Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 30/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng
Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 7, vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Bạn đang xem: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng – Ngữ Văn 7

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 1

Về nội dung, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ. Cùng với đó, qua nhân vật Võ Tòng, Đoàn Giỏi đã cho thấy những tính cách tiêu biểu của con người nơi đây: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Còn về nghệ thuật, đoạn trích đã miêu tả thành công tâm lí nhân vật với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 2

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung đoạn trích đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách của con người Nam Bộ. Thiên nhiên hiện lên với núi rừng hoang sơ, sông nước hữu tình. Còn tính cách của con người Nam Bộ thì chất phác, dũng cảm và trọng tình nghĩa. Tiếp đến là nghệ thuật, đoạn trích sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt giúp câu chuyện thêm khách quan. Giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 3

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất – cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng
Nội dung và nghệ thuật của Người đàn ông cô độc giữa rừng

Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 7, vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 1

Về nội dung, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ. Cùng với đó, qua nhân vật Võ Tòng, Đoàn Giỏi đã cho thấy những tính cách tiêu biểu của con người nơi đây: hồn hậu, chất phác và trọng nghĩa tình. Còn về nghệ thuật, đoạn trích đã miêu tả thành công tâm lí nhân vật với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 2

Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trước hết, về nội dung đoạn trích đã khắc họa vô cùng chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên và tính cách của con người Nam Bộ. Thiên nhiên hiện lên với núi rừng hoang sơ, sông nước hữu tình. Còn tính cách của con người Nam Bộ thì chất phác, dũng cảm và trọng tình nghĩa. Tiếp đến là nghệ thuật, đoạn trích sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt giúp câu chuyện thêm khách quan. Giọng điệu, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật – Mẫu 3

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất – cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Rate this post