Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 06/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá.

Văn mẫu lớp 9: Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận gồm dàn ý chi tiết, cùng 2 bài văn mẫu hay nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình thật hay, thật sinh động.

Đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem: Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá – Ngữ Văn 9

Qua 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động nơi đây. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy để chuẩn bị thật tốt kiến thức môn Ngữ văn 9.

Dàn ý phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

A. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Huy Cận

  • Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
  • Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

– Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

– Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ đầu.

B. Thân bài

1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

– Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào ” với “hòn lửa”.

  • Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng.
  • Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945.

– Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: “Sóng đã cài then đêm sập cửa” trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

2. Khổ thơ thứ hai

Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Ngày đêm dệt biển muôn luồng sáng

– Mở đầu khổ thơ là cụm từ “Hát rằng”. Tiếng hát vừa diễn tả niềm vui của ngư dân vừa ngợi ca biển cả giàu đẹp. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá bạc, cá thu.

– Loại cá đầu tiên Huy Cận nhắc đến là cá bạc, loài cá cỡ nhỏ nhiều vô kể đã làm cho biển đông như lặng im. Còn cá thu cũng là loài cá ngon, quý hiếm. Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là đàn thoi vun vút qua lại.

3. Khổ thơ thứ ba:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đây là cảnh biển mênh mông khoáng đạt trong đêm trăng sáng. Không gian mở ra cả chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, một khung cảnh biển trời thơ mộng và hùng vĩ. Biển mênh mông vô tận, gió lồng lộng từ khơi xa, vầng trăng, tầng mây nối liền với mắt nước tạo thành một vùng trời biển bao la rộng lớn.

C. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của tác phẩm
  • Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một “bài thơ cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi cuộc sống lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Trong đó, ba khổ thơ đầu bài thơ đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh miêu tả cảnh ra khơi của những người dân chài thật tráng lệ, hùng vĩ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Với sự liên tưởng so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm trong gió khơi

Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. Tiếng hát tràn ngập không gian bao la, tiếng hát vang lên trong tâm tư người đánh cá, trong niềm say mê sự giàu đẹp của biển cả quê hương:

Tiếng hát căng buồm cùng gió khơi.

Gió căng buồm chứ đâu phải câu hát ? Hình ảnh “câu hát căng buồm” – cánh buồm căng gió ra khơi – là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực tạo khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn. Họ hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào lưới, mong muốn công việc đánh cá thu được kết quả tốt đẹp. Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Nội dung của bài hát với lời mong ước một chuyến ra khơi nhiều may mắn. Đó phản ánh tâm hồn chân chất, mộc mạc của những người dân chài mà ta cũng có thể bắt gặp tâm hồn đó trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh:

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Và Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trời nước bao la:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất và gây ấn tượng nhất bởi hình ảnh con thuyền đẹp và kì vĩ được tác giả miêu tả bằng bút pháp lãng mạn, khoa trương. Trên cái không gian bát ngát ấy của trăng, gió, trời, biển, hình ảnh con người mới hiện lên với chiều kích của không gian, đó chính là niềm vui hăng say lao động, làm giàu cho Tổ quốc bằng sức lực, trí tuệ của mình. Mây cao – biển bằng bàng bạc ánh trăng. Cánh buồm no gió, cong cong như vầng trăng khuyết – một nửa vầng trăng, hình ảnh thực đẹp mà lãng mạn, nên thơ. Hình ảnh “mây cao, biển bằng” mở ra một không gian vũ trụ rộng lớn, khoáng đạt, bát ngát. Hình ảnh con thuyền hay con người trong không gian ấy càng lớn lao, kì vĩ. “lướt”nhanh, nhẹ, cảm tưởng như đang bay trên không trung. Tư thế, tầm vóc ấy trong cảm xúc bay bổng, thăng hoa của Huy Cận, hay là trong niềm vui, trong sự hào hứng của người người dân chài khi ra khơi. Cứ như thế, bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ như dẫn ta đi lạc lối vào một cõi huyền ảo của biển trời. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm. Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Tư thế và khí thế của những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la của biển trời. Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

Tóm lại, qua những hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua ba khổ thơ đầu của bài.

Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả.

Ở khổ thơ đầu tiên, ta đã bắt gặp hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả “mặt trời xuống biển” (trong khi biển nước ta là biển đông – một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn “xuống biển”?

Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: “Sóng đã cài then đêm sập cửa” trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình. Như vậy, nhờ sự khéo léo tài tình biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn và mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên vũ trụ với con người đang khao khát chinh phục làm chủ biển khơi.

Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Ngày đêm dệt biển muôn luồng sáng

Mở đầu khổ thơ là cụm từ “Hát rằng”. Tiếng hát vừa diễn tả niềm vui của ngư dân vừa ngợi ca biển cả giàu đẹp. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá bạc, cá thu. Loại cá đầu tiên Huy Cận nhắc đến là cá bạc, loài cá cỡ nhỏ nhiều vô kể đã làm cho biển đông như lặng im. Còn cá thu cũng là loài cá ngon, quý hiếm. Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là đàn thoi vun vút qua lại. Cái hay của khổ thơ còn ở pháp nhân hóa tinh tế. Trong tưởng tượng của những ngư dân yêu quý biển cả, cá bơi trên biển là cá “dệt biển”. Những con cá lấp lánh trong ánh trăng, lướt nhanh trên mặt biển muôn luồng sáng làm cho biển đem lung linh, rực rỡ. Cũng trong sự tưởng tượng thú vị ấy, cá vào lưới là cá “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”.

Đến khổ thơ thứ ba, người đọc như đắm chìm vào cảnh biển mênh mông khoáng đạt trong đêm trăng sáng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Không gian mở ra cả chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, một khung cảnh biển trời thơ mộng và hùng vĩ. Biển mênh mông vô tận, gió lồng lộng từ khơi xa, vầng trăng, tầng mây nối liền với mắt nước tạo thành một vùng trời biển bao la rộng lớn.

Thật vậy, “Đoàn thuyền đánh cá” chính là khúc ca tráng về lao động và thiên nhiên đất nước. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Huy Cận sau cách mạng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Văn mẫu lớp 9: Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận gồm dàn ý chi tiết, cùng 2 bài văn mẫu hay nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình thật hay, thật sinh động.

Đoàn thuyền đánh cá

Qua 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động nơi đây. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy để chuẩn bị thật tốt kiến thức môn Ngữ văn 9.

Dàn ý phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

A. Mở bài

– Giới thiệu tác giả: Huy Cận

  • Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
  • Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

– Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

– Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ đầu.

B. Thân bài

1. Khổ thơ thứ nhất: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

– Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào ” với “hòn lửa”.

  • Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng.
  • Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945.

– Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: “Sóng đã cài then đêm sập cửa” trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

2. Khổ thơ thứ hai

Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Ngày đêm dệt biển muôn luồng sáng

– Mở đầu khổ thơ là cụm từ “Hát rằng”. Tiếng hát vừa diễn tả niềm vui của ngư dân vừa ngợi ca biển cả giàu đẹp. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá bạc, cá thu.

– Loại cá đầu tiên Huy Cận nhắc đến là cá bạc, loài cá cỡ nhỏ nhiều vô kể đã làm cho biển đông như lặng im. Còn cá thu cũng là loài cá ngon, quý hiếm. Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là đàn thoi vun vút qua lại.

3. Khổ thơ thứ ba:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đây là cảnh biển mênh mông khoáng đạt trong đêm trăng sáng. Không gian mở ra cả chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, một khung cảnh biển trời thơ mộng và hùng vĩ. Biển mênh mông vô tận, gió lồng lộng từ khơi xa, vầng trăng, tầng mây nối liền với mắt nước tạo thành một vùng trời biển bao la rộng lớn.

C. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của tác phẩm
  • Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Phân tích 3 khổ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một “bài thơ cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi cuộc sống lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la. Trong đó, ba khổ thơ đầu bài thơ đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh miêu tả cảnh ra khơi của những người dân chài thật tráng lệ, hùng vĩ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Với sự liên tưởng so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái tim nhạy cảm.Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm trong gió khơi

Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tục mỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. Tiếng hát tràn ngập không gian bao la, tiếng hát vang lên trong tâm tư người đánh cá, trong niềm say mê sự giàu đẹp của biển cả quê hương:

Tiếng hát căng buồm cùng gió khơi.

