Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (35 mẫu) - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (35 mẫu) – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 09/11/2022

Nội dung chính

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (35 mẫu).

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du tuyển chọn 35 kết bài hay, ấn tượng cho các bài văn phân tích đoạn trích, phân tích 6 câu thơ đầu, 8 câu thơ giữa, 8 câu thơ cuối, phân tích tâm trạng Thúy Kiều.. thật cô đọng, súc tích để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bạn đang xem: Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (35 mẫu) – Ngữ Văn 9

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay giúp các em rèn kỹ năng viết kết bài thật tốt, kết bài vô cùng quan trọng giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ bài viết. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 35 kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích để bổ trợ kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Kết bài phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 1

Có lẽ người đọc sẽ còn khắc ghi mãi ấn tượng về bức tranh ngoại cảnh đồng điệu cùng bức tranh tâm cảnh. Tất cả được vẽ nên bởi một tài năng trác việt, một tấm lòng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du. Vì thế, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống bất tử của kiệt tác “Truyện Kiều”.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 2

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 3

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 4

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng “càng trông” lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 5

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn nhìn xa, cũng như buồn nhìn trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa, không rõ, như là một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông một ngọn nước mới, từ cửa sông ra biển, ngọn sóng xô đẩy theo cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiều ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 6

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu… Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 7

Trong tâm trạng buồn hướng tầm mắt về nơi cửa bể là không gian rộng lớn chỉ có trời với biển. Không gian ấy lại đặt vào thời điểm chiều hôm gợi lên trong lòng nàng nỗi nhớ quê hương nhớ về người thân yêu. Trên mặt biển rộng lớn nàng còn nhìn thấy con thuyền và cánh buồm thấp thoáng ở phía xa.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 8

Từng cảnh vật dưới con mắt của Kiều đều nhuộm một nỗi buồn khó tả, cũng có trời nước, nhưng mây trời thì nhàn nhạt, dòng nước thì mải miết cuốn trôi những cành hoa rơi. Cùng với gió, sóng nhưng là “gió cuốn”, “sóng xô” giữa cái mênh mông của biển trời, lại vào lúc hoàng hôn buông xuống, nàng chỉ đủ sức để nhận ra một con thuyền, một cánh buồm thấp thoáng phía xa “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 9

Nhìn ra một hướng khác cũng chỉ có nội cỏ bủa vây bốn phía. Màu xanh tàn tạ, héo úa, nhạt nhòa, đâu còn màu xanh non tươi tốt, mỡ màng đến tận chân trời của cảnh ngày xuân nữa. Màu xanh này gợi lên trong Kiều nỗi buồn vô vọng bởi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. hai câu thơ cuối cùng cả tình và cảnh đã đạt đến độ điêu luyện. Nỗi buồn mỗi lúc một tăng, dồn dập xô tới. Tiếng sóng ầm ầm đó cũng chính là biết bao phong ba bão táp đổ ập xuống cuộc đời Kiều. Lúc này không còn là lo âu mà là sự kinh sợ, dần rơi vào vực thẳm bất lực.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 10

Các từ láy: bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa , man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm … kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” đã tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó là giá trị văn chương đích thực của đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 1

Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 2

Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mênh mang dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều “Nửa tình nửa cảnh”, dường như cũng không còn phân biệt nữa. Tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều ở các câu thơ sau, nhất là ở tám câu cuối mới là chứng minh hùng hồn nhất và sáu câu đầu là tiền đề để có nguyên cớ nói lên Thúy Kiều là nhân hậu, hiếu thảo, thủy chung.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 3

Tóm lại, vẽ nên tấm gương oan khổ, câu chuyện thê thảm của cuộc đời nàng Kiều, tiếng nói Nguyễn Du là tiếng kêu thương não nùng đau đớn trước vận mệnh của con người trong xã hội phong kiến. Tinh thần nhân đạo chứa chan là cội nguồn của tiếng kêu thương ấy.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 4

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán nản, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 5

Nguyễn Du đã xót thương cho cái số phận đầy sóng gió ấy. Thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cách độc đáo cảnh thực ở lầu Ngưng Bích và sự xót xa, buồn tủi của nàng Kiều về tình riêng dang dở.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 1

Đoạn thơ đã miêu tả được tấm chân tình, vẻ đẹp cao cả của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, người ta thường nói đến cái tài, cái sắc, nhưng chính cái tình của Kiều đối với gia đình, đối với người yêu, đối với tất thảy mọi người trong cuộc đời này mới là điều làm nên nhân cách cao đẹp của Kiều.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 2

Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám câu thơ trên nói riêng Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 3

Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 1

8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đặc tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và khổ đau của Thúy Kiều. Nguyễn Du đã rất thành công khi vận dụng thủ pháp miêu tả tâm lí hết sức tinh tế, chân thực và sinh động. Tâm trạng của thúy Kiều hay cũng chính là tâm trạng của tác giả trước cuộc đời đầy sóng gió phong ba. Ông có lúc cũng bế tắc, tuyệt vọng trên đường đời như chính nhân vật của ông vậy.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 2

Tám câu thơ cuối là một tuyệt tác của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bằng những bức tranh đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa được những trạng thái xúc cảm, nỗi cô đơn, lo âu, sợ hãi về tương lai đầy sóng gió của nàng Kiều. Không chỉ vậy, qua bức tranh ấy, Nguyễn Du cho thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận nàng nói riêng và số phận người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 3

Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc những câu thơ xuất sắc nhất diễn tả tâm trạng cô đơn, đau đớn đến tột cùng của nàng Kiều. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo, niềm cảm thương sâu sắc mà Nguyễn Du dành cho người con gái hồng nhan bạc mệnh.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 4

Tóm lại, “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Đoạn trích thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong tả cảnh ngụ tình, trong đó, tám câu thơ cuối đã gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người đàn bà của Nguyễn Du.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 5

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng của những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 6

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 7

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó dấy lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỷ nay:

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều.

(Tố Hữu)

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 8

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(trích “Truyện Kiều”) đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ và đặc biệt là những biến động dữ dội trong tâm trạng Thuý Kiều khi ở nơi “góc bể chân trời” bơ vơ, buồn tủi. Đoạn trích đã khẳng sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 9

Đoạn trích được nhiều người biết đến và quý trọng. Có lẽ vừa bởi cái tài lớn của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa bởi tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa lớn của ông lay động tâm thức người đọc một nỗi xót xa, đồng cảm với thân phận của những con người tài hoa bạc mệnh.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 10

Như vậy với bút pháp tả cảnh ngụ tình, tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã khắc họa diễn biến nội tâm của nàng Kiều một cách chân thực, sinh động.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 1

Đoạn thơ 8 câu đã nói lên được hết nỗi lòng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Bên cạnh đó, đoạn thơ cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc tả cảnh, ngụ tình. Khép lại đoạn thơ nhưng hình ảnh, âm thanh của nó vẫn sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí người đọc.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 2

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã cho ta thấy được tâm trạng của Kiều khi bị lừa giam lỏng thông qua bút pháp miêu tả nội tâm cực kì đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Đồng thời nó còn cho ta thấy rõ được tấm lòng thương cảm sâu sắc, thấu hiểu cho số phận những người con gái tài hoa bạc mệnh. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những trích đoạn hay nhất trong thiên tuyệt phẩm Truyện Kiều.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 3

Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 1

Thông qua diễn biến dòng tâm lí của nhân vật Thúy Kiều, chúng ta càng hiểu rõ hơn nữa về cuộc đời của Thúy Kiều- “tấm gương oan khổ” thể hiện rõ số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh và trải qua vô vàn bi kịch về gia đình, về tình duyên, về nhân phẩm. Đồng thời, thấy được tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật thông qua bút pháp “tả cảnh ngụ tình” và sử dụng những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 2

Bốn bức tranh của Nguyễn Du thật ra thì không lạ lùng. Nhưng thật là lạ lùng cách của Nguyễn Du diễn tả những bức tranh ấy trong sự hòa hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều. Bởi Nguyễn Du rất tinh tế khi nhìn cảnh, rất sâu sắc về tình người, nhưng còn bởi điều này nữa: Nguyễn Du rất tài tình trong ngôn ngữ.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 3

Có thể nói “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du. Qua đó, đoạn trích cũng khơi gợi được sự đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều từ các thế hệ bạn đọc. Đó cũng là lí do mà “Truyện Kiều” được dịch sang nhiều thứ tiếng và vẫn vẹn nguyên giá trị đến ngày nay.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 4

Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ đem đường”, đối với Kiều đang ở phía trước. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” như chứa đầy lệ. Lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi. buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ mẹ cha, lo sợ cho thân phận, số phận mình. Lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Tổng hợp kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất (35 mẫu)

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du tuyển chọn 35 kết bài hay, ấn tượng cho các bài văn phân tích đoạn trích, phân tích 6 câu thơ đầu, 8 câu thơ giữa, 8 câu thơ cuối, phân tích tâm trạng Thúy Kiều.. thật cô đọng, súc tích để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay giúp các em rèn kỹ năng viết kết bài thật tốt, kết bài vô cùng quan trọng giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ bài viết. Vậy mời các em cùng tải miễn phí 35 kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích để bổ trợ kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Kết bài phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 1

