Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 07/11/2022

Nội dung chính

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay.

Hút thuốc lá không chỉ gây nghiện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Với 22 bài nghị luận về hút thuốc lá hiện nay, kèm theo 4 dàn ý chi tiết sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn.

Dẫu biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng một số người vẫn hút như một thói quen khó bỏ. Vậy các em có suy nghĩ gì về vấn đề hút thuốc lá hiện nay? Mời các em cùng tải miễn phí về tham khảo để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay – Ngữ Văn 9

Dàn ý nghị luận về vấn đề hút thuốc lá

Dàn ý chi tiết số 1

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề nghị luận: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Ngày nay, số lượng người hút thuốc lá dần tăng cao đến báo động. Báo động là bởi việc hút thuốc lá nhiều sẽ gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp, rất có hại cho sức khỏe.

Mở bài số 2: Thuốc lá là một thứ được con người ta sử dụng khá nhiều, với mọi tầng lớp, trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, chính vì phổ biến nên lượng người nghiện thuốc lá không phải là một con số nhỏ. Dẫu rằng biết có hại cho sức khỏe nhưng họ vẫn cứ hút, như một thói quen khó bỏ.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích

Thuốc lá là gì? → Đây là một loại sản phẩm được chế biến từ lá thuốc lá đã thái thành sợi. Những sợi này được cuốn lại bằng giấy, thành một hình trụ nhỏ có đường kính vào khoảng 10 mm, chiều dài không quá 120 mm. Thuốc lá thường có một đầu quấn giấy vàng, người ta gọi đó là phần đầu lọc.

Cách dùng thuốc lá: Người ta thường đốt cháy phần đầu trắng để nhằm mục đích tạo khói. Dòng khói này sẽ theo thân thuốc được hút vào ở đầu đối diện.

2. Bàn luận: Vì sao hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ?

– Đối với bản thân: Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó phần lớn là chất độc hại, 69 chất người ta nghiên cứu được là chất gây ung thư (theo thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm – Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam), đặc biệt phải kể đến là nicotin. Chất này rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, đường miệng, thậm chí là cả qua da. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh ở con người như bệnh về tim, đường hô hấp.

Dẫn chứng: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người. Và con số này có thể tăng lên 70.000 người vào những năm tới. Tại Việt Nam, một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cho thấy những người hút thuốc trong vòng 6 tháng có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Họ cũng tử vong sớm hơn người không hút đến 20 năm…. Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh bị gây ra bởi thuốc lá; sau là đến bệnh ung thư, chủ yếu là ung thư phổi, vòm họng… Ngoài ra đối với nam giới có thể dẫn đến vô sinh do giảm chất lượng tinh trùng…

– Đối với người xung quanh, gia đình: Hút thuốc không chỉ có hại với sức khoẻ của riêng bản thân người hút mà còn gây hại cho những người ở xung quanh nữa. Người ta tính rằng, một người không hút thuốc lá những hít phải khói thuốc thì còn độc hại hơn so với người hút. Cứ 10 giờ hít khói thuốc lá thì bằng với hút 10 điếu thuốc. Chính việc hít khói thuốc lá phụ này đã gây ra các bệnh về đường hô hấp và ung thư lớn hơn cho họ, đặc biệt lên phụ nữ mang thai và trẻ em lại càng thêm nghiêm trọng hơn.

Dẫn chứng: Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO, thuốc lá đã giết chết khoảng 100 triệu người trong thế kỷ XX và con số này không ngừng gia tăng theo đà tăng dân số toàn cầu. Người ta tính rằng, cứ trung bình 1 ngày là trên thế giới có khoảng 6 người chết vì hít phải khói thuốc lá…

– Đối với xã hội: Khói thuốc gây ô nhiễm cho môi trường, từ đó làm giảm chất lượng không khí và cuộc sống của con người. Sức khoẻ cả xã hội từ đó bị ảnh hưởng và suy giảm, gây nên hậu quả cho cộng động, sự phát triển của kinh tế và nhiều vấn đề khác nữa.

Dẫn chứng: Người ta ước tính rằng hàng năm có tới 4500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường, trở thành một trong những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Không chỉ thế, để phục vụ nhu cầu về thuốc lá của con người, hàng năm có 1,4% diện tích rừng bị phá để lấy gỗ làm chất sấy thuốc lá, bao bì, lò sấy… Chính những điều ấy đã gián tiếp làm hại đến sức khoẻ xã hội con người.

3. Mở rộng và rút ra bài học

Nguyên nhân do đâu mà người ta hút thuốc? → Trên thế giới, dù rất rõ tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người vẫn hút. Qua một cuộc điều tra và khảo sát, tiến sỹ Scott Liveshow của bệnh viện khẳng định rằng những người kiếm được ít tiền nhất lại là người hút thuốc lá nhiều nhất. Nghèo đói, khó khăn và stress đã trở thành nguyên nhân tác động họ hút thuốc. Ngoài ra, còn do không có sự giáo dục ổn định và toàn diện ở trẻ em, hay do đã quá nghiện mà không thể bỏ được….

Biện pháp khắc phục: Không nên hút thuốc lá quá nhiều, đồng thời tránh hút thuốc nơi công cộng, nơi có người già, phụ nữ, trẻ em… Người ta đã nghiên cứu ra được rằng những người nghiện thuốc lá nếu ngưng thuốc trước 30 tuổi có thể giảm 97% nguy cơ bị các bệnh mà người hút suốt đời có thể mắc phải. Không chỉ vậy, các trường học và địa phương nên tổ chức các buổi tuyên truyền và giáo dục về thuốc lá để người dân, đặc biệt là trẻ em có cái nhìn toàn diện về thứ gây bệnh này cho con người.

III. KẾT BÀI

Khẳng định và nhấn mạnh về vấn đề nghị luận đã cho. Từ đó nêu suy nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Đừng hút thuốc nữa nếu bạn trân trọng sinh mạng và sức khỏe của mình. Món quà ấy mà cha mẹ và Thượng đế ban cho bạn, đừng đánh mất nó chỉ vì làn khói sâu cay từ những điếu thuốc.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Mở bài:

Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài

– Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.

– Biểu hiện:

Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.

– Nguyên nhân:

  • Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bệnh tật
  • Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
  • Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
  • Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè
  • Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái

– Tác hại:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  • Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
  • Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
  • Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
  • Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chước hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.

