Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ - Phòng GD&DT Sa Thầy

Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT

Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ

Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ.

Bạn đang xem: Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
———————–

Số: 30/2010/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão
trong ngành đường bộ
________________

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ như sau:

Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này qui định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhà làm việc, kho, xưởng của đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ, phương tiện vận tải và các trang thiết bị phục vụ giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Lụt, bão là thuật ngữ chung để chỉ các hiện tượng bất thường của thiên nhiên gây ảnh hưởng, thiệt hại đến hoạt động giao thông vận tải đường bộ như: lụt, lũ, lũ quét; bão, áp thấp nhiệt đới, lốc; nước dâng, sóng biển, mưa kéo dài; sạt lở đường bộ, đất, đá; động đất.

2. Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường.

3. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.

4. Lũ quét là lũ xảy ra ở miền núi khi có mưa với cường độ lớn tạo dòng chảy xiết, sức tàn phá lớn và xảy ra bất ngờ.

5. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.

6. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

7. Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.

8. Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng của bão.

9. Sạt lở đường bộ, đất, đá là hiện tượng nền đường bộ, Ta luy âm, Ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do mưa, lũ, bão, nước dâng, sóng biển hoặc động đất gây ra.

10. Công trình phòng, chống lụt, bão đường bộ là những công trình được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của lụt, bão đối với công trình đường bộ hoặc phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt, bão.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ

1. Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão hàng năm là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT đường bộ với đầu mối chỉ huy, tham mưu là Ban Chỉ huy PCLB các cấp.

2. Các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ trong ngành GTVT căn cứ, chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ huy PCLB theo quy định tại Thông tư này.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ căn cứ vào mức độ liên quan của đơn vị mình thành lập đơn vị chỉ huy PCLB phù hợp với quy mô của doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão.

4. Trong hoạt động phòng, chống lụt, bão của ngành đường bộ: phải lập kế hoạch tổng thể và chi tiết về phòng, chống lụt, bão và chuẩn bị sẵn sàng khắc phục hậu quả lụt, bão trong mùa mưa bão hàng năm.

Các giải pháp phòng, chống lụt, bão trong kế hoạch đề ra phải bảo đảm tính chủ động phòng ngừa và đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực, vật lực khi có tình huống lụt, bão xảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của lụt, bão gây ra.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống lụt, bão có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, giải pháp phòng, chống lụt, bão một cách chủ động, tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

5. Trong hoạt động khắc phục hậu quả lụt, bão: khi lụt, bão suy yếu và ngay sau khi thời tiết trở lại bình thường; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả lụt, bão phải triển khai nhanh chóng, tích cực và kịp thời các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với cầu, đường, thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn, khôi phục hoạt động giao thông vận tải, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt hạn chế ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

6. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại, cản trở việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; không tuân thủ sự huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi có lụt, bão xảy ra; lợi dụng tình trạng lụt, bão để chiếm dụng kinh phí, vật tư, tiền, hàng hóa phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post