Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THPT - Phòng GD&DT Sa Thầy

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THPT

pgdsathay
pgdsathay 10/06/2023

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THPT.

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài thu hoạch cuối khóa tập huấn Mô đun 8 của mình.

Với bài thu hoạch Module 8 này, thầy cô sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch Mô đun 8 THCS. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của VietJack để đạt kết quả như mong muốn trong khóa bồi dưỡng Module 8.

Bạn đang xem: Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THPT

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THPT

SỞ GD&ĐT ……………..
TRƯỜNG THPT ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…… tháng……năm 2022

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN, GIA ĐÌNH VÀ CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THPT NĂM HỌC 2022 – 2023

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giáo viên:……………………

Môn giảng dạy: Ngữ văn

Trường: THPT………

Lớp chủ nhiệm:…….

II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG, TẬP THỂ LỚP HỌC.

1. Đặc điểm nhà trường

– Thuận lợi:

  • Trường THPT ……. được thành lập năm 2002 đến nay trường tròn 20 năm xây dựng và trưởng thành. Hiện tại nhà trường có tổng 24 lớp và 54 thầy cô. Trong đó 20 thầy/cô có trình độ thạc sỹ.
  • Đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình, sáng tạo trau dồi kiến thức, ứng dụng nhanh CNTT.
  • Khả năng phối kết hợp giữa gia đình cha mẹ HS và nhà trường rất tốt.
  • Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, buổi tọa đàm kết hợp với các tổ chức xã hội khác trên địa bàn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS.
  • HS chủ yếu ở vùng nông thôn nên chăm chỉ, ngoan ngoãn, cần cù, chịu khó

– Khó khăn:

  • Phần lớn cha mẹ của các em HS là công nhân, nông dân, đi làm ăn buôn bán xa nên thời gian làm việc cả ngày nhiều khi không sát sao được việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho con em mình.
  • Gia đình các em HS chủ yếu ở vùng nông thôn nên một bộ phận nhỏ cha mẹ HS kết hợp với GVCN và nhà trường trong việc giáo dục con em mình còn chưa cao.

2. Đặc điểm lớp học 12A3

– Tổng số học sinh đầu năm: 39 em, trong đó:

  • Số học sinh nam: 14 em
  • Số học sinh nữ: 25 em
  • Số đoàn viên: 39/39 em
  • Học sinh thuộc diện con thương, bệnh binh: 0
  • Học sinh thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo: 02
  • Con mồ côi: 01

– HS trong lớp sống rải rác ở 06 xã khác nhau trên địa bàn nên việc phối kết hợp giữa GVCN và cha mẹ HS còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận HS có bố mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa cao.

III. MỤC TIÊU PHỐI HỢP

Mục tiêu phối hợp giữa GVCN lớp, nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm khai thác tối ưu vai trò của gia đình, xã hội tham giá vào quá trình giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh trong lớp.

  • Phối hợp giữa GVCN lớp, gia đình và xã hội về đạo đức lối sống cho học sinh như: giáo dục cho học sinh về ý thức trách nhiệm với cá nhân, ý thức và trách nhiệm đối với những người xung quanh…;
  • Phối hợp giữa GVCN lớp và gia đình trong xây dựng các kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
  • Phối hợp giữa GVCN lớp, gia đình và xã hội trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp.
  • Phối hợp giữa GVCN lớp, nhà trường và gia đình trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức lối sống của học sinh trong lớp.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hệ thống chủ đề giáo dục đạo đức lối sống cho HS

Nội dung giáo dục đạo đức

Yêu cầu cần đạt

Chủ đề đề xuất

Vai trò của các lực lượng phối hợp

Hình thức phối hợp

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân

– Nhận thức được quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân.

– Tìm hiểu nội quy trường, lớp.

– Xây dựng nội quy lớp.

– Tìm hiểu quy định của cộng đồng.

– Nhà trường, đoàn thanh niên, GVBM

– Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tổ chức tọa đàm, …

– Trong buổi họp cha mẹ HS đầu năm học

2. Ý thức, thái độ và hành vi học tập vì ngày mai lập nghiệp

– Có động cơ học tập đúng đắn.

– Có những nhận thức cơ bản về một số nhóm ngành.

– Xây dựng được kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

– Vai trò, tầm quan trọng của việc học.

– Tìm hiểu một số ngành nghề lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương.

– Xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

– Giáo viên bộ môn Ngữ văn (tích hợp vào dạy học NLXH).

– Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm, …

– Trong buổi họp cha mẹ HS đầu năm học

3. Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình

– Có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.

– Có những hiểu biết cơ bản về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.

– Tìm hiểu về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.

– Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

– GV môn Ngữ văn, GDCD, sinh học.

