Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động - Ngữ Văn 7 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động – Ngữ Văn 7

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi

Hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 hoàn thiện bài viết của mình một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Bạn đang xem: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động – Ngữ Văn 7

Dàn ý thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ

1. Mở bài

  • Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi.
  • Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ.

2. Thân bài

– Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc.

– Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

  • Điều khoản/nội dung 1
  • Điều khoản/nội dung 2
  • Điều khoản/nội dung 3…
  • Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.
  • Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 1

Từ xưa, các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 – 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trò chơi cướp cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Hôm nay, Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi

Hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 7 hoàn thiện bài viết của mình một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Dàn ý thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ

1. Mở bài

  • Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi.
  • Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ.

2. Thân bài

– Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc.

– Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

  • Điều khoản/nội dung 1
  • Điều khoản/nội dung 2
  • Điều khoản/nội dung 3…
  • Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.
  • Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 1

Từ xưa, các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ có quy tắc, luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không hạn chế. Tuy nhiên, người chơi phải chia làm hai đội nên tổng số người chơi phải là chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được cử làm quản trò.

Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thể chất… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn vật làm “cờ”. Đây là vật mà hai bên đội sẽ phải cạnh tranh để giành được. Người chơi thể sử dụng khăn đỏ, cành cây… làm “cờ”. Tiếp đến, người chơi sẽ phải kẻ sân chơi. Giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 – 25cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ được bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng theo đường đã kẻ. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trò đứng giữa sân chơi, là người có vai trò điều khiển, sẽ lần lượt hô các số của các người chơi. Khi quản trò hô tới số nào, thành viên nào ở hai đội có số tương ứng sẽ là được quyền chạy qua vạch tới đường tròn giữa sân để giành lấy “cờ”. Quản trò có thể được phép gọi nhiều số cùng lên. Hoặc gọi hai ba số cùng về. Người đầu tiên cướp được “cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ được giới hạn nhất định. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ có người chơi được gọi số đúng với số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Nếu người chơi đã qua vạch đích, không được tiến hành đập vào người nữa…

Trò chơi cướp cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

4.7/5 - (14 votes)