Tổng hợp những mở bài Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (45 mẫu) - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Tổng hợp những mở bài Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (45 mẫu) – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 08/11/2022

Nội dung chính

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Tổng hợp những mở bài Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (45 mẫu).

Mở bài Ánh trăng của Nguyễn Duy mang tới 45 mở bài hay, độc đáo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi vốn kiến thức để viết cho riêng mình mở bài ấn tượng.

Mở bài Ánh trăng hay, hấp dẫn sẽ gây ấn tượng sâu đậm trong lòng thầy cô ngay từ đầu. Qua 45 mở bài Ánh trăng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới, rèn kỹ năng viết đoạn mở bài thật hay cho bài văn phân tích bài thơ, cảm nhận 2 đoạn thơ đầu, cảm nhận 2 khổ thơ cuối, cảm nhận khổ thơ cuối. Vậy mời các em cùng tải miễn phí:

Bạn đang xem: Tổng hợp những mở bài Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (45 mẫu) – Ngữ Văn 9

Mở bài cảm nhận bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận Ánh trăng –  Mẫu 1

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống mỹ. Sau giải phóng, ông tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 2

Trăng trong thư vốn là một vẻ đẹp trong trẻo tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc rơi vào những vùng tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bày. Ánh trăng của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Nó không xuôi chiều, phẳng lặng nữa. Tính chất tâm sự, đời tư có ý nghĩa như một hối hận, ăn năn tạo nên con sóng ngầm đằng sau một câu chuyện kể.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 3

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 4

Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho cái hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, ta sẽ chỉ như cái ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ. Tình cảm trong quá khứ gian khổ khó khăn lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn có một số người vì mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất tình cảm yêu thương của một thời đã qua, hờ hững với những gì thuộc về quá khứ.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 5

Nguyễn Duy là một nhà thơ gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên, trong sáng và mang màu sắc triết lí. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy. Bài thơ viết về câu chuyện của một người lính đã lãng quên quá khứ rồi thức tỉnh bất ngờ khi bắt gặp lại ánh trăng.

Mở bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài Ánh trăng

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 1

“Ánh trăng” chính là linh hồn của toàn bài thơ. Nó không chỉ là người bạn tri kỷ của người lính vô tình mà còn là chiếc gương soi mặt trái của một con người. Ánh trăng luôn luôn tròn đầy, luôn luôn dõi theo từng bước đường đời của con người mà con người lại nỡ lòng quên đi ánh trăng tình nghĩa. Ánh trăng còn là quê hương gần gũi, vị tha, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm một khi con người biết ăn năn, nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 2

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân xưa. Chúng ta từng bắt gặp ánh trăng sáng soi rọi tình yêu, nỗi nhớ quê hương trong “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch hay ánh trăng huyền ảo, người bạn tri âm với người tù cộng sản qua bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Vẫn lựa chọn đề tài ánh trăng ngỡ như đã rất quen thuộc đó, nhà văn Nguyễn Duy đã sáng tạo và làm phong phú hơn cho vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 3

Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Nó là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 4

Ánh trăng không chỉ là hình ảnh của đất trời thiên nhiên. Ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.

Mở bài phân tích Ánh trăng của Nguyễn Duy

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông đã có những tác phẩm hay, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Một trong những bài thơ tiêu biểu là “Ánh trăng”, bài thơ được sáng tác năm 1978. Bài thơ như một lời nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 2

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng nhận định “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, nhận định đó trở nên đúng đắn và xác thực hơn bao giờ hết. Qua mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt, ta cảm nhận được một ngòi bút sâu sắc, một trái tim tinh tế rung động, trước những đổi thay nhỏ bé nhất, và cả một khát khao ước vọng truyền cho mọi người lẽ sống, cách sống trọn vẹn, tình nghĩa.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu  4

Trăng – hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 5

Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 6

Là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy được biết đến với nhiều bài thơ hay, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc chẳng hạn như Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam,… Một trong những bài thơ được nhiều người chú ý đó chính là bài thơ Ánh trăng. Bài thơ đã thể hiện được sự tài hoa của ông và thể hiện rõ chất suy tư trong thơ của Nguyễn Duy.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 7

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 8

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy tiếp tục làm thơ và thơ ông ngày càng trở nên đậm đà với một phong cách, giọng điệu “quen thuộc mà không nhàm chán”.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 9