– Biện pháp

  • Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
  • Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
  • Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
  • Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát sao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
  • Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Kết bài:

  • Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dàn ý chi tiết số 3

I. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

II. Thân bài

1. Nêu khái niệm thuốc lá

  • Sản phẩm phổ biến trong xã hội
  • Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

2. Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

  • Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).
  • Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).
  • Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).
  • Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

3. Nguyên nhân hút thuốc lá:

  • Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)
  • Thói quen.
  • Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).
  • Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).
  • Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).
  • Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

4. Tác hại của việc hút thuốc lá:

  • Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).
  • Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).
  • Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút hút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

5. Lời khuyên:

  • Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
  • Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.
  • Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.
  • Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).
  • Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
  • Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

Dàn ý chi tiết số 4

I. Mở bài

  • Cuộc sống hiện đại hóa kéo theo nhiều tệ nạn: Nghiện game, cờ bạc, nghiện ma túy, rượu chè, AIDS…
  • Nạn hút thuốc lá đặc biệt với thanh thiếu niên.

II. Thân bài

1. Thực trạng

  • Thanh thiếu niên tuổi mới lớn, vừa mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nên tò mò thích khám phá điều mới lạ.
  • Một bộ phận tập hút.
  • Một bộ phận nghiện, lúc nào cũng phì phèo thuốc lá trên môi => Báo động cho tương lai đất nước.

2. Nguyên nhân:

– Chủ quan: Kém hiểu biết, thích đua đòi, thích thể hiện mình, lầm tưởng phì phèo điếu thuốc lá, hành vi của người cao quý, người lớn, lịch thiệp, sang trọng, sành điệu.

– Khách quan:

  • Bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn đến nghiện hút thuốc lá.
  • Gia đình nhà trường giáo dục lỏng lẻo, không theo sát được các em học sinh.
  • Một số cha anh nêu gương xấu đã làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.

3. Tác hại:

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Họng, phổi, tim mạch… dẫn đến tử vong sớm => Ung thư, đột quỵ, đột tử.
  • Kinh tế gia đình: 20.000 VND/bao thuốc lá Vina thiệt hại đến vấn đề kinh tế.
  • Đạo đức: nêu gương xấu, sa vào tệ nạn xã hội,…
  • Môi trường không lành mạnh, thiếu văn hóa, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và mọi người xung quanh.
  • Chập cháy điện, cháy rừng ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường xung quanh.

4. Giải pháp

  • Nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá.
  • Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến các thế hệ sau.
  • Nhà trường, giáo dục xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
  • Cấm các hình thức quảng cáo, truyền bá, cấm hút thuốc nơi công cộng.

III. Kết bài

  • Có thể khẳng định thuốc lá là một loại ôn dịch, tấn công loài người như tằm ăn dâu, đặc biệt là thế kỉ 21.
  • Rút ra bài học mới về việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến nhiều vấn đề…

Nghị luận về hút thuốc lá ngắn gọn

Hiện nay, khi xã hội phát triển hưng thịnh thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm được toàn dư luận quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là việc hút thuốc lá hiện nay. Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4 giây lại có một người chết. Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. 26% thanh thiếu niên độ tuổi 14 đến 24 đã làm quen với khói thuốc.

Thuốc lá có nhiều tác hại to lớn đối với con người. Đầu tiên là đối với người sử dụng: Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; ngoài ra thuốc lá còn gây ra các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Đối với hệ tuần hoàn, thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lí tim mạch (xơ vữa thành mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao,…). Đối với hệ thần kinh, thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần kinh trung ương là nicotin hình thành hiện tượng lệ thuộc vào nó. Đối với hệ tiêu hóa, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa: miệng, vòng họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan… Đối với cơ quan sinh sản, sinh dục, khói thuốc gây rối loạn nội tiết hoocmon trong cơ thể của cả nam và nữ.

Ngoài ra, thuốc lá còn có các tác hại khác như: ảnh hưởng đến da, tóc, hoạt tính của hoocmon điều hòa đường huyết,… Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà nó còn có tác hại đối với người xung quanh: Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.

Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, phổi và nguy cơ đột quỵ cũng rất cao. Từ những tác hại to lớn của thuốc lá, mỗi chúng ta hãy cố gắng tránh xa chất độc này và rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh, tích cực.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn tám triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ bốn giây lại có một người chết. Đất nước Việt Nam đang nằm trong số mười lăm nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Hai mươi sáu phần trăm thanh thiếu niên độ tuổi mười bốn đến hai mươi bốn đã làm quen với khói thuốc. Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng và cả ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân của vấn nạn này trước hết là do ý thức chủ quan của con người, người dân thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá nên hút, trong thuốc có chất nicotin dẫn đến gây nghiện và dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Có nhiều thanh niên muốn thể hiện bản thân mình, muốn người khác thấy mình sành điệu, là dân chơi nên đua đòi hút thuốc. Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến chính là do tác động của các yếu tố bên ngoài, bị những người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên hút theo.

Việc nghiện thuốc lá sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Thuốc lá trước tiên ảnh hưởng đến người hút. Nó gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Việc hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi…

Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá.

Việc hút thuốc lá không còn quá xa lạ trong cuộc sống của mỗi con người. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc hút thuốc vừa để bảo vệ chính mình, vừa để bảo vệ môi trường sống lành mạnh.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 2

Xã hội hiện đại giúp cho con người trở nên văn minh hơn, song nó cũng luôn ẩn chứa những mặt trái với các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Hút thuốc lá chưa phải là một tệ nạn mang tính chất nguy hiểm như cướp của, giết người hay buôn bán thuốc phiện nhưng hiện tại, nó đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay.

Với những nghiên cứu khoa học và những cảnh báo được tuyên truyền phổ biến, ai trong chúng ta cũng đều biết hút thuốc lá chỉ có hại chứ không có lợi ích gì. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến những người xung quanh. Mặc dù trên các vỏ bao thuốc lá hiện nay đều có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng hầu như những người hút thuốc lá đều bỏ qua lời cảnh báo này.

Vì sao đã có những lời cảnh báo về tác hại ghê gớm của thuốc lá mà nhiều người vẫn hút thuốc? Nguyên nhân hút thuốc lá thì có nhiều và có lẽ chủ yếu là do giao tiếp. Bên cạnh tục lệ mời trầu tiếp khách của dân gian ngày xưa thì nay người ta mời nhau nước chè, thuốc lá để thể hiện sự “hiện đại, tân tiến”. Với một số người thì hút thuốc lá để giải tỏa cảm xúc. Hoặc với những phần tử thanh niên hư hỏng hiện nay thì hút thuốc lá là để “khẳng định ta đây đã là người lớn”. Chính vì thế mà ta rất dễ dàng bắt gặp những bao thuốc lá nằm trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện hay trong những đám hiếu, đám hỉ… ngày nay.

