Bộ đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa (Có đáp án) - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Bộ đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa (Có đáp án) – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 03/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Bộ đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa (Có đáp án).

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long gồm 3 đề, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập, rèn thật tốt kỹ năng trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sắp tới.

Lặng lẽ Sa Pa

Bạn đang xem: Bộ đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa (Có đáp án) – Ngữ Văn 9

Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy, nhanh chóng trả lời những câu hỏi đề đọc hiểu. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 3 đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa trong bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy:

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 1

Cho đoạn văn sau:

“… Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: – Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào.

Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách:

– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ…”

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9, tập 1 – NXB Giáo Dục, 2015)

Câu 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. . Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó.

Câu 3. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp?

Câu 4: Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”?

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Ba nhân vật ấy là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

Hoàn cảnh gặp nhau là: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị…

Câu 2: Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn:

  • Câu văn 1: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”
  • Câu văn 2: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

Câu 3: Trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì:

  • Đây là một dụng ý trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn
  • Việc tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì muốn khẳng định những con người tốt đẹp trong truyện không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là rất nhiều người. Họ ở Sa Pa, đến Sa Pa..
  • Qua đó tác giả muốn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước…
  • Cách gọi như thế đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Câu 4: Người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian” vì anh thanh niên phải làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác.

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 2

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.

(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.

Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ – khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình.

Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa).

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.

Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn.

Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là:

  • “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
  • “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”.

Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào.

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 3

Cho đoạn văn:

“Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 5: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Duy

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ 3.Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là:

  • Nhân hoá: những cây thông – rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây tử kinh – nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng – xua mây.
  • Ẩn dụ: nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
  • Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động , đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc.

Tác dụng:

  • Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
  • Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.

Câu 5: Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước”.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Bộ đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa (Có đáp án)

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long gồm 3 đề, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập, rèn thật tốt kỹ năng trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sắp tới.

Lặng lẽ Sa Pa

Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy, nhanh chóng trả lời những câu hỏi đề đọc hiểu. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 3 đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa trong bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy:

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 1

Cho đoạn văn sau:

“… Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: – Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào.

Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách:

– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ…”

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9, tập 1 – NXB Giáo Dục, 2015)

Câu 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. . Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó.

Câu 3. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp?

Câu 4: Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”?

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Ba nhân vật ấy là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

Hoàn cảnh gặp nhau là: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị…

Câu 2: Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn:

  • Câu văn 1: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”
  • Câu văn 2: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

Câu 3: Trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì:

  • Đây là một dụng ý trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn
  • Việc tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì muốn khẳng định những con người tốt đẹp trong truyện không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là rất nhiều người. Họ ở Sa Pa, đến Sa Pa..
  • Qua đó tác giả muốn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước…
  • Cách gọi như thế đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Câu 4: Người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian” vì anh thanh niên phải làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác.

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 2

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.

(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.

Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ – khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình.

Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa).

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.

Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn.

Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là:

  • “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
  • “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”.

Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào.

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Đề 3

Cho đoạn văn:

“Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 5: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Duy

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm.

Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ 3.Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là:

  • Nhân hoá: những cây thông – rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây tử kinh – nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng – xua mây.
  • Ẩn dụ: nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
  • Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động , đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc.

Tác dụng:

  • Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
  • Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.

Câu 5: Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước”.

Rate this post