Nguyễn Duy nhà thơ có nhiều sáng tác gần gũi, mộc mạc. Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh bài thơ mượn những hình ảnh vô tri vô giác đánh thức và làm lay động cảm xúc của con người.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 10

Trong thơ ca, trăng vốn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thi nhân. Ta biết đến ánh trăng làm bạn với Bác trong ngục; ta biết đến một vầng trăng huyền bí của Hàn Mặc Tử. Và ta còn phải nhắc đến trăng trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. Vầng trăng tự nó như một thứ thuốc thử, một lời nhắc nhở đối với mỗi con người về cách sống, cách ứng xử trong cuộc đời.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 11

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ra đời năm 1978, năm đất nước đã bước vào công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng trong tâm hồn nhiều thế hệ, như một quy luật cuộc sống sau chiến tranh với những bộn bề lo toan xây dựng đã làm người ta quên đi quá khứ, quên đi ân nghĩa của bao người. “Ánh trăng” ra đời trong dòng cảm hứng sám hối, tự truyện của văn học sau những năm 1978.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 12

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Tập này đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Ánh Trăng

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 1

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ,người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam.Thời bình ông đổi mới sáng tạo nghệ thuật đi tìm triết lí lối sống của con và Ánh Trăng là một minh chứng sáng tác. Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 2

Trước kia, con người sống hòa mình vào thiên nhiên, sống hồn nhiên, vui vẻ. Và vầng trăng sáng trên bầu trời đêm khi ấy giống như người bạn thân thiết với con người vậy. Điều đó, đã được thể hiện qua hai khổ thơ đầu bài thơ ánh trăng.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 3

Hẳn trong tâm trí chúng ta chưa thể quên những lời thơ mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình cảm trong bài thơ Tre Việt Nam của tác giả. Nếu Tre Việt Nam tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới của ánh trăng, ta lại gặp những lời thơ chân thành, ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 4

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác của ông thấm đẫm phong vị của ca dao, dân ca nhưng nhiều bài văn có cái ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm. Thơ ông vì thế cứ đi sâu vào tâm hồn người đọc một cách tự nhiên và có lúc khiến người ta phải giật mình. Ánh trăng là một thi phẩm như thế. Nó tựa như một câu chuyện nhỏ có các sự kiện diễn biến theo trình tự thời gian. Lời thơ dung dị như lời kể những chất thơ vẫn đong đầy và ẩn chứa những triết lí sâu sắc về con người, cuộc đời.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 5

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm những triết lý, suy tư về cuộc đời và cuộc sống. Ánh trăng là một trong những sáng tác nổi bật cho đời thơ Nguyễn Duy, là lời gửi gắm đến mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 6

“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh Trăng

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 1

Bao trùm cả bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi. Ở ngay cái tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ. Bởi lẽ, khác với “vầng trăng” là hình ảnh cụ thể thì “ánh trăng” là những tia sáng. Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người, đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 2

Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 3

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – đó là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay. Chỉ bàn đến các tác phẩm văn học hiện đại lớp 9, hẳn chúng ta đều biết đến các tác phẩm thuộc chủ đề này: “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Qua các bài thơ, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 4

Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.

Mở bài cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 1

Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong những bài thơ hay để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Nội dung bài thơ nói về hình ảnh ánh trăng và tình nghĩ của con người. Con người vốn quen thuộc với ánh trăng, coi ánh trăng là bạn, là người tri kỉ và ngỡ rằng sẽ không thể nào quên được. Nhưng rồi cuộc sống thay đổi, người ta cũng thay đổi theo và rồi ánh trăng trong phút chốc đã đi vào quên lãng. Ánh điện, cửa nhà sáng choang khiến người ta không còn cần tới ánh sáng của ánh trăng nữa. Khổ thơ cuối của bài thơ chứa đựng một triết lí sâu xa, nó khiến cho người đọc nhớ về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 2

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông dung dị, hồn nhiên mà thiết tha, sâu lắng, ít nhiều mang màu sắc triết lí. “Ánh trăng” là bài thơ tiêu biểu của ông. Đến với khổ thơ cuối bài thơ là những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng.

