Thông tư số 177/2010/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài - Phòng GD&DT Sa Thầy

Thông tư số 177/2010/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

pgdsathay
pgdsathay 07/11/2022

Thông tư số 177/2010/TT-BTC

Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

Thông tư số 177/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Bạn đang xem: Thông tư số 177/2010/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

BỘ TÀI CHÍNH

———————-

Số: 177/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân
và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
_____________

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;

Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài như sau:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này quy định việc quản lý tài chính của Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Quỹ Bảo hộ công dân) do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007, tên giao dịch quốc tế là Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities – viết tắt là FAOV).

Công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm ở nước ngoài không thuộc phạm vi áp dụng của quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo hộ công dân

1. Quỹ Bảo hộ công dân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Quỹ mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Ban giám đốc và Văn phòng Quỹ thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân theo đúng quy định tại quy chế “tổ chức và hoạt động Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Ngoại giao ban hành.

Điều 3. Nguồn thu của Quỹ Bảo hộ công dân

1. Nguồn kinh phí ban đầu của Quỹ Bảo hộ công dân do ngân sách Nhà nước cấp là 20 (hai mươi) tỷ đồng Việt Nam; kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tiền và tài sản do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp tự nguyện và tài trợ cho Quỹ phù hợp với các qui định của pháp luật.

3. Các khoản thu từ lãi tiền gửi và các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post