Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc - Phòng GD&DT Sa Thầy

Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc

pgdsathay
pgdsathay 13/11/2022

Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC

Hướng dẫn hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc

Phòng Giáo Dục Sa Thầy xin giới thiệu Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 66/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực từ ngày 28/11/2014.

Bạn đang xem: Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC Hướng dẫn hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc

Một số biểu mẫu trong Thông tư 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC:

Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Dùng cho sinh viên học trường công lập).

Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Dùng cho sinh viên học trường ngoài công lập).

Dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO – BỘ TÀI CHÍNH
——–
Số: 35/2014/TTLT-
BGDĐT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 66/2013/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2013
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH
VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

2. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học; sinh viên các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối quốc phòng, an ninh.

Điều 2. Điều kiện được hưởng chính sách

1. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

2. Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Điều 3. Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Điều 4. Trình tự, thủ tục và hồ sơ

1. Về trình tự, thủ tục và hồ sơ:

a) Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh – Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh – Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.

Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục I, II);

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);

– Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);

b) Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

c) Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Điều 5. Phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập

1. Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập

Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên cơ sở giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán.

Khi rút dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập; cơ sở giáo dục đại học công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập.

2. Đối với sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

3. Thời gian cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 cấp cho 5 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 cấp cho 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Trường hợp sinh viên chưa được nhận chế độ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.

Điều 6. Quy định về dừng cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập

1. Sinh viên bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập kể từ thời điểm Quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp sinh viên đã nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập mà bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì cơ sở giáo dục đại học công lập, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập vào kỳ học tiếp theo.

2. Sinh viên bị đình chỉ học tập (có thời hạn) thì không được nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian bị đình chỉ, trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

Phòng Giáo Dục Sa Thầy tài liệu để xem nội dung chi tiết.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post