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 3

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tuy ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Vầng trăng thật sự như một tấm gương soi để người ta thấy được những gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta đôi khi để mất.
Đặc biệt là khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lý.

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 4

Ánh trăng đi vào hồn thơ của biết bao thi nhân thế giới, và ở văn học Việt Nam, trăng cũng đã chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác. Đó là ánh trăng chiến đấu nơi rừng xa trong thơ Chính Hữu, là ánh trăng rằm ngời sáng dịu dàng trong thơ Tản Đà, là ánh trăng đẹp tri âm tri kỉ trong các thi phẩm của Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy cũng mang đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam một vầng trăng nghĩa tình, thủy chung qua bài “Ánh trăng”. Kể về ân tình thủy chung của vầng trăng và sự vô tình của lòng người, khổ cuối bài thơ được coi là khổ thơ chứa đựng nhiều suy tư, chiêm nghiệm nhất bài thơ.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm khi chiến tranh kết thúc. Thông qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vầng trăng và con người, bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu, từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Vầng trăng trong bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 2

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kiên cường, gian khổ của dân tộc. Nếu trước thời kỳ đổi mới, ông tập trung viết về chiến tranh với khuynh hướng sử thi thì sau đổi mới ông táo bạo và mạnh mẽ khi dám phơi bày những bất cập của xã hội đương thời. Và bài thơ “Ánh trăng”, ra đời vào năm 1978 là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho thơ của Nguyễn Duy sau đổi mới. Đọc bài thơ, người đọc sẽ bị ám ảnh khôn nguôi bởi hình ảnh của vầng trăng – một hình ảnh giàu ý nghĩa và từ đó gợi lên nhiều suy ngẫm.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 3

Trăng – Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 4

Ánh trăng được viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đất nước thống nhất được ba năm. Tác phẩm là những suy ngẫm của tác giả về thái độ, lối sống của con người trước quá khứ gian lao, tình nghĩa. Và những suy ngẫm đó được thể hiện qua hình ảnh vầng trăng giàu giá trị ý nghĩa.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 1

Hình ảnh vầng trăng từ xưa đến nay luôn gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. Trăng rằm tháng tám, trăng tròn vành vạnh mỗi ngày rằm… ánh trăng chiếu sáng từ nhà ra ngõ… Cũng chính bởi sự gần gũi như vậy mà đây là hình ảnh đi vào những tác phẩm văn học của các thi sĩ như một nguồn cảm hứng đặc biệt. Nguyễn Duy cũng tìm thấy nguồn cảm hứng thi ca qua hình ảnh vầng trăng với một thi phẩm đặc sắc “Ánh trăng”. Bài thơ là thông điệp, triết lí mà tác giả muốn gửi gắm. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bốn khổ thơ cuối bài.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 2

Cũng như bao nhà thơ trẻ khác trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Duy đã từng trải qua nhiều gian khổ, từng chứng kiến biết bao sự hi sinh, mất mát lớn lao của dân tộc, cùng gắn bó với thiên nhiên núi rừng nghĩa tình. Nhưng khi đã ra khỏi thời bom đạn ác liệt, được sống trong hòa bình với nhiều tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” đã ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy, đặc biệt là bốn khổ cuối bài thơ.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 3

Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm… và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng. Đặc biệt là trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 4

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác như một lời tự nhắc nhở nhớ về những năm tháng gian lao đã qua của người lính. Đặc biệt, bốn khổ cuối của bài thơ đã làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 5

Nguyễn Duy là thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Trong số các tác phẩm của ông, chắc hẳn ai cũng đều biết đến bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đối mặt với vầng trăng của hiện tại.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 6

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bước ra từ cuộc chiến, hồn thơ Nguyễn Duy lại đau đáu, trăn trở với những miền kí ức xa xưa và ân nghĩa trong kháng chiến thuở nào. Bài thơ “Ánh trăng” thể hiện một phần tâm sự như thế của nhà thơ. Đoạn thơ sau đây thể hiện rất rõ điều đó.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Tổng hợp những mở bài Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (45 mẫu)

Mở bài Ánh trăng của Nguyễn Duy mang tới 45 mở bài hay, độc đáo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi vốn kiến thức để viết cho riêng mình mở bài ấn tượng.