– Nhân viên y tế.

– Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm,…

4. Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội

– Nhận diện được các biểu hiện của bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Biết cách phòng chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

– Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường THPT.

– GVBM: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để tăng cường ý thức, thái độ và hành vi với phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt lớp theo chủ đề từng tháng, tổ chức tọa đàm, …

5. Ý thức trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước

– Nhận thức được trách nhiệm cần có của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước.

– Tình yêu gia đình, quê hương đất nước

– Tổ quốc bên bờ sóng

– GVBM: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về trách nhiệm cần có của học sinh với gia đình, quê hương, đất nước

– Đoàn THCSHCM địa phương tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường…

6. Ý thức, thái độ, hành vi tham gia mạng xã hội

– Nhận thức được những lợi ích và hậu quả của mạng xã hội.

– Biết cách khai thác mạng xã hội để phục vụ cho việc học tập và đời sống.

– Ứng xử văn minh trên không gian mạng.

– Những lợi ích của mạng xã hội.

– Những hậu quả khi khai thác, sử dụng mạng xã hội không hợp lí.

– Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

– GVBM: Lồng ghép các hoạt động học tập cho học sinh để tăng cường ý thức, thái độ và hành vi khi tham gia vào mạng xã hội.

– Nhà trường, đoàn thanh niên Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức tọa đàm, …

7. An toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh.

– Nhận thức được những biểu hiện của tham gia giao thông an toàn.

– Biết cách phòng chống dịch bệnh.

– Những nguyên tắc khi tham gia giao thông an toàn.

– Cách phòng chống dịch bệnh

– Công an địa phương

– Nhân viên y tế

– Nhà trường, Đoàn thanh niên Tổ chức hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức sinh hoạt lớp, tổ chức tọa đàm, …

2. Kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS theo chủ đề

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động và hình thức phối hợp

GV/GVCN

Gia đình

Lực lượng xã hội

Thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước

– Nhận thức được trách nhiệm cần có của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Thể hiện được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương, đất nước

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về trách nhiệm cần có của học sinh với gia đình, quê hương, đất nước

– Họp PHHS thống nhất giữa GVCN và PHHS về mục tiêu và nội dung cần thống nhất trong giáo dục.

– Cha mẹ định hướng, giáo dục học sinh về trách nhiệm với gia đình; Giao việc nhà phù hợp cụ thể đề học sinh thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đinh.

– Cha mẹ theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và trao đổi thông tin với GVCN

– Đoàn TNCSHCM trong trường phối hợp với đoàn TNCSHCM ở địa phương để thống nhất nội dung giáo dục.

– Đoàn THCSHCM địa phương tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường…

– Đoàn TNCSHCM địa phương theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và trao đổi thông tin với nhà trường

3. Kênh thông tin phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS

Kênh thông tin

Nội dung thông tin

Mục tiêu cần đạt

Thời điểm thực hiện

Các buổi họp PHHS

– Mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt của chủ đề.

– Nội dung công việc cần phối hợp.

– Cách thức phối hợp/ thực hiện chủ đề

– Nêu được trách nhiệm của bản thân với gia đình, quê hương đất nước

– Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động bảo vệ quê hương, đất nước trường, lớp, địa phương tổ chức.

– Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình, quê hương đất nước.

Đầu năm, đầu kì 2, cuối năm

Sổ liên lạc điện tử

– Trao đổi và chia sẻ những thông tin về gia đình, quê hương, đất nước.

+ Thống nhất chia sẻ và xin ý kiến từ phụ huynh/hoặc nội dung mới triển khai cần phối hợp từ phụ huynh để giáo dục HS tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Cần trang bị cho HS tình yêu gia đình, quê hương đất nước

Thường xuyên trong năm học

Nhóm Zalo/ Messenger…

Cập nhật những thông tin, diễn biến về gia đình, quê hương, đất nước.

– Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ quê hương, đất nước.

– Tham gia tích cực, vào các hoạt động bảo vệ quê hương đất nước.

Thường xuyên trong năm học

Hệ thống truyền thanh của trường

– Cập nhật những thông tin quan trọng về gia đình, quê hương đất nước.

Giúp học sinh tham gia tích cực, tự giác các hoạt động bảo vệ môi trường do lớp, trường, địa phương tổ chức.

Thường xuyên trong năm học

Website trường.

Fan Page Đoàn Thanh niên.

+ Trao đổi và cập nhật thông tin quan trọng về gia đình, quê hương đất nước.

Cập nhật kịp thời thông tin giữa nhà trường và gia đình học sinh; Tạo điều kiện tối đa thuận lợi nhất cho các hoạt động giáo dục học sinh.

Thường xuyên trong năm học

….., ngày …. tháng……năm 2022

KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post