Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh - Ngữ Văn 11 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh – Ngữ Văn 11

pgdsathay
pgdsathay 10/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh.

Văn mẫu lớp 11: Viết văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh là chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1.

Nghị luận về một phẩm chất của người học sinh mang đến 2 bài văn mẫu siêu hay. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức biết cách vận dụng kết hợp phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống hoặc trong văn học. Đồng thời giúp các bạn học sinh biết cách trả lời câu hỏi phần 3 trang 121 sách Ngữ văn 11 tập 1. Vậy dưới đây là 2 bài văn viết về phẩm chất của người học sinh, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bạn đang xem: Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh – Ngữ Văn 11

Nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh – Mẫu 1

Để có thể thành công trong cuộc sống đòi hỏi mỗi chúng ta phải rèn luyện nhiều kĩ năng và phẩm chất tốt. Một trong số những yếu tố để làm nên con người thành công đó là tự lập. Tự lập là đức tính rất đáng quý và vô cùng cần thiết cho giới trẻ ngày nay.

Trước hết, chúng ta cần hiểu tự lập là gì? Tự lập nghĩa là do chính bản thân ta làm ra, hoàn toàn không phụ thuộc vào ai. Đó là tự suy nghĩ, tự hành động, tự đưa ra các quyết định đời mình.

Từ nhỏ, chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy đức tính tự lập bằng những việc làm đơn giản đầu tiên như tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn… Càng lớn, con người lại càng phải tự lập. Nhờ có tự lập, chúng ta mới có thể sinh sống và tồn tại, giống như chú chim non rời tổ để tự vỗ cánh bay đi kiếm thức ăn, con thú xa mẹ để học cách săn mồi, duy trì sự sống. Chúng ta không thể sống mãi trong vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ như hồi còn bé. Trưởng thành đồng nghĩa với việc ta phải tự lập nhiều hơn, đó là khi ta đứng trước ngã rẽ cuộc đời, phân vân không biết đi ngả nào, đó là lúc ta chọn cho mình một niềm đam mê và mơ ước. Khi đã tự lập, ta có thể tự tin, đứng hiên ngang trước mọi sóng gió cuộc đời mà không sợ bị quật ngã. Macxim Gorki vốn phải tự lập từ rất sớm. Ông khẳng định: Cuộc đời chính là trường đại học của tôi. Nhờ có những năm tháng gian nan, vất vả, làm đủ mọi nghề để kiếm sống, ông đã rèn luyện cho mình được đức tính tự lập và vốn sống, vốn kinh nghiệm đáng quý.

Không chỉ thế, tự lập còn giúp chúng ta khẳng định chính bản thân mình. Nếu chúng ta cứ mãi dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, lâu ngày, ta sẽ biến chính mình thành con kí sinh trùng, không thể tạo ra những giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Thực tế đã chứng minh, những người thành công là người có tính tự lập từ rất sớm. Người Nhật nổi tiếng vì họ được dạy cho tự lập từ khi còn là những cô, cậu bé mấy tuổi. Ta thường thấy trẻ em Nhật Bản tự đi đến trường không cần bố mẹ đưa đón, ở trường cũng tự làm vệ sinh lớp học. Cách giáo dục ấy đã tạo nên những thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là nhiều người trẻ vẫn không thể sống tự lập, dựa dẫm vào gia đình, bố mẹ. Những người ấy thường trở thành gánh nặng cho mọi người và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Thực trạng này có thể dễ dàng bắt gặp ở những đứa trẻ quen được bố mẹ chiều chuộng, đến khi bước vào đời thì bỡ ngỡ, lúng túng, không thể làm chủ cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Dân gian ta đã có câu: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Những việc có thể làm được thì nhất quyết ta không nhờ người khác giúp đỡ, độc lập từ trong chính suy nghĩ, hành động của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự làm chủ cuộc đời của mình, đạt được những thành công trong cuộc sống.

Tự lập là phẩm chất mà ai cũng cần có trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, sống tự lập không có nghĩa là thu mình vào trong vỏ ốc, chúng ta cũng cần hòa mình với tập thể và biết lắng nghe ý kiến từ người khác để hoàn thiện chính bản thân.

Nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh – Mẫu 2

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại Hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân… Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát tri thức .

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh

Văn mẫu lớp 11: Viết văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh là chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1.

Nghị luận về một phẩm chất của người học sinh mang đến 2 bài văn mẫu siêu hay. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức biết cách vận dụng kết hợp phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống hoặc trong văn học. Đồng thời giúp các bạn học sinh biết cách trả lời câu hỏi phần 3 trang 121 sách Ngữ văn 11 tập 1. Vậy dưới đây là 2 bài văn viết về phẩm chất của người học sinh, mời các bạn cùng tải tại đây.

Nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh – Mẫu 1

Để có thể thành công trong cuộc sống đòi hỏi mỗi chúng ta phải rèn luyện nhiều kĩ năng và phẩm chất tốt. Một trong số những yếu tố để làm nên con người thành công đó là tự lập. Tự lập là đức tính rất đáng quý và vô cùng cần thiết cho giới trẻ ngày nay.

Trước hết, chúng ta cần hiểu tự lập là gì? Tự lập nghĩa là do chính bản thân ta làm ra, hoàn toàn không phụ thuộc vào ai. Đó là tự suy nghĩ, tự hành động, tự đưa ra các quyết định đời mình.

Từ nhỏ, chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy đức tính tự lập bằng những việc làm đơn giản đầu tiên như tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự xúc cơm ăn… Càng lớn, con người lại càng phải tự lập. Nhờ có tự lập, chúng ta mới có thể sinh sống và tồn tại, giống như chú chim non rời tổ để tự vỗ cánh bay đi kiếm thức ăn, con thú xa mẹ để học cách săn mồi, duy trì sự sống. Chúng ta không thể sống mãi trong vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ như hồi còn bé. Trưởng thành đồng nghĩa với việc ta phải tự lập nhiều hơn, đó là khi ta đứng trước ngã rẽ cuộc đời, phân vân không biết đi ngả nào, đó là lúc ta chọn cho mình một niềm đam mê và mơ ước. Khi đã tự lập, ta có thể tự tin, đứng hiên ngang trước mọi sóng gió cuộc đời mà không sợ bị quật ngã. Macxim Gorki vốn phải tự lập từ rất sớm. Ông khẳng định: Cuộc đời chính là trường đại học của tôi. Nhờ có những năm tháng gian nan, vất vả, làm đủ mọi nghề để kiếm sống, ông đã rèn luyện cho mình được đức tính tự lập và vốn sống, vốn kinh nghiệm đáng quý.

Không chỉ thế, tự lập còn giúp chúng ta khẳng định chính bản thân mình. Nếu chúng ta cứ mãi dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, lâu ngày, ta sẽ biến chính mình thành con kí sinh trùng, không thể tạo ra những giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Thực tế đã chứng minh, những người thành công là người có tính tự lập từ rất sớm. Người Nhật nổi tiếng vì họ được dạy cho tự lập từ khi còn là những cô, cậu bé mấy tuổi. Ta thường thấy trẻ em Nhật Bản tự đi đến trường không cần bố mẹ đưa đón, ở trường cũng tự làm vệ sinh lớp học. Cách giáo dục ấy đã tạo nên những thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là nhiều người trẻ vẫn không thể sống tự lập, dựa dẫm vào gia đình, bố mẹ. Những người ấy thường trở thành gánh nặng cho mọi người và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Thực trạng này có thể dễ dàng bắt gặp ở những đứa trẻ quen được bố mẹ chiều chuộng, đến khi bước vào đời thì bỡ ngỡ, lúng túng, không thể làm chủ cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Dân gian ta đã có câu: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Những việc có thể làm được thì nhất quyết ta không nhờ người khác giúp đỡ, độc lập từ trong chính suy nghĩ, hành động của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự làm chủ cuộc đời của mình, đạt được những thành công trong cuộc sống.

Tự lập là phẩm chất mà ai cũng cần có trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, sống tự lập không có nghĩa là thu mình vào trong vỏ ốc, chúng ta cũng cần hòa mình với tập thể và biết lắng nghe ý kiến từ người khác để hoàn thiện chính bản thân.

Nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh – Mẫu 2

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại Hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân… Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát tri thức .

Rate this post