Mở bài Ánh trăng hay, hấp dẫn sẽ gây ấn tượng sâu đậm trong lòng thầy cô ngay từ đầu. Qua 45 mở bài Ánh trăng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới, rèn kỹ năng viết đoạn mở bài thật hay cho bài văn phân tích bài thơ, cảm nhận 2 đoạn thơ đầu, cảm nhận 2 khổ thơ cuối, cảm nhận khổ thơ cuối. Vậy mời các em cùng tải miễn phí:

Mở bài cảm nhận bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận Ánh trăng –  Mẫu 1

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống mỹ. Sau giải phóng, ông tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 2

Trăng trong thư vốn là một vẻ đẹp trong trẻo tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc rơi vào những vùng tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bày. Ánh trăng của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Nó không xuôi chiều, phẳng lặng nữa. Tính chất tâm sự, đời tư có ý nghĩa như một hối hận, ăn năn tạo nên con sóng ngầm đằng sau một câu chuyện kể.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 3

Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 4

Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho cái hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, ta sẽ chỉ như cái ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ. Tình cảm trong quá khứ gian khổ khó khăn lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn có một số người vì mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất tình cảm yêu thương của một thời đã qua, hờ hững với những gì thuộc về quá khứ.

Mở bài cảm nhận Ánh trăng – Mẫu 5

Nguyễn Duy là một nhà thơ gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên, trong sáng và mang màu sắc triết lí. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy. Bài thơ viết về câu chuyện của một người lính đã lãng quên quá khứ rồi thức tỉnh bất ngờ khi bắt gặp lại ánh trăng.

Mở bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài Ánh trăng

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 1

“Ánh trăng” chính là linh hồn của toàn bài thơ. Nó không chỉ là người bạn tri kỷ của người lính vô tình mà còn là chiếc gương soi mặt trái của một con người. Ánh trăng luôn luôn tròn đầy, luôn luôn dõi theo từng bước đường đời của con người mà con người lại nỡ lòng quên đi ánh trăng tình nghĩa. Ánh trăng còn là quê hương gần gũi, vị tha, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm một khi con người biết ăn năn, nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 2

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân xưa. Chúng ta từng bắt gặp ánh trăng sáng soi rọi tình yêu, nỗi nhớ quê hương trong “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch hay ánh trăng huyền ảo, người bạn tri âm với người tù cộng sản qua bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Vẫn lựa chọn đề tài ánh trăng ngỡ như đã rất quen thuộc đó, nhà văn Nguyễn Duy đã sáng tạo và làm phong phú hơn cho vẻ đẹp và ý nghĩa của vầng trăng.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 3

Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Nó là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.

Mở bài nhan đề bài Ánh trăng – Mẫu 4

Ánh trăng không chỉ là hình ảnh của đất trời thiên nhiên. Ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.

Mở bài phân tích Ánh trăng của Nguyễn Duy

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông đã có những tác phẩm hay, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Một trong những bài thơ tiêu biểu là “Ánh trăng”, bài thơ được sáng tác năm 1978. Bài thơ như một lời nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 2

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng nhận định “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, nhận định đó trở nên đúng đắn và xác thực hơn bao giờ hết. Qua mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt, ta cảm nhận được một ngòi bút sâu sắc, một trái tim tinh tế rung động, trước những đổi thay nhỏ bé nhất, và cả một khát khao ước vọng truyền cho mọi người lẽ sống, cách sống trọn vẹn, tình nghĩa.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu  4

Trăng – hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 5

Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 6

Là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy được biết đến với nhiều bài thơ hay, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc chẳng hạn như Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam,… Một trong những bài thơ được nhiều người chú ý đó chính là bài thơ Ánh trăng. Bài thơ đã thể hiện được sự tài hoa của ông và thể hiện rõ chất suy tư trong thơ của Nguyễn Duy.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 7

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ “Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 8

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy tiếp tục làm thơ và thơ ông ngày càng trở nên đậm đà với một phong cách, giọng điệu “quen thuộc mà không nhàm chán”.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 9

Nguyễn Duy nhà thơ có nhiều sáng tác gần gũi, mộc mạc. Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh bài thơ mượn những hình ảnh vô tri vô giác đánh thức và làm lay động cảm xúc của con người.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 10