Gió căng buồm chứ đâu phải câu hát ? Hình ảnh “câu hát căng buồm” – cánh buồm căng gió ra khơi – là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Đó là một ẩn dụ hay, biến cái ảo thành cái thực tạo khí thế phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển, làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi.Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn. Họ hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào lưới, mong muốn công việc đánh cá thu được kết quả tốt đẹp. Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Nội dung của bài hát với lời mong ước một chuyến ra khơi nhiều may mắn. Đó phản ánh tâm hồn chân chất, mộc mạc của những người dân chài mà ta cũng có thể bắt gặp tâm hồn đó trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh:

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Và Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trời nước bao la:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất và gây ấn tượng nhất bởi hình ảnh con thuyền đẹp và kì vĩ được tác giả miêu tả bằng bút pháp lãng mạn, khoa trương. Trên cái không gian bát ngát ấy của trăng, gió, trời, biển, hình ảnh con người mới hiện lên với chiều kích của không gian, đó chính là niềm vui hăng say lao động, làm giàu cho Tổ quốc bằng sức lực, trí tuệ của mình. Mây cao – biển bằng bàng bạc ánh trăng. Cánh buồm no gió, cong cong như vầng trăng khuyết – một nửa vầng trăng, hình ảnh thực đẹp mà lãng mạn, nên thơ. Hình ảnh “mây cao, biển bằng” mở ra một không gian vũ trụ rộng lớn, khoáng đạt, bát ngát. Hình ảnh con thuyền hay con người trong không gian ấy càng lớn lao, kì vĩ. “lướt”nhanh, nhẹ, cảm tưởng như đang bay trên không trung. Tư thế, tầm vóc ấy trong cảm xúc bay bổng, thăng hoa của Huy Cận, hay là trong niềm vui, trong sự hào hứng của người người dân chài khi ra khơi. Cứ như thế, bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ như dẫn ta đi lạc lối vào một cõi huyền ảo của biển trời. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây đã trở thành một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm. Con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Tư thế và khí thế của những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao la của biển trời. Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

Tóm lại, qua những hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”. Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua ba khổ thơ đầu của bài.

Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả.

Ở khổ thơ đầu tiên, ta đã bắt gặp hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển xanh, cả không gian vũ trụ như nhuốm một màu đỏ rực rỡ và huy hoàng. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả “mặt trời xuống biển” (trong khi biển nước ta là biển đông – một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn “xuống biển”?

Khi ánh sáng của mặt trời dần lịm tắt, màn đêm từ từ buông xuống: “Sóng đã cài then đêm sập cửa” trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình. Như vậy, nhờ sự khéo léo tài tình biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Huy Cận đã khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn và mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên vũ trụ với con người đang khao khát chinh phục làm chủ biển khơi.

Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Ngày đêm dệt biển muôn luồng sáng

Mở đầu khổ thơ là cụm từ “Hát rằng”. Tiếng hát vừa diễn tả niềm vui của ngư dân vừa ngợi ca biển cả giàu đẹp. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá bạc, cá thu. Loại cá đầu tiên Huy Cận nhắc đến là cá bạc, loài cá cỡ nhỏ nhiều vô kể đã làm cho biển đông như lặng im. Còn cá thu cũng là loài cá ngon, quý hiếm. Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là đàn thoi vun vút qua lại. Cái hay của khổ thơ còn ở pháp nhân hóa tinh tế. Trong tưởng tượng của những ngư dân yêu quý biển cả, cá bơi trên biển là cá “dệt biển”. Những con cá lấp lánh trong ánh trăng, lướt nhanh trên mặt biển muôn luồng sáng làm cho biển đem lung linh, rực rỡ. Cũng trong sự tưởng tượng thú vị ấy, cá vào lưới là cá “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”.

Đến khổ thơ thứ ba, người đọc như đắm chìm vào cảnh biển mênh mông khoáng đạt trong đêm trăng sáng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Không gian mở ra cả chiều cao, chiều rộng, chiều sâu, một khung cảnh biển trời thơ mộng và hùng vĩ. Biển mênh mông vô tận, gió lồng lộng từ khơi xa, vầng trăng, tầng mây nối liền với mắt nước tạo thành một vùng trời biển bao la rộng lớn.

Thật vậy, “Đoàn thuyền đánh cá” chính là khúc ca tráng về lao động và thiên nhiên đất nước. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Huy Cận sau cách mạng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Rate this post