Như đã nói ở trên, ai trong chúng ta cũng đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe, thậm chí là người hút thuốc cũng biết nhưng lại không có ý thức ngừng sử dụng nó. Trong thuốc lá có chứa chất nicotin gây nghiện, khiến cho người hút thuốc lá rất khó bỏ, khó cai. Điều này lại làm gia tăng tỉ lệ hút thuốc lá cũng như gia tăng tần suất hút thuốc lá. Hút thuốc lá nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người hút như hen suyễn, ho, khó thở, tức ngực, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Có thể thấy những hệ lụy mà nó gây ra rất khủng khiếp nhưng mãi đến sau này con người chúng ta mới nhận ra dù đã được cảnh báo. Khi ấy, mọi sự cố gắng chữa trị đều trở nên vô nghĩa.

Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc lá mà nó còn là một “kẻ giết người” vô hình đối với những người xung quanh. Trong khói thuốc lá cũng chứa nhiều chất độc hại và do đó, khi người hút thuốc không chỉ làm giảm sức khỏe cho bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá cũng có thể mắc những bệnh tật đã trên như ho, tức ngực, khó thở hay thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư phổi. Đối với phụ nữ đang mang thai nếu hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc nhiều sẽ dẫn đến dị tật thai nhi và kéo theo những hậu quả rất đáng buồn.

Biết rằng tác hại của thuốc lá rất ghê gớm như vậy thì chúng ta cần làm gì để ngăn chặn việc hút thuốc lá trong xã hội hiện nay? Đối với những người hút thuốc lá thì hãy từ bỏ hút thuốc ngay giờ. Thuốc lá rất khó bỏ, vì rằng thuốc lá có chứa chất gây nghiện nhưng không phải không thể bỏ được. Sự ý thức cao độ cùng với những nỗ lực của bản thân kết hợp với các phương pháp cai thuốc lá hiệu quả hiện nay (như là dùng thuốc uống, các bài thuốc dân gian,…) sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn hút thuốc lá. Điều quan trọng nhất đó chính là ý thức và ý chí của con người. Nếu biết đến tác hại của thuốc lá và quyết tâm cai thuốc thì nhất định chúng ta sẽ làm được.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và các cơ quan chức năng cần có những kế hoạch sản xuất phối hợp với tuyên truyền để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Xây dựng môi trường không khói thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ chúng ta mà còn giúp môi trường trở nên trong lành, khỏe mạnh hơn, nhất là ở các môi trường công cộng đông người như cơ quan, trường học, sảnh chờ sân bay, trên xe bus….

Sự giúp đỡ của mọi người xung quanh đối với người hút thuốc lá và của tất cả chúng ta trong mọi trường hợp có khói thuốc lá cũng là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo vệ chính chúng ta, bảo vệ người hút thuốc lá mà còn góp phần xây dựng môi trường văn hóa, văn minh lịch sự và lành mạnh hơn. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau chung tay bài trừ hành vi hút thuốc lá ẩn chứa nhiều hậu họa này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 3

Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có rất nhiều thú vui ra đời, kéo theo nhiều thói hư tật xấu cũng nhờ đó mà có cơ hội phát triển. Có rất nhiều thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày, trở thành thói quen khó bỏ với nhiều người. Hút thuốc lá cũng là một trong những thói quen xấu, gây ảnh hưởng không chỉ đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh, cần phải được loại bỏ.

Hàng ngày chúng ta đọc sách, báo, xem đài, qua các phương tiện truyền thông, ai cũng đều biết thuốc lá có hại cho tất cả mọi người. Thuốc lá có chứa Nicotin, là một chất gây nghiện cho nên nhiều người tưởng rằng chỉ hút thử, hút chơi nhưng dần dà lại trở thành thói quen khó bỏ, khó cai. Thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp và rất xấu đến sức khỏe con người. Thuốc lá chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về phổi và đường hô hấp như lao phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng… và là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của con người, vì nếu hút thuốc lá lâu dài, sẽ có thể gây tử vong cho người hút. Không chỉ vậy, thuốc lá còn ảnh hưởng gián tiếp đến những người xung quanh dù họ không hút. Những người hút thuốc lá thụ động, thường xuyên hít phải khói thuốc từ người thân và ở nơi công cộng, cũng rất dễ bị mắc phải những bệnh nguy hiểm không kém gì người hút thuốc lá trực tiếp. Đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Với trẻ nhỏ, hít phải khói thuốc sẽ khiến các em có nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, còi cọc, chậm phát triển. Còn với phụ nữ mang thai, khi hít phải nhiều khói thuốc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, nhiều trường hợp đã xảy ra gây hậu quả đáng tiếc, mà lý do là vì hít phải khói thuốc lá.

Hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến môi trường. Vì khói thuốc lá phát tán ra không khí, làm ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề cũng có một phần nào đó do thuốc lá, con người mỗi ngày tiêu thụ không biết bao nhiêu điếu thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống xung quanh.

Thuốc lá có nhiều tác hại nghiêm trọng như vậy, nhưng nhiều người vẫn coi nhẹ việc hút thuốc. Họ dùng điếu thuốc để làm phương tiện giao tiếp, gặp nhau chào hỏi nhau bằng điếu thuốc, hơn thua nhau cũng ở điếu thuốc. Nghiêm trọng hơn, tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc đang ngày càng trẻ hóa, dấy lên một hồi chuông báo động với toàn xã hội. Các em học sinh còn nhỏ, hiếu kỳ, tìm hiểu, a dua theo bạn bè, hút thuốc để thể hiện bản thân, dần dần dẫn đến nghiện thuốc lá, ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập, kéo theo là hệ lụy về tương lai của các em sau này.

Xã hội, nhà nước cũng đã có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu lượng hút thuốc lá, nhưng dường như vẫn không có tác dụng nhiều. Trên vỏ bao thuốc lá được sản xuất ra cũng có ghi: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Vậy mà người cầm bao thuốc vẫn dửng dưng, không xem đó là sự nghiêm trọng cần để mắt tới. Các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng cũng chưa thực sự đem lại tác dụng gì lớn.

Có thể thấy, thuốc lá thực sự có hại cho con người, đang là một vấn đề mà cả xã hội cần quan tâm. Mỗi người chúng ta cần phải tự có ý thức bảo vệ bản thân, nhắc nhở người xung quanh không hút thuốc lá, vì một tương lai, xã hội trong lành không có khói thuốc, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai con em chúng ta.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 4

Việt Nam là một trong những đất nước có tỉ lệ người tiêu thụ rượu, bia và thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Dường như mọi người đang bỏ qua mọi lời khuyến cáo, bỏ qua những hệ lụy của thuốc lá để tìm đến nó như một liều thuốc tiên. Giới trẻ hút thuốc ngày càng nhiều và tỉ lệ nghiện thuốc thì ngày càng tăng.