Có lẽ người đọc sẽ còn khắc ghi mãi ấn tượng về bức tranh ngoại cảnh đồng điệu cùng bức tranh tâm cảnh. Tất cả được vẽ nên bởi một tài năng trác việt, một tấm lòng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du. Vì thế, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống bất tử của kiệt tác “Truyện Kiều”.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 2

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 3

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 4

Mỗi biểu hiện của cảnh vật bên bờ biển lúc này đều thể hiện một tâm trạng và một cảnh ngộ đáng thương. Nhìn cánh buồm thấp thoáng giữa biển khơi rồi dần dần khuất bóng “càng trông” lại càng thấy buồn, nàng liên tưởng tới cuộc đời nho nhỏ bơ vơ trơ trọi trên đất khách. Nhìn những cánh hoa tàn nát trôi giữa dòng nước lũ. Nàng tự hỏi rồi nó sẽ trôi về đâu về phương trời nào mà hoàn toàn vô định.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 5

Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. “Buồn trông” là buồn nhìn xa, cũng như buồn nhìn trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa, không rõ, như là một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông một ngọn nước mới, từ cửa sông ra biển, ngọn sóng xô đẩy theo cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiều ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 6

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu… Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 7

Trong tâm trạng buồn hướng tầm mắt về nơi cửa bể là không gian rộng lớn chỉ có trời với biển. Không gian ấy lại đặt vào thời điểm chiều hôm gợi lên trong lòng nàng nỗi nhớ quê hương nhớ về người thân yêu. Trên mặt biển rộng lớn nàng còn nhìn thấy con thuyền và cánh buồm thấp thoáng ở phía xa.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 8

Từng cảnh vật dưới con mắt của Kiều đều nhuộm một nỗi buồn khó tả, cũng có trời nước, nhưng mây trời thì nhàn nhạt, dòng nước thì mải miết cuốn trôi những cành hoa rơi. Cùng với gió, sóng nhưng là “gió cuốn”, “sóng xô” giữa cái mênh mông của biển trời, lại vào lúc hoàng hôn buông xuống, nàng chỉ đủ sức để nhận ra một con thuyền, một cánh buồm thấp thoáng phía xa “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 9

Nhìn ra một hướng khác cũng chỉ có nội cỏ bủa vây bốn phía. Màu xanh tàn tạ, héo úa, nhạt nhòa, đâu còn màu xanh non tươi tốt, mỡ màng đến tận chân trời của cảnh ngày xuân nữa. Màu xanh này gợi lên trong Kiều nỗi buồn vô vọng bởi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc. hai câu thơ cuối cùng cả tình và cảnh đã đạt đến độ điêu luyện. Nỗi buồn mỗi lúc một tăng, dồn dập xô tới. Tiếng sóng ầm ầm đó cũng chính là biết bao phong ba bão táp đổ ập xuống cuộc đời Kiều. Lúc này không còn là lo âu mà là sự kinh sợ, dần rơi vào vực thẳm bất lực.

Kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Mẫu 10

Các từ láy: bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa , man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm … kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” đã tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó là giá trị văn chương đích thực của đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 1

Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 2

Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mênh mang dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều “Nửa tình nửa cảnh”, dường như cũng không còn phân biệt nữa. Tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều ở các câu thơ sau, nhất là ở tám câu cuối mới là chứng minh hùng hồn nhất và sáu câu đầu là tiền đề để có nguyên cớ nói lên Thúy Kiều là nhân hậu, hiếu thảo, thủy chung.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 3

Tóm lại, vẽ nên tấm gương oan khổ, câu chuyện thê thảm của cuộc đời nàng Kiều, tiếng nói Nguyễn Du là tiếng kêu thương não nùng đau đớn trước vận mệnh của con người trong xã hội phong kiến. Tinh thần nhân đạo chứa chan là cội nguồn của tiếng kêu thương ấy.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 4

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán nản, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Kết bài phân tích 6 câu thơ đầu – Mẫu 5

Nguyễn Du đã xót thương cho cái số phận đầy sóng gió ấy. Thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cách độc đáo cảnh thực ở lầu Ngưng Bích và sự xót xa, buồn tủi của nàng Kiều về tình riêng dang dở.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 1

Đoạn thơ đã miêu tả được tấm chân tình, vẻ đẹp cao cả của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, người ta thường nói đến cái tài, cái sắc, nhưng chính cái tình của Kiều đối với gia đình, đối với người yêu, đối với tất thảy mọi người trong cuộc đời này mới là điều làm nên nhân cách cao đẹp của Kiều.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 2

Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám câu thơ trên nói riêng Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.

