Quyết định 693/2013/QĐ-TTg Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường - Phòng GD&DT Sa Thầy

Quyết định 693/2013/QĐ-TTg Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

pgdsathay
pgdsathay 07/11/2022

Quyết định 693/2013/QĐ-TTg

Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

Quyết định 693/2013/QĐ-TTg về sửa đổi Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường kèm theo Quyết định 1466/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Bạn đang xem: Quyết định 693/2013/QĐ-TTg Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

Số: 693/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA DANH MỤC CHI TIẾT CÁC LOẠI HÌNH, TIÊU CHÍ QUY MÔ, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1466/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, các nội dung nêu tại Danh mục này sẽ được xem xét, điều chỉnh bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực hiện xã hội hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các nội dung khác tại Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ không được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này thì vẫn còn hiệu lực thi hành.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, theo chức năng quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm quy định, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập của các cơ sở thực hiện xã hội hóa; hướng dẫn, xác nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí quy định thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Thiện Nhân

DANH MỤC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA DANH MỤC LOẠI HÌNH, TIÊU CHÍ QUY MÔ, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CƠ SỞ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1466/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

I. Sửa đổi Điểm B Mục I Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg như sau:

Cơ sở đào tạo

Quy mô tối thiểu

Tỷ lệ tối đa học sinh, sinh viên /giảng viên cơ hữu

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tối thiểu

Tiêu chuẩn

Điều kiện khác

Trường trung cấp chuyên nghiệp

Dự án thành lập mới

Theo cam kết thực hiện của Đề án thành lập được duyệt.

Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp tại Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Trong vòng 03 năm kể từ khi cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, Trường phải đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với trường trung cấp chuyên nghiệp.

Trường được phép hoạt động đào tạo

200 học sinh chính quy

– Nhóm trường Y-dược: 25 học sinh/1 giảng viên;

– Nhóm trường Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 20 học sinh/ 1 giảng viên;

– Các trường khác: 30 học sinh/1 giảng viên.

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tối thiểu 1,5 m2/1 sinh viên

Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp tại Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Định kỳ kiểm tra. Đảm bảo tuyển sinh ổn định ít nhất 3 năm. Hàng năm tuyển sinh tối thiểu 100 sinh viên

Trường cao đẳng

Dự án thành lập mới

Theo cam kết thực hiện của Đề án thành lập được duyệt.

Điều lệ trường cao đẳng tại Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Quyết định phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường cao đẳng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Trong vòng 03 năm kể từ khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động đào tạo đối với trường cao đẳng, Trường phải đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với trường cao đẳng được phép hoạt động đào tạo.

Trường được phép hoạt động đào tạo

300 sinh viên chính quy

– Nhóm trường Y-dược: 20 sinh viên/1 giảng viên;

– Nhóm trường Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 15 sinh viên 1 giảng viên;

– Các trường khác: 30 sinh viên/ 1 giảng viên.

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tối thiểu 2m2/1 sinh viên

Điều lệ trường cao đẳng tại Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Định kỳ kiểm tra. Đảm bảo tuyển sinh ổn định ít nhất 3 năm. Hàng năm tuyển sinh tối thiểu 100 sinh viên

Trường đại học

Dự án thành lập mới

Theo cam kết thực hiện của Đề án thành lập được duyệt.

Điều lệ trường đại học tại Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Văn bản phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

– Trong vòng 03 năm kể từ khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động đào tạo đối với trường đại học, Trường phải đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với trường đại học được phép hoạt động đào tạo

Trường được phép hoạt động đào tạo

300 sinh viên chính quy

– Nhóm trường Y-Dược: 15 sinh viên/1 giảng viên;

– Nhóm trường Nghệ thuật, Thể dục thể thao: 10 sinh viên/ 1 giảng viên;

– Các trường khác: 25 sinh viên/ 1 giảng viên.

– Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tối thiểu 2m2/1 sinh viên

Điều lệ trường đại học tại Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Thẩm định thành lập, định kỳ kiểm tra. Đảm bảo tuyển sinh ổn định ít nhất 3 năm. Hàng năm tuyển sinh tối thiểu 200 sinh viên

II. Sửa đổi nội dung tiêu chuẩn về “Quy hoạch mạng lưới” tại Mục II Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg như sau:

“Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trực thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị – xã hội phải có văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính”.

III. Sửa đổi quy định tại Tiết 1.1.1 (b), bổ sung tiết 1.1.1 (c) Điểm 1.1 Khoản 1 Mục A Phần III Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg như sau:

b. Bệnh viện chuyên khoa: Quy mô từ 21 giường bệnh trở lên; Riêng đối với các cơ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng phải có quy mô từ 500 giường bệnh trở lên.

c. Riêng đối với loại hình cơ sở bảo trợ xã hội do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, các tiêu chí về quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở bảo trợ xã hội áp dụng theo quy định dưới đây:

Loại hình

Quy hoạch mạng lưới

Quy mô chăm sóc, nuôi dưỡng tối thiểu

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Diện tích đất sử dụng tối thiểu

Tiêu chuẩn thiết kế

Số lượng cán bộ, nhân viên/đối tượng

Đội ngũ cán bộ, nhân viên

Cơ sở Bảo trợ xã hội

Phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Từ 10 đối tượng trở lên

1. Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

2. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.

2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6m2/đối tượng.

3. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng.

Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện

1. Cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng:

a) Trẻ em:

– Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm sóc 1 trẻ em.

– Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:

+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến 6 em.

+ Trẻ em tàn tật, tâm thần, nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 em.

– Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:

+ Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 em.

+ Trẻ em tàn tật, tâm thần, nhiễm HIV: nhân viên chăm sóc 4 đến 5 em.

b) Người tàn tật:

– Người tàn tật còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.

– Người tàn tật không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.

c) Người cao tuổi:

– Người cao tuổi còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.

– Người cao tuổi không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.

d) Người tâm thần:

– Người tâm thần nặng (Kích động, sa sút giai đoạn cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng.

– Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.

– Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.

e) Người lang thang:

1 nhân viên quản lý 10 đến 12 người (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở chờ phân loại, đưa về địa phương).

2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.

3. Cán bộ, nhân viên làm công tác phục hồi chức năng, dạy văn hóa, dạy nghề:

a) 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho đối tượng.

b) 01 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho đối tượng.

4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.

Có đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post