Hút thuốc lá là một trong những thói quen, sở thích đặc biệt của rất nhiều người đặc biệt là đối với đàn ông. Có người đã trở thành những con nghiện thuốc lá, một ngày họ có thể hút đến một bao thuốc và không thể bỏ được. Họ hút thuốc và bỏ qua mọi lời khuyến cáo về ảnh hưởng và tác hại của nó đến cuộc sống con người.

Đối với sức khỏe con người, thuốc lá chính là một liều thuốc độc. Hút thuốc lá có thể dẫn đến ung thư phổi, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khí quản, răng miệng. Đã vậy, những người hút thuốc lá lại có rất nhiều người vô ý thức, không có trách nhiệm khi thường xuyên hút ở những nơi công cộng, những nơi có nhiều người. Khói thuốc vốn vô cùng độc hại, vậy mà họ hút thôi chưa đủ, lại muốn tất cả những người xung quanh cũng phải hút theo mình. Người ta hút thuốc cả khi bên cạnh có trẻ nhỏ, có phụ nữ có thai, thậm chí là hút thuốc cả trong bệnh viện.

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên nhiều hệ lụy khác. Người lớn hút thuốc nhiều sẽ trở thành một tấm gương xấu cho trẻ em noi theo. Khi nhìn thấy trong nhà có bố hút thuốc, anh hút thuốc, các bé cũng sẽ học theo và hút thuốc từ sớm. Khi đến trường lớp, thấy một số nam sinh hút thuốc, nhiều bạn cũng học tập và hút theo. Điều này khiến cho việc hút thuốc ngày một lây lan rãi và kéo nhiều người đi vào con đường nghiện thuốc. Nhiều người khi hút thuốc đã vứt tàn thuốc rất vô ý dẫn đến việc gây ra cháy nổ. Thuốc lá cũng khiến cho người hút phải tiêu một lượng tiền không nhỏ. Cứ thử tính, nếu người nghiện thuốc lá một ngày hút hết một bao thuốc, một tuần hút hết 5 bao thuốc, mỗi tháng hút khoảng 20 bao, một năm sẽ là 240 bao thuốc. Nhân với số tiền khoảng 20.000 đồng một bao thuốc thì mỗi năm bạn sẽ mất đến khoảng 5 triệu đồng tiền thuốc lá. Bỏ số tiền ấy ra mua thuốc hút để rồi hại chính sức khỏe của bản thân mình, thật là không đáng chút nào.

Hút thuốc lá vô cùng có hại, nhưng tại sao mọi người lại vẫn hút. Phần vì người ta không ý thức được sự nguy hiểm của thuốc, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Dù có nhìn thấy những hình ảnh minh họa trên bao bì thuốc, có thấy sự khuyến cáo của cơ quan chức năng thì họ cũng không sợ bởi họ nghĩ chuyên ung thư phổi là chuyện xa vời. Một số bạn trẻ lại hút thuốc chỉ vì đua đòi, học theo người khác. Các bạn nghĩ rằng việc cầm điếu thuốc lên hút là oai, là bản lĩnh, phong độ và thể hiện được chí khí ta đây chăng. Rồi cũng có một bộ phận hút thuốc là do bị rủ rê, lôi kéo, khiến không làm chủ được bản thân.

Với những ảnh hưởng, hệ lụy của thuốc lá, mỗi người phải có ý thức tránh xa nó, nói không với thuốc lá. Nó không chỉ hại bạn mà còn hại những người xung quanh bạn, những người mà bạn yêu quý. Hãy học bỏ thuốc có thể bằng cách thay vào đó là một loại đồ ăn, một loại kẹo cao su. Chúng ta hãy sống thật lành mạnh, giữ gìn sức khỏe và làm đẹp cho xã hội với việc không có khói thuốc.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 5

Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nói rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có cocain dễ gây nghiện, khi hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điếu thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 6

Với mỗi người chúng ta điều gì là quan trọng nhất? Theo bạn là tiền bạc hay sự nghiệp thành danh? Câu trả lời đó chỉ là những điều bạn muốn. còn điều quan trọng nhất với bạn đó là sức khoẻ. Có sức khỏe mọi điều bạn muốn đều có thể thành sự thực. Nhưng thực tế ngày nay có nhiều người lại tự huỷ hoại sức khoẻ của mình bằng điếu thuốc lá dù biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Hút thuốc lá là một hành động hít một hơi sâu khói thuốc lá vào phổi mà thành phần của nó là các chất độc hại và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Mặc dù thuốc lá khi hút rất có hại cho sức khoẻ nhưng theo thực tế ngày nay hình ảnh con người trên tay cầm điếu thuốc lại trở thành quen thuộc. Trên đường bắt gặp hình ảnh thanh niên cầm điếu thuốc phì phèo. Trên TV chiều những cảnh phim hay quay lại những hình ảnh trong các quán bar nhiều người ngồi hút thuốc. Những quan nước chè các ông các bác các chú vừa hút thuốc vừa nói chuyện. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu. Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào (GATS 2010) .

Nhiều người đưa ra lý do hút thuốc lá để giảm stress, tập trung hơn. Tuy nhiên tất cả các nhà khoa học, hay các nhà y tế đều đưa ra lời khuyến cáo không nên hút thuốc vì thuốc lá rất hại cho sức khỏe. Vì sao hút thuốc lá lại có hại đến sức khoẻ? Trước hết sức khoẻ của con người chúng ta rất quan trọng, là yếu tố thứ nhất và thiết yếu của mỗi người. Nhưng chỉ vì một điếu thuốc mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe là điều đáng trách. Thành phần của một điếu thuốc lá chứa rất nhiều độc hại. Theo như các nhà nghiên cứu, trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hóa chất có hại cho sức khoẻ và có tới hơn 40 chất gây ung thư. Nicotin có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào não bộ của người hút thuốc. Hơn thế hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. Lá phổi là sự sống của con người. Thử đặt câu hỏi nếu như phổi của chúng ta bị ảnh hưởng xấu, chúng ta sẽ sống sao? Hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm tới sức khoẻ của chính bản thân mà khói thuốc lá gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lợi ích của thuốc lá không thấy có những tác hại xấu đến sức khoẻ lại rất nhiều. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Đặc biệt với trẻ em hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ vì thế chúng ta phải có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hiện trạng này. Mỗi chúng ta phải có ý thức nhắc nhở những người xung quanh không nên hút thuốc lá. Cùng nhau thực hiện những biện pháp tuyên truyền hữu ích tới tất cả mọi người cả người hút thuốc và không hút thuốc. Hơn vậy phải luôn có ý thức học tập, trau dồi, rèn luyện bản thân để góp phần giúp xã hội phát triển.

