Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 12/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió.

Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được tình cảm, cảm xúc của tác giả. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió
Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió, bao gồm 3 đoạn văn mẫu rất hữu ích. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Bạn đang xem: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió – Ngữ Văn 7

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 1

Văn bản “Trở gió” đã thể hiện được tình cảm rất đỗi bình dị, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quê hương. Điều đó được thể hiện qua tình yêu gió chướng – tình yêu xuất phát từ những điều gần gũi, quen thuộc. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Khi gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và tác giả luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng, bởi nó gợi nhớ về tuổi thơ, về quê hương.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 2

Đến với văn bản Trở gió, người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư thật bình dị, gần gũi. Tác giả đã dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Gió chướng là hình ảnh trung tâm trong văn bản, đã gợi nhắc cho nhà văn những điều quen thuộc, gần gũi. Yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Tác giả luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Khi gió chướng về, nhà thơ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ mừng đó, rồi bực đó, lại đến buồn bã. Dù xã hội có ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Như vậy, văn bản “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 3

Văn bản “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, nhưng ẩn sau trong đó chính là tình yêu quê hương. Hình ảnh gió chướng được tác giả khắc họa rất sinh động. Và phải là một người nhạy cảm, tinh tế mới có thể cảm nhận được điều đó. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức về tuổi thơ, về quê hương. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, nhà văn lại mong ngóng nó về. Đó giống như một thói quen, hay một điều thân thuộc không thể thiếu. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió

Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được tình cảm, cảm xúc của tác giả. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió
Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong văn bản Trở gió, bao gồm 3 đoạn văn mẫu rất hữu ích. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 1

Văn bản “Trở gió” đã thể hiện được tình cảm rất đỗi bình dị, mộc mạc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho quê hương. Điều đó được thể hiện qua tình yêu gió chướng – tình yêu xuất phát từ những điều gần gũi, quen thuộc. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh như “hơi thở gió rất gần”; “âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không”; “mừng húm”; “hừng hực, dạt dào”; “Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng”. Khi gió chướng về, tác giả đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: “ Mừng đó, rồi bực đó”; “buồn, buồn muốn chết”; “Cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau”. Và tác giả luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng, bởi nó gợi nhớ về tuổi thơ, về quê hương.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 2

Đến với văn bản Trở gió, người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư thật bình dị, gần gũi. Tác giả đã dành cho quê hương một tình yêu chân thành, tha thiết. Gió chướng là hình ảnh trung tâm trong văn bản, đã gợi nhắc cho nhà văn những điều quen thuộc, gần gũi. Yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Tác giả luôn mong chờ đợi gió chướng về, bởi nó gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, về quê hương. Khi gió chướng về, nhà thơ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ mừng đó, rồi bực đó, lại đến buồn bã. Dù xã hội có ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình. Như vậy, văn bản “Trở gió” không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió – Mẫu 3

Văn bản “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, nhưng ẩn sau trong đó chính là tình yêu quê hương. Hình ảnh gió chướng được tác giả khắc họa rất sinh động. Và phải là một người nhạy cảm, tinh tế mới có thể cảm nhận được điều đó. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức về tuổi thơ, về quê hương. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, nhà văn lại mong ngóng nó về. Đó giống như một thói quen, hay một điều thân thuộc không thể thiếu. Và dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng nhà văn vẫn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của mình.

Rate this post