Trong thơ ca, trăng vốn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thi nhân. Ta biết đến ánh trăng làm bạn với Bác trong ngục; ta biết đến một vầng trăng huyền bí của Hàn Mặc Tử. Và ta còn phải nhắc đến trăng trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. Vầng trăng tự nó như một thứ thuốc thử, một lời nhắc nhở đối với mỗi con người về cách sống, cách ứng xử trong cuộc đời.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 11

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ra đời năm 1978, năm đất nước đã bước vào công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng trong tâm hồn nhiều thế hệ, như một quy luật cuộc sống sau chiến tranh với những bộn bề lo toan xây dựng đã làm người ta quên đi quá khứ, quên đi ân nghĩa của bao người. “Ánh trăng” ra đời trong dòng cảm hứng sám hối, tự truyện của văn học sau những năm 1978.

Mở bài phân tích bài Ánh trăng – Mẫu 12

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Tập này đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Ánh Trăng

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 1

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ,người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam.Thời bình ông đổi mới sáng tạo nghệ thuật đi tìm triết lí lối sống của con và Ánh Trăng là một minh chứng sáng tác. Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 2

Trước kia, con người sống hòa mình vào thiên nhiên, sống hồn nhiên, vui vẻ. Và vầng trăng sáng trên bầu trời đêm khi ấy giống như người bạn thân thiết với con người vậy. Điều đó, đã được thể hiện qua hai khổ thơ đầu bài thơ ánh trăng.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 3

Hẳn trong tâm trí chúng ta chưa thể quên những lời thơ mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình cảm trong bài thơ Tre Việt Nam của tác giả. Nếu Tre Việt Nam tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới của ánh trăng, ta lại gặp những lời thơ chân thành, ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 4

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác của ông thấm đẫm phong vị của ca dao, dân ca nhưng nhiều bài văn có cái ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm. Thơ ông vì thế cứ đi sâu vào tâm hồn người đọc một cách tự nhiên và có lúc khiến người ta phải giật mình. Ánh trăng là một thi phẩm như thế. Nó tựa như một câu chuyện nhỏ có các sự kiện diễn biến theo trình tự thời gian. Lời thơ dung dị như lời kể những chất thơ vẫn đong đầy và ẩn chứa những triết lí sâu sắc về con người, cuộc đời.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 5

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sáng tác của ông mang đậm những triết lý, suy tư về cuộc đời và cuộc sống. Ánh trăng là một trong những sáng tác nổi bật cho đời thơ Nguyễn Duy, là lời gửi gắm đến mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.

Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu – Mẫu 6

“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh Trăng

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 1

Bao trùm cả bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy là một nỗi day dứt, ăn năn cứ kéo dài triền miên khôn nguôi. Ở ngay cái tên bài thơ cũng đủ để ta thấy được chủ đề của cả bài thơ. Bởi lẽ, khác với “vầng trăng” là hình ảnh cụ thể thì “ánh trăng” là những tia sáng. Tia sáng ấy đã soi rọi vào góc tối của con người, đánh thức lương tâm của con người, làm sáng bừng lên cả một quá khứ đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 2

Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 3

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – đó là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay. Chỉ bàn đến các tác phẩm văn học hiện đại lớp 9, hẳn chúng ta đều biết đến các tác phẩm thuộc chủ đề này: “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Qua các bài thơ, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời của mỗi con người.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối – Mẫu 4

Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.

Mở bài cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 1

Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong những bài thơ hay để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Nội dung bài thơ nói về hình ảnh ánh trăng và tình nghĩ của con người. Con người vốn quen thuộc với ánh trăng, coi ánh trăng là bạn, là người tri kỉ và ngỡ rằng sẽ không thể nào quên được. Nhưng rồi cuộc sống thay đổi, người ta cũng thay đổi theo và rồi ánh trăng trong phút chốc đã đi vào quên lãng. Ánh điện, cửa nhà sáng choang khiến người ta không còn cần tới ánh sáng của ánh trăng nữa. Khổ thơ cuối của bài thơ chứa đựng một triết lí sâu xa, nó khiến cho người đọc nhớ về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 2

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông dung dị, hồn nhiên mà thiết tha, sâu lắng, ít nhiều mang màu sắc triết lí. “Ánh trăng” là bài thơ tiêu biểu của ông. Đến với khổ thơ cuối bài thơ là những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng.