Không gì quý giá bằng sức khỏe con người. Vì thế hãy nhớ một điếu thuốc không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ một người mà rất nhiều người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 7

Người ta thường nói: Sức khỏe là vàng. Tài sản quý giá nhất của con người chính là sức khỏe. Hàng trăm triệu năm qua, nhờ tiến bộ của y học, chúng ta đã đẩy lùi được những đại dịch nguy hiểm như dịch hạch, sốt rét, thổ tả. Thế nhưng, có một thứ gây hại cho sức khỏe mà đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp, đó là hút thuốc lá.

Hút thuốc lá đang là vấn nạn xảy ra ở bất kì quốc gia, xã hội nào. Trong thuốc lá có chất gây nghiện, một khi đã quá lệ thuộc vào nó thì rất khó bỏ. Thuốc lá chính là kẻ giết người thầm lặng bởi nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết ngay mà cũng không say bê bết như người uống rượu.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá hiện nay đang có xu hướng tăng cao. Việt Nam cũng là một trong những nước có số người hút thuốc lá nhiều. Ra ngoài đường, đi bộ trong công viên, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú, các bác trên tay phì phèo điếu thuốc. Hút xong, họ còn thản nhiên vứt mẩu thuốc lá xuống đường. Không chỉ người trung tuổi, nhiều thanh niên hiện nay cũng “tập tành” hút thuốc vì đua đòi theo người khác, thể hiện mình đã lớn, đã trưởng thành. Họ biện hộ cho lí do hút thuốc rằng để xả stress, giảm căng thẳng nhưng thực tế đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá, sự hạn chế của các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.

Hút thuốc lá có tác hại đầu tiên đối với sức khỏe của người hút. Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, chất gây ung thư mà đặc biệt nguy hiểm là nicotin. Chất này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp và cả da. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích tụ lâu ngày dẫn đến các bệnh về tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản. Những người hút thuốc lâu ngày đều có biểu hiện như người xanh xao, gầy gò, sâu răng, rụng tóc, da vàng. Hiện nay, trên 80% những người mắc ung thư vòm họng và ung thư phổi đều là do thuốc lá. Không chỉ với người hút, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cả những người hít phải luồng khói độc. Khi hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai, cái thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Bố và anh hút thuốc lá còn nêu gương xấu cho con trẻ. Không có tiền hút thuốc thì đi trộm cắp, từ đó mà bước chân vào con đường phạm pháp.

Vì sức khỏe của chính chúng ta và mọi người, hãy bỏ thuốc lá từ ngay hôm nay. Với những người còn đang hút hãy giảm hút thuốc lá, cai nghiện thuốc, kiên quyết nói không với thuốc lá khi bị rủ rê, lôi kéo. Để môi trường xung quanh không còn khói thuốc lá, chúng ta đừng hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc, nơi công cộng, đừng hút thuốc trước mặt trẻ em, đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền cần cấm hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, tăng mức thuế đối với thuốc lá, không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nhắc nhở, khuyên bảo người khác không hút thuốc lá, tăng cường các chiến dịch vận, động mọi người bỏ thuốc, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến từng thành viên, từng gia đình.

Vì một xã hội không còn khói thuốc, tất cả chúng ta hãy cùng chung tay hành động. Mỗi khi muốn hút một điếu thuốc, hãy nghĩ cho sức khỏe của chính bản thân ta và tất cả mọi người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 8

Hút thuốc lá tưởng chừng như đã được cảnh báo với rất nhiều những hậu quá sau đó nhưng vẫn có rất nhiều người không từ bỏ thói quen xấu này. Một thực trạng đáng buồn hơn nữa là tình trạng hút thuốc lá hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.

Hiện nay, không quá khó khăn để chúng ta có thể bắt gặp những bạn trẻ phì phèo điếu thuốc lá ở vỉa hè, các quán game hay thậm chí là những góc khuất của các trường học. Có những bạn còn rất trẻ, chỉ khoảng học sinh cấp 2, cấp 3 cũng đã tập tành hút thuốc. Thậm chí, có những bạn chỉ mới là học sinh cấp 3 thôi cũng đã trở thành con nghiện thuốc lá, đi đâu cũng có sẵn bao thuốc ở trong cặp. Có những bạn vì sợ sệt nên hút lén lút, vụng trộm. Nhưng cũng có những bạn thì nghênh ngang cầm điếu thuốc đi khắc nơi. Thực trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh đang thực sự ở con số đáng báo động.

Các bạn trẻ ở tuổi học sinh vẫn còn những non nớt trong tư duy và nhận thức của bản thân. Họ đang bị lầm tưởng hay ngộ nhận việc hút thuốc lá là biểu hiện của sự trưởng thành, chín chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá… Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ cũng bị những chi phối bởi những tác động khách quan bên ngoài. Ví dụ như các bạn bị những nhóm bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Tuy nhiên, những hành động thiếu suy nghĩ ấy của các bạn lại đem lại những hậu quả khôn lường. Ảnh hưởng đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn chính là sự suy giảm về sức khỏe. Chúng ta đều biết trong thuốc lá có chứa những chất có hại cho tim, phổi, họng và rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể của con người. Khói thuốc lá xâm nhập dần vào cơ thể, làm giảm chức năng và hủy hoại các bộ phận của cơ thể. Rất nhiều những căn bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư cũng từ việc hút thuốc lá mà ra. Thuốc là giống như một loại thuốc độc đang ngày một bào mòn sức khỏe của con người. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nhân người hút thuốc mà nó còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh khi tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc hít phải thậm chí còn độc hại đến sức khỏe nhiều hơn cả người hút thuốc. Hơn nữa, việc hút thuốc và mùi khói thuốc còn gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh. Hút thuốc lá sẽ tạo ra thói quen xấu cũng như tạo những tấm gương không tốt cho những người xung quanh. Đặc biệt, với những bạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, việc hút thuốc lá sẽ khiến cho mọi người có đánh giá và cái nhìn không tốt về bạn, ảnh hưởng tới các mối quan hệ cũng như tương lai sau này.

Chính vì những điều đó, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra ở giới trẻ. Gia đình và nhà trường cần có cách giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như có cách xử lý phù hợp cho con em mình về việc hút thuốc lá. Mỗi người hãy là một tấm gương tốt, nói không với thuốc lá để trẻ học theo. Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của toàn dân về tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức phong trào tập huấn, truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hút thuốc lá cũng chính là hủy hoại tương lai của bạn. Hãy tập cho mình lối sống lành mạnh, vui vẻ để thuốc lá không ăn mòn đi sức khỏe và tương lai chính mình.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 9

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.

Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thư phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.

Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn.

Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 10

Thói quen hút thuốc lá dường như đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá nhưng đại bộ phận đa số là nam giới đều khó có thể bỏ được thói quen hút thuốc này.

Trong những năm gần đây việc hút thuốc lá bị xã hội coi như một vấn nạn bởi vì nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi từ những nơi công cộng như công viên, trung tâm thương mại, trường học đến những nơi riêng tư như ở trong gia đình. Đặc biệt, hiện nay không chỉ những người đàn ông trưởng thành hút thuốc mà ngay cả phụ nữ hay thanh thiếu niên lượng người hút thuốc cũng đang tăng lên. Họ hút thuốc có thể vì muốn giảm stress, căng thẳng trong công việc nhưng cũng có những bạn thanh thiếu niên hút chỉ vì muốn chứng tỏ mình sành điệu và chịu chơi.

Hút thuốc lá có hại rất lớn đối với bản thân người hút cũng như những người xung quanh. Trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotin là một chất gây nghiện. Vậy nên nhiều người lúc ban đầu chỉ hút thử, hút chơi nhưng sau dần lại thành thói quen khó bỏ. Trong thuốc lá có những thành phần như amoniac, chất DDT là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và hệ hô hấp. Nếu hút thuốc trong thời gian dài và liên tục có thể dẫn tới các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu hiện nay, hút thuốc cũng là nguyên nhân giảm tuổi thọ của con người. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hít, khói thuốc còn ảnh hưởng gián tiếp tới những người xung quanh. Người ta gọi đó là hút thuốc lá thụ động. Những người xung quanh, mặc dù không trực tiếp hút thuốc nhưng lại gián tiếp ngửi khói thuốc, việc ngửi gián tiếp như vậy cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng như đối với người trực tiếp hút thuốc vậy.

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tuyên truyền đưa ra nhằm giảm thiểu số lượng người hút thuốc lá. Trên các phương tiện thông tin truyền thông của nước ngoài, người ta đã quá quen thuộc với câu nói “Buy now, pay later”. Có ý nghĩa rằng nếu bạn mua thuốc lá bây giờ thì sau này bạn sẽ phải trả giá cho hành động của mình bằng chính sức khỏe của bạn. Ở Việt Nam, trên những bao bì thuốc lá cũng có in những dòng chữ khuyến cáo: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” kèm theo đó là những hình ảnh về người bị ung thư phổi, rụng răng, gầy còm do hút thuốc lá. Nhằm khuyến cáo người mua tác hại nghiêm trọng của thuốc lá từ đó giảm thiểu người hút thuốc lá.

Những hành động thiết thực như vậy đã đem lại những kết quả tích cực, khi mà có tới 70% người nghiện thuốc lá đều mong muốn có thể cai được thuốc lá. Mặc dù việc cai thuốc lá là vô cùng khó khăn. Bởi khi mới bỏ thuốc cảm giác trong người sẽ rất khó chịu, bứt rứt không yên, miệng nhạt…Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm bỏ thuốc của bản thân, người nghiện thuốc có thể ngậm một chiếc kẹo cao su hoặc đi làm những việc mình yêu thích như chơi thể thao, nghe nhạc, đi dạo để quên đi cơn thèm thuốc.

Vì một xã hội lành mạnh, vì sức khỏe của cộng đồng, mỗi người chúng ta hãy chung tay góp sức nói không với thuốc lá. Cùng nhau tuyên truyền, cùng nhau nhắc nhở khuyên nhủ nhau nói không với thuốc lá từ đó sẽ giúp cho người thân và mọi người xung quanh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 11

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tác hại của thuốc lá liên tục được cập nhật bởi những hiểm họa mà nó gây ra cho cuộc sống con người có thể nói đã ở mức báo động. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt những người đang hút thuốc thường chậc lưỡi cho rằng: chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Điều đó thực sự trở nên nguy hiểm vì nếu chính những người hút thuốc không có kiến thức sơ đẳng về tác hại của thuốc lá họ sẽ vô tình gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mình mà còn tới những người xung quanh và môi trường sống. Bài viết sau đây xin được bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt mà những người hiện đang sử dụng thuốc lá chưa quan tâm đến, đặc biệt đối với lứa tuổi học đường đây sẽ là những kiến thức hành trang cần thiết đối với các bạn trước ngưỡng cửa cuộc sống với những cám dỗ khó vượt qua trong đó có thuốc lá.

Hút thuốc lá là có hại, nhưng bằng những con đường nào? Chúng ta có thể viết được nhiều cuốn sách nói về những tác hại của thuốc lá nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập trong phạm vi nhỏ. Nhưng trước tiên tôi muốn cảnh báo các bạn: Hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh nếu không bạn sẽ bị ngất đấy!

Có rất nhiều con đường mà thuốc lá có thể làm hại bạn: hút thuốc lá, nhai cau với lá thuốc lào, hít thở khói thuốc lá từ những người quanh bạn. Thuốc lá gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì bệnh ung thư phổi.

Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh khí thũng: Khí thũng là bệnh mà các bọc khí trong phổi bị phá hủy dần dần, gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Người bị bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi hô hấp. Hầu hết nguyên nhân của bệnh này là do hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân ung thư miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh ung thư, bao gồm ung thư miệng và họng. Căn bệnh này làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn, trầm trọng hơn nó dẫn tới những biến dạng vĩnh viễn nơi miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân của bệnh hoại tử: Thuốc lá là tác nhân quan trọng phá hoại các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Hút thuốc còn dẫn tới tình trạng đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Từ đó, phá hủy hoàn toàn đôi bàn chân. Nếu như bạn hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi của bạn sẽ không phát triển và bị co lại, dẫn tới những vấn đề về hít thở và rủi ro bệnh tật sau này. Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn những người không hút thuốc khi bị những khối u trong hệ tiêu hoá và những vấn đề kinh niên về đường ruột. Thêm vào đó những người hút thuốc lá mắc những bệnh này khó điều trị hơn và rủi ro bị mắc lại cùng cao hơn. Hút thuốc sẽ làm tăng rủi ro bệnh loãng xương. Hút thuốc làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn. Chất phụ gia nicotin có trong thuốc lá đương nhiên sẽ làm cho bạn xấu hơn bởi ngón tay và răng của bạn sẽ bị vàng, hơi thở có mùi hôi và chóng có nếp nhăn.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc, khói thuốc là còn là mầm mống đặc biệt nguy hiểm đối với những người không hút thuốc nhưng phải sống trong môi trường có khói thuốc lá. Họ phải chịu rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có thai mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sảy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ em có cha không bao giờ hút thuốc.

