13 Trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học - Phòng GD&DT Sa Thầy

13 Trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học

pgdsathay
pgdsathay 06/07/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết 13 Trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học.

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh Tiểu học. Trò chơi tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Sau đây, VietJack xin giới thiệu đến các thầy cô 13 trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây

Bạn đang xem: 13 Trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học

13 Trò chơi chuyển tiết, giữa tiết cho học sinh Tiểu học

1. Trò chơi Chim bay, cò bay

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, vận động cánh ta, cổ tay đỡ mỏi.

Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng học

Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”

2. Trò chơi: Bàn tay diệu kì

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp

Cách chơi:

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.

Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ – tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.

Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”

3. Trò chơi đứng, ngồi, nằm, ngủ

Có thể chơi: Chuyển tiết, giữa tiết

Yêu cầu:

Đứng: Hai bàn tay nắm, giơ thẳng lên đầu

Ngồi: Hai bàn tay nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt

Nằm: Hai bàn tay nắm, duỗi tay thẳng phía trước

Ngủ: Hai bàn tay nắm, áp vào má và hô: Khò

Cách chơi:

Giáo viên hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

Giáo viên có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai

Học sinh phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định

4. Trò chơi: sắp xếp thứ tự

Có thể chơi trong giờ học Toán lớp 1

Mục đích:

Học sinh nhận biết được thứ tự các số.

Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài tập.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học từ 1 đến 10.

Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.

Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí.

5. Trò chơi: Chuyền điện

Có thể chơi trong giờ Toán lớp 3

– Mục đích:

Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

Luyện phản xạ nhanh ở các em

Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào

Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em nói to 1 số trong phạm vi
1000 chẳng hạn “400 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 200 rồi
chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 200”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A
rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phạt.

Lưu ý:

Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ…

+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi
hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 7×3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 21.

+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

6. Trò chơi: Xây hàng rào

Có thể chơi trong giờ Toán lớp 4

Chuẩn bị: giáo viên vẽ hàng rào như chữ X, ghi các số theo quy luật nhất định do giáo viên quy định. Ví dụ: Tích hai số trái và phải bằng tổng của hai số trên và dưới.

Hướng dẫn cách chơi: ghi một số vào bên trái của hàng rào, ghi một số vào bên phải hàng rào, nhân hai số này lại ra kết quả thì ghi nhớ rồi nhẩm tính xem số trên và số dưới nào của hàng rào cộng lại bằng kết quả của hai số trái và phải đã tìm được, sau đó ghi hai số này vào bên trên và bên dưới hàng trào. Ví dụ: 7 X 2 Mỗi nhóm 3 em. Trong 2 phút nhóm nào xây nhiều hàng rào nhất và làm đúng kết quả là thắng cuộc.

7. Trò chơi: Ai đúng? Ai nhanh?

Có thể chơi trong giờ Toán lớp 5

Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững khái niệm cách đọc, viết cấu tạo phân số và so sánh sắp thứ tự phân số.

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh sáng tạo.

Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.

Thời gian chơi: 5 – 7 phút.

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 con xúc sắc bằng gỗ trên các mặt có ghi các số trong phạm vi từ 1 đến 9. Học sinh chuẩn bị giấy nháp và bút để ghi

Hướng dẫn cách chơi: Chơi theo nhóm, gồm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, cả 4 nhóm đứng thành hàng đối diện quan sát kết quả thầy giáo tung xúc sắc 3 lần liên tiếp. Các nhóm có thể phân công nhau ghi kết quả từng lần tung. Sau đó có 5
phút để:

…….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post