Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ - Phòng GD&DT Sa Thầy

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ

pgdsathay
pgdsathay 26/02/2023

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH

Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ

Ngày 30/11/2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Bạn đang xem: Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ

Theo đó, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau:

  • Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng);
  • Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng);
  • Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng);
  • Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).

Đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng thì mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

  • Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
  • Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
  • Trong trường hợp NLĐ làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 24/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022

THÔNG TƯ 24/2022/TT-BLĐTBXH

QUY ĐỊNH VIỆC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện, mức và nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật.

Điều 3. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).

Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:

a) Mức 1: 13.000 đồng;

b) Mức 2: 20.000 đồng;

c) Mức 3: 26.000 đồng;

d) Mức 4: 32.000 đồng.

2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

2. Căn cứ vào kết quả đánh giá các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này để xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp và có ý kiến gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định mức bồi dưỡng.

3. Khi áp dụng các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động hoặc khi điều kiện lao động thay đổi thì phải căn cứ vào kết quả mới về điều kiện lao động để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này. Thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư này đến người lao động.

4. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng, đồng thời phù hợp với từng vị trí việc làm, từng công việc cụ thể và sức khỏe của người lao động.

5. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương

1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định tại Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định, bao gồm các tài liệu sau:

a) Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại làm căn cứ quyết định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.

3. Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

2. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng việc bồi dưỡng bằng hiện vật như đối với người lao động quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Ch í nh phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– HĐN D , UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– C ổ ng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, ATLĐ (15 bản).

K T . BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Văn Thanh

PHỤ LỤC I

BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT THEO ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TT

Điều kiện lao động

Chỉ tiêu về điều kiện lao động

Mức bồi dưỡng

1

Loại IV

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 1

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Mức 2

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

2

Loại V

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế .

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư s ố 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

3

Loại VI

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

Đảm bảo 02 điều kiện sau:

– Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên;

– Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc từ số thứ tự 02 đến số thứ tự thứ 09 Mục A, Phụ lục I Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp thang điểm 5 trở lên.

Mức 4

PHỤ LỤC II

MẪU TỔNG HỢP CÁC NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
(Kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỔNG HỢP CÁC NGHỀ, CÔNG VIỆC CẦN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT NĂM ….

TT

Nghề, công việc (1)

Kết quả đo các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại(2)

Cơ quan thực hiện đo(3)

Mức bồi dưỡng đề nghị được hưởng ( 4)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

….. , ngày …. tháng …. năm …..
Thủ trưởng đơn vị
(K ý tên, đóng dấu)

_____________________

Ghi chú:

( 1 ) Nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

( 2) Ghi số đo, đánh giá các yếu tố được sử dụng để làm căn cứ đề xuất mức bồi dưỡng bằng hiện vật (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này).

( 3) Ghi tên đơn vị thực hiện đo, đánh giá tương ứng với cột số liệu ghi kết quả.

( 4) Mức bồi dưỡng bằng hiện vật hàng ngày đề nghị được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post