Với những tác hại khủng khiếp như trên, tại sao thuốc lá vẫn được tiêu thụ mạnh đến vậy? Thực tế các công ti sản xuất thuốc lá đã tung ra những phương thức quảng cáo lừa bịp để người sử dụng có những cái nhìn sai lệch về thuốc lá. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kì và Canada, tỉ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng, ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ti thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã bị mắc bẫy quảng cáo do các công ti thuốc lá này cài đặt. Bạn nghĩ gì về nghịch cảnh đó?

Các công ti thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là “cao sang”. Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình, chăm sóc sức khỏe, tu sửa nhà cửa cho tốt hơn.,, Tại Việt Nam, rất nhiều người tiêu tốn tiền bạc vào thuốc lá hơn là cho chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc. Những chi phí này gồm: Mất thời gian đi làm để chăm sóc người ốm, mua các loại thuốc đắt tiền, thanh toán hoá đơn điều trị. Giới trẻ ngày nay thông minh và được học hành vậy còn hút thuốc làm gì khi bạn biết quan tâm tới sức khoẻ, tương lai và hạnh phúc của chính bạn và những người gần gũi với bạn?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã lỡ hút thuốc rồi thì phải làm thế nào để từ bỏ thuốc lá? Thứ nhất, đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này, cố gắng giữ cho ngôi nhà của bạn là nơi “không hút thuốc”, hãy treo những biển hiệu và khẩu hiệu đề nghị khách không hút thuốc hoặc lí giải rằng nhà của bạn là nơi không hút thuốc. Hãy vứt bỏ những gạt tàn thuốc mà bạn có và hãy lịch sự đề nghị khách hút thuốc ở ngoài. Hãy nói chuyện với bạn bè cùng lớp, thầy cô và ban giám hiệu nhà trường về việc biến trường học của bạn thành một nơi “không hút thuốc”. Mức tối thiểu cũng phải là học sinh không nên hút thuốc hoặc không phải ngửi khói thuốc khi học tại trường. Trường học sẽ trở thành nơi sạch sẽ hơn, môi trường an toàn hơn và có những học sinh mạnh khoẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Có thể thấy, trong khi các nước trên thế giới hằng ngày, hằng giờ tuyên truyền tác hại của thuốc lá thì tại Việt Nam, một nước mà theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nước có mức tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh chóng mặt cỏ khả năng 10% dân số hiện nay tức là hơn 7 triệu người sẽ chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá thì những biện pháp ngăn chặn việc hút thuốc đưa ra chưa thật triệt để. Bất cập nằm ngay trong chính các biện pháp của các hàng thuốc, các cơ quan chức năng. Hiện nay hầu hết các loại thuốc lá được sản xuất tại Việt Nam đều được in những hình ảnh, dòng chữ cảnh báo gây ấn tượng sợ hãi cho người sử dụng nhưng cũng không ngăn được tình trạng hút thuốc lá ngày càng tăng lên.

Không thể chần chừ thêm nữa, ngay bây giờ mỗi chúng ta hãy cùng nhau nói “Không” với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng đồng.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 12

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khỏe của con người. Một trong số đó là thuốc lá!

Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy, người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc, hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh…Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút , trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.

Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicotin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khỏe và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khỏe vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…

Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khỏe của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm?

Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá? Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao , chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình mình. Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá!

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 13

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học – nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ xuất phát trước hết do nhận thức của chính các bạn học sinh. Với suy nghĩ sai lệch cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân, các bạn đã tập tành việc hút thuốc và dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không ít bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá.

Theo thống kê của đài BBC, thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người: “Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ XX” (theo nghiên cứu của Robert N.Proctor). Điều này là do thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khói thuốc khi hòa lẫn vào không khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt, việc học sinh sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đất nước.

Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần đề ra những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn và hạn chế những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại cũng như ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, tinh thần, tâm lí của người sử dụng bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

Hành động hút thuốc có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 14

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, câu slogan này dường như đã quá quen thuộc để sử dụng cho việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Vậy nhưng, tình hình hút thuốc trong xã hội vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm thiểu, đặc biệt hơn, nó đã lên đến tình trạng báo động không vì không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ, thanh thiếu niên, những cá nhân vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những người hút thuốc lá, họ cũng hiểu phần nào về những mối nguy hại mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe, nhưng dường như sự nhận thức đó còn quá mơ hồ, thực chất họ đều không hiểu rõ, tận tường về những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây ra.

Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton có trong chất tẩy trong thuốc sơn móng tay, amoniac có trong chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh, DDT/Dieldrin có trong thuốc trừ sâu, phoóc-môn và CO có trong khí thải ô tô, toluen từ dung môi công nghiệp, methanol formaldehyde là chất để ướp xác chết… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiều dạng ung thư khác.

Không khó để nhìn thấy và bắt gặp tình trạng thanh thiếu niên, học sinh hút thuốc. Trong các quán nét, trong các quán cóc, trong giờ nghỉ giải lao giữa giờ thật không khó để bắt gặp cảnh học sinh nam tụm năm tụm ba phì phèo hút thuốc. Đi trên đường cũng có, không chỉ ở các nơi công cộng, mà ngay tại nhà, các thanh thiếu niên, học sinh nhỏ tuổi cũng vô tư, vô lo hút thuốc.

Các em cứ hút thuốc với ý nghĩ coi đó là một thú vui tiêu khiển vô hại, để khẳng định bản thân, để học đòi, để chứng tỏ sự trưởng thành, để thỏa sức tò mò. Nhưng các em đâu biết rằng tương lai của các em đang mờ tan dần theo làn khói thuốc. Đốt thuốc, hút thuốc, cũng chính là đốt tương lai, hút đi sức khoẻ của các em. Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắc nghẽn đường hô hấp không phục hồi được.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng tăng cao là do môi trường sống. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, ảnh hưởng bởi tâm lý, hoàn cảnh gia đình… tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào.

Các em rất dễ dàng mua được thuốc lá tại bất cứ nơi nào có bán. Sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, không để ý kịp thời và cũng chưa đưa ra biện pháp mạnh để ngăn chặn. Cơ chế của pháp luật chưa rõ ràng khi chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh.

Để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá, các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông và xem đây là công tác trọng tâm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá.Thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt lớp, giáo viên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho học sinh hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp cho các em các kỹ năng từ chối hút thuốc lá và ý thức “nói không với thuốc lá”.