Kết bài phân tích 8 câu thơ giữa – Mẫu 3

Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 1

8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đặc tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và khổ đau của Thúy Kiều. Nguyễn Du đã rất thành công khi vận dụng thủ pháp miêu tả tâm lí hết sức tinh tế, chân thực và sinh động. Tâm trạng của thúy Kiều hay cũng chính là tâm trạng của tác giả trước cuộc đời đầy sóng gió phong ba. Ông có lúc cũng bế tắc, tuyệt vọng trên đường đời như chính nhân vật của ông vậy.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 2

Tám câu thơ cuối là một tuyệt tác của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Bằng những bức tranh đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa được những trạng thái xúc cảm, nỗi cô đơn, lo âu, sợ hãi về tương lai đầy sóng gió của nàng Kiều. Không chỉ vậy, qua bức tranh ấy, Nguyễn Du cho thể hiện niềm cảm thương sâu sắc cho số phận nàng nói riêng và số phận người phụ nữ nói chung dưới chế độ phong kiến.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 3

Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc những câu thơ xuất sắc nhất diễn tả tâm trạng cô đơn, đau đớn đến tột cùng của nàng Kiều. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo, niềm cảm thương sâu sắc mà Nguyễn Du dành cho người con gái hồng nhan bạc mệnh.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 4

Tóm lại, “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Đoạn trích thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong tả cảnh ngụ tình, trong đó, tám câu thơ cuối đã gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người đàn bà của Nguyễn Du.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 5

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng của những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 6

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 7

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó dấy lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỷ nay:

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều.

(Tố Hữu)

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 8

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(trích “Truyện Kiều”) đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ và đặc biệt là những biến động dữ dội trong tâm trạng Thuý Kiều khi ở nơi “góc bể chân trời” bơ vơ, buồn tủi. Đoạn trích đã khẳng sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 9

Đoạn trích được nhiều người biết đến và quý trọng. Có lẽ vừa bởi cái tài lớn của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa bởi tấm lòng nhân đạo chủ nghĩa lớn của ông lay động tâm thức người đọc một nỗi xót xa, đồng cảm với thân phận của những con người tài hoa bạc mệnh.

Kết bài phân tích 8 câu thơ cuối – Mẫu 10

Như vậy với bút pháp tả cảnh ngụ tình, tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã khắc họa diễn biến nội tâm của nàng Kiều một cách chân thực, sinh động.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 1

Đoạn thơ 8 câu đã nói lên được hết nỗi lòng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Bên cạnh đó, đoạn thơ cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc tả cảnh, ngụ tình. Khép lại đoạn thơ nhưng hình ảnh, âm thanh của nó vẫn sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí người đọc.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 2

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã cho ta thấy được tâm trạng của Kiều khi bị lừa giam lỏng thông qua bút pháp miêu tả nội tâm cực kì đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Đồng thời nó còn cho ta thấy rõ được tấm lòng thương cảm sâu sắc, thấu hiểu cho số phận những người con gái tài hoa bạc mệnh. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những trích đoạn hay nhất trong thiên tuyệt phẩm Truyện Kiều.

Kết bài cảm nhận 8 câu thơ cuối – Mẫu 3

Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 1

Thông qua diễn biến dòng tâm lí của nhân vật Thúy Kiều, chúng ta càng hiểu rõ hơn nữa về cuộc đời của Thúy Kiều- “tấm gương oan khổ” thể hiện rõ số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh và trải qua vô vàn bi kịch về gia đình, về tình duyên, về nhân phẩm. Đồng thời, thấy được tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật thông qua bút pháp “tả cảnh ngụ tình” và sử dụng những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 2

Bốn bức tranh của Nguyễn Du thật ra thì không lạ lùng. Nhưng thật là lạ lùng cách của Nguyễn Du diễn tả những bức tranh ấy trong sự hòa hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều. Bởi Nguyễn Du rất tinh tế khi nhìn cảnh, rất sâu sắc về tình người, nhưng còn bởi điều này nữa: Nguyễn Du rất tài tình trong ngôn ngữ.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 3

Có thể nói “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du. Qua đó, đoạn trích cũng khơi gợi được sự đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều từ các thế hệ bạn đọc. Đó cũng là lí do mà “Truyện Kiều” được dịch sang nhiều thứ tiếng và vẫn vẹn nguyên giá trị đến ngày nay.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều – Mẫu 4

Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ đem đường”, đối với Kiều đang ở phía trước. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” như chứa đầy lệ. Lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi. buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ mẹ cha, lo sợ cho thân phận, số phận mình. Lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh.

Rate this post