng ở đây?
  • Cây ổi do ai trồng? Năm nay đã được bao nhiêu tuổi rồi?

b. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây ổi:

– Tả rễ cây:

  • đâm sâu vào lòng đất
  • giúp cây không cần tưới nước thường xuyên
  • giúp cây đứng vững trên mặt đất mặc gió bão

– Tả thân cây:

  • to như bắp chân, cứng cáp, vững chắc
  • lớp vỏ bọc trên thân có màu xanh xám, nhiều chỗ bị bong ra để lộ lớp thịt màu vàng nâu nhạt bên trong

– Tả cành cây:

  • cành ổi to như cổ tay, đẻ ra nhiều nhánh nhỏ
  • nhánh cây mọc đan xen lẫn nhau khá dày tạo thành tán cây lớn

– Tả lá cây:

  • lá ổi to như bàn tay trẻ em, khá dày, màu xanh sẫm
  • mặt lá nhám chứ không trơn như lá mít
  • lá ổi non có một lớp lông tơ bám trên bề mặt, có mùi thơm nhẹ

– Tả hoa ổi:

  • hoa ổi mọc thành chùm, từ 3 đến 5 bông một chùm
  • cánh hoa màu trắng, các sợi nhụy hoa màu vàng

– Tả quả ổi:

  • quả ổi có hình cầu, lúc mới đậu lớn như viên bi, khi lớn hẳn to như nắm tay người lớn
  • vỏ ổi chín chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh ngọc
  • thịt quả trắng giòn ngọt, trong cùng có nhiều hạt

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây ổi

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây chuối

1) Mở bài: Giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già. chuối cau…)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.
  • Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.
  • Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

  • Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhạt màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.
  • Lá chuối già khô vàng, quắt lại. rũ lòa xòa xuống gốc.
  • Buồng chuối: cuống buồng to bằng cổ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nải chuối bé nhất.
  • Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

  • Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.
  • Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

  • Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.
  • Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
  • Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3) Kết luận: Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây (3 mẫu)

Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ, giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cây thanh long, tả cây ổi, tả cây chuối.

Tả cây ổi

Sau khi lập được dàn ý, các em sẽ nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây ăn quả thật hay, đầy đủ ý quan trọng. Nhờ đó, cũng rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm dàn ý Dàn ý Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy:

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây thanh long

1) Mở bài: Giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
  • Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.

b. Tả chi tiết:

  • Gốc thanh long: màu xanh đậm, sậm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.
  • Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một “đốt”.
  • Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao độ lim .
  • Tại mỗi “đốt mắt”, nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như búp sen nhọn.
  • Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
  • Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già dặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long tròn trĩnh, có rua hoa, chung quanh có vảy như vẩy rồng, quả có da trơn, bóng loáng chuyển dần sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vảy của quả vẫn xanh.

c. Chăm sóc thanh long:

  • Tưới nước, ủ ấm cho gốc.
  • Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
  • Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già, quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.

d. Quả thanh long:

  • Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát. (còn có giống thanh long thịt đỏ, hạt đen.)

3) Kết luận:

  • Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
  • Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon, có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây ổi

a. Mở bài: Giới thiệu cây ổi mà em muốn miêu tả:

  • Cây ổi đấy được trồng ở đây?
  • Cây ổi do ai trồng? Năm nay đã được bao nhiêu tuổi rồi?

b. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây ổi:

– Tả rễ cây:

  • đâm sâu vào lòng đất
  • giúp cây không cần tưới nước thường xuyên
  • giúp cây đứng vững trên mặt đất mặc gió bão

– Tả thân cây:

  • to như bắp chân, cứng cáp, vững chắc
  • lớp vỏ bọc trên thân có màu xanh xám, nhiều chỗ bị bong ra để lộ lớp thịt màu vàng nâu nhạt bên trong

– Tả cành cây:

  • cành ổi to như cổ tay, đẻ ra nhiều nhánh nhỏ
  • nhánh cây mọc đan xen lẫn nhau khá dày tạo thành tán cây lớn

– Tả lá cây:

  • lá ổi to như bàn tay trẻ em, khá dày, màu xanh sẫm
  • mặt lá nhám chứ không trơn như lá mít
  • lá ổi non có một lớp lông tơ bám trên bề mặt, có mùi thơm nhẹ

– Tả hoa ổi:

  • hoa ổi mọc thành chùm, từ 3 đến 5 bông một chùm
  • cánh hoa màu trắng, các sợi nhụy hoa màu vàng

– Tả quả ổi:

  • quả ổi có hình cầu, lúc mới đậu lớn như viên bi, khi lớn hẳn to như nắm tay người lớn
  • vỏ ổi chín chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh ngọc
  • thịt quả trắng giòn ngọt, trong cùng có nhiều hạt

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây ổi

Dàn ý Tả lần lượt từng bộ phận của cây chuối

1) Mở bài: Giới thiệu cây chuối đang có buồng, cây trồng ở đâu? (góc vườn), do ai trồng (ông em trồng), thuộc loại chuối gì? (chuối sứ, chuối già. chuối cau…)

2) Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa: Cây chuối có buồng cao to nhất trong bụi chuối, quanh cây có dăm bảy cây chuối con lớn nhỏ cao thấp suýt soát nhau, có cây cao gần hàng cây chuối mẹ, cỏ cây bé tí mới nứt lên từ gốc chuối.
  • Đến gân: Gốc cây mẹ to bằng một vòng tay em cao độ 3 mét, thân cây lên cao thon nhỏ lại.
  • Thân cây chuối trơn láng, xanh bóng, sờ mát tay.

b. Tả từng bộ phận của cây:

  • Lá chuối to; trái rộng như cái máng úp, vươn rộng ra xung quanh như một cái ô xanh biếc. Càng lên cao, lá nhạt màu dần, lá non nhú ra cuộn tròn chĩa thẳng lên trời như một mũi kiếm.
  • Lá chuối già khô vàng, quắt lại. rũ lòa xòa xuống gốc.
  • Buồng chuối: cuống buồng to bằng cổ tay trổ ra từ giữa nách chuối, cong oằn, chĩa xuống đất đeo xung quanh năm bảy nải chuối. Nải chuối con xanh ngất, bé xíu, trái chuối chỉ to hơn ngón tay cái, mỗi trái chuối đều có một cuống râu màu đen. Nải chuối thấp là nải chuối bé nhất.
  • Bắp chuối: phần cuối cùng của buồng chuối, màu đỏ tím, từa tựa một búp sen thon dài quá khô. Bắp chuối có thể cắt về làm rau, trộn gỏi rất ngon.

c. Sự chăm sóc cây chuối của ông:

  • Ông vun gốc ủ lá cho ấm đất, ông cắt bó lá khô xấu.
  • Ông tách cây chuối con để chuối mẹ phát triển, trổ buồng, trái to, lớn nhanh.

d. Ích lợi của cây chuối:

  • Cho quả ăn bổ, ngọt thơm.
  • Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
  • Thân chuối để chăn nuôi, làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu.

3) Kết luận: Nêu cảm xúc của em: biết ơn ông trồng cây để có quả ngon bổ cho gia đình ăn. Vườn nhà mát mẻ, tươi tắn nhờ màu xanh của cây lá ông trồng.

Rate this post