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 3

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tuy ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Vầng trăng thật sự như một tấm gương soi để người ta thấy được những gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta đôi khi để mất.
Đặc biệt là khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lý.

Mở bài cảm nhận khổ cuối – Mẫu 4

Ánh trăng đi vào hồn thơ của biết bao thi nhân thế giới, và ở văn học Việt Nam, trăng cũng đã chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác. Đó là ánh trăng chiến đấu nơi rừng xa trong thơ Chính Hữu, là ánh trăng rằm ngời sáng dịu dàng trong thơ Tản Đà, là ánh trăng đẹp tri âm tri kỉ trong các thi phẩm của Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy cũng mang đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam một vầng trăng nghĩa tình, thủy chung qua bài “Ánh trăng”. Kể về ân tình thủy chung của vầng trăng và sự vô tình của lòng người, khổ cuối bài thơ được coi là khổ thơ chứa đựng nhiều suy tư, chiêm nghiệm nhất bài thơ.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm khi chiến tranh kết thúc. Thông qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vầng trăng và con người, bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu, từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Vầng trăng trong bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 2

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kiên cường, gian khổ của dân tộc. Nếu trước thời kỳ đổi mới, ông tập trung viết về chiến tranh với khuynh hướng sử thi thì sau đổi mới ông táo bạo và mạnh mẽ khi dám phơi bày những bất cập của xã hội đương thời. Và bài thơ “Ánh trăng”, ra đời vào năm 1978 là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho thơ của Nguyễn Duy sau đổi mới. Đọc bài thơ, người đọc sẽ bị ám ảnh khôn nguôi bởi hình ảnh của vầng trăng – một hình ảnh giàu ý nghĩa và từ đó gợi lên nhiều suy ngẫm.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 3

Trăng – Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.

Mở bài suy nghĩ về vầng trăng – Mẫu 4

Ánh trăng được viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đất nước thống nhất được ba năm. Tác phẩm là những suy ngẫm của tác giả về thái độ, lối sống của con người trước quá khứ gian lao, tình nghĩa. Và những suy ngẫm đó được thể hiện qua hình ảnh vầng trăng giàu giá trị ý nghĩa.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 1

Hình ảnh vầng trăng từ xưa đến nay luôn gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. Trăng rằm tháng tám, trăng tròn vành vạnh mỗi ngày rằm… ánh trăng chiếu sáng từ nhà ra ngõ… Cũng chính bởi sự gần gũi như vậy mà đây là hình ảnh đi vào những tác phẩm văn học của các thi sĩ như một nguồn cảm hứng đặc biệt. Nguyễn Duy cũng tìm thấy nguồn cảm hứng thi ca qua hình ảnh vầng trăng với một thi phẩm đặc sắc “Ánh trăng”. Bài thơ là thông điệp, triết lí mà tác giả muốn gửi gắm. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bốn khổ thơ cuối bài.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 2

Cũng như bao nhà thơ trẻ khác trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Duy đã từng trải qua nhiều gian khổ, từng chứng kiến biết bao sự hi sinh, mất mát lớn lao của dân tộc, cùng gắn bó với thiên nhiên núi rừng nghĩa tình. Nhưng khi đã ra khỏi thời bom đạn ác liệt, được sống trong hòa bình với nhiều tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” đã ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy, đặc biệt là bốn khổ cuối bài thơ.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 3

Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm… và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng. Đặc biệt là trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 4

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác như một lời tự nhắc nhở nhớ về những năm tháng gian lao đã qua của người lính. Đặc biệt, bốn khổ cuối của bài thơ đã làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 5

Nguyễn Duy là thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Trong số các tác phẩm của ông, chắc hẳn ai cũng đều biết đến bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đối mặt với vầng trăng của hiện tại.

Mở bài cảm nhận 4 khổ thơ cuối Ánh trăng – Mẫu 6

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bước ra từ cuộc chiến, hồn thơ Nguyễn Duy lại đau đáu, trăn trở với những miền kí ức xa xưa và ân nghĩa trong kháng chiến thuở nào. Bài thơ “Ánh trăng” thể hiện một phần tâm sự như thế của nhà thơ. Đoạn thơ sau đây thể hiện rất rõ điều đó.

Rate this post