Nhà trường cũng cần đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nhằm hướng học sinh đến những hoạt động ý nghĩa. Theo đó, các đơn vị trường học cần bổ sung tiêu chí không hút thuốc lá tại nơi làm việc, học tập và nơi công cộng vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Vì vậy, các đơn vị trường học cần chú trọng thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và có hình thức xử lý phù hợp nhằm tránh tình trạng học sinh cũng như giáo viên hút thuốc lá, hướng tới mục tiêu xây dựng các cơ sở giáo dục không khói thuốc.

Các gia đình cũng cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường để ngăn chặn tình trạng con em mình hút thuốc lá như để ý đến các biểu hiện hút thuốc của con, người lớn làm gương không hút thuốc và nhất là tránh tình trạng tạo điều kiện cho con em có tiền hút thuốc. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi bán thuốc cho vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng theo quy định.

Trẻ em là tương lai của gia đình và cũng là tương lai của đất nước. Việc hút thuốc lá gây hại và có ảnh hưởng xấu đến tương lai của các em rất nhiều. Gia đình, nhà trường cùng các tổ chức xã hội hãy cùng chung tay góp sức hướng những điều tốt đẹp nhất đến với các em, để các em có thể nhận thức được và tránh xa thuốc lá.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 15

Với mỗi con người thì sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất, luôn được quan tâm hàng đầu. Mọi người có thể thành công, thành đạt thế nào đi chăng nữa nếu không có sức khỏe cũng chẳng làm được gì. Thế nhưng thực thế có nhiều người đang dần hủy hoại ăn mòn sức khỏe cơ thể mình bằng việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Trước hết chúng ta nên hiểu thuốc lá là gì? Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Hiện nay thuốc lá đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới. Ta bắt gặp hình ảnh người cầm điếu thuốc lá rất quen thuộc. Người đi bộ trên đường, thậm chí là có những thanh niên trẻ nông nổi đi xe cũng cầm điếu thuốc, hay ở nhà nơi công cộng cũng có những người nhìn thấy biển cấm hút thuốc lá nhưng vẫn cố tình hút. Trên TV chiều những cảnh phim hay quay lại những hình ảnh trong các quán bar nhiều người ngồi hút thuốc. Thế hút thuốc lá xảy ra ở những ai. Hồi trước thì đa phần là những thanh niên nhưng ngày nay có cả một số những phụ nữ đua đòi cũng hút thuốc lá. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, trái lại, tại các nước đang phát triển, con số này lại có xu hướng gia tăng, và Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, mặc cho các cảnh báo về tác hại của khói thuốc vẫn liên tục được đưa ra.

Những người hút thuốc lá thì đưa ra lí do là hút như một thú vui, hút thuốc lá để giao lưu với nhau, để giảm stress nhưng các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Mọi người đâu ngờ được những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút. Hút thuốc lá có sức tàn phá tới các bệnh liên quan đến tim mạch, phổi và hô hấp. Người ta nghiên cứu rằng trong thuốc lá còn có biết bao nhiêu chất gây ung thư mà chủ yếu là ung thư phổi, ung thư vòm họng. Không những thế, hút thuốc lá còn gây ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá được gọi là hút thuốc lá thụ động. Đó là những người thường xuyên phải chung sống hoặc làm việc với người nghiện thuốc lá. Đặc biệt trẻ em và phụ nữ đang mang bầu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hít phải khói thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng khói thuốc được thải ra môi trường cao gấp 5 lần lượng hút vào. Trong đó, lượng chất độc thải ra từ điếu thuốc đang cháy cao gấp 21 lần lượng khói được thở ra. Không những thế việc hút thuốc lá còn ảnh hưởng tới toàn xã hội, là nguyên nhân to lớn khiến cho đất nước chậm phát triển.

Hiện nay hút thuốc lá đã trở thành một thói quen thậm chí là “ nghiện”. Đa phần là do ý thức của con người, không có sự kiểm soát của bản thân, do bị môi trường, hoàn cảnh lôi kéo. Vậy làm thế nào để hành động để tất cả mọi người cùng không hút thuốc? Trước hết là do bản thân người hút rồi đến gia đình, xã hội, nhắc nhở, có những biện pháp tuyên truyền hữu ích tới tất cả người hút và người người không hút.

Mỗi chúng ta hãy luôn phải coi trọng sức khỏe không nên hút thuốc vì thuốc á có hại cho sức khỏe. Hãy chung tay vì một xã hội không khói thuốc nhé mọi người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 16

Ngày 31 tháng 5 hằng năm được Tổ chức Y tế thế giới WHO chọn làm Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 giờ không có khói thuốc lá trên toàn thế giới. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu tới người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh và gây hại cho người hít phải nó. Có thể thấy rõ ràng rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thuốc lá là gì? Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc lá. Đáng ngại hơn, số người hút thuốc lá đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên tập tành hút thuốc để chứng tỏ bản thân… Đi cùng với sự gia tăng số người hút thuốc lá là sự gia tăng của các ca tử vong do khói thuốc gây ra. Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Hút thuốc lá, trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người hút. Năm 1825, nhà hoá học Thụy sĩ Picoto lần đầu tiên tìm ra chất nicotin, chất gây nghiện, trong khói thuốc lá. Chất nicotin trong một điếu thuốc đủ khả năng làm chết một con chuột, trong 20 điếu đủ làm chết một con bò. Trong một cuộc thi hút thuốc lá diễn ra ở Pháp, một người đã hút liên tục 60 điếu thuốc lá, kết quả là anh ta bị nhiễm độc và chết ngay tại chỗ. Đáng sợ hơn, một điếu thuốc lá sản sinh ra 500 ml khói, trong khói thuốc lá chứa hơn 3000 chất hoá học mà 20 chất trong số đó đã được xác nhận có khả năng gây bệnh ung thư. Nam nữ thanh niên hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, nhất là phụ nữ mang thai hút thuốc lá dễ sinh non, thai nhi nhẹ cân, thể chất giảm sút, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, gây nguy hại cho sức khỏe người hít phải khói thuốc. Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Hút thuốc lá tại môi trường công cộng chính là một tội ác!

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội. Người nghiện hút thuốc lá phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn phục vụ cho nhu cầu của mình, và hẳn nhiên cũng sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để điều trị các bệnh lí kèm theo khi sử dụng thuốc lá nhiều năm. Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cùng với đó là những tổn thất không nhỏ do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng nghiện thuốc lá vẫn đang diễn ra không chỉ bởi thuốc lá gây nghiện, mà còn bởi chúng ta chưa thế cấm hoàn toàn được thuốc lá khi nhu cầu của con người vẫn còn cao, bởi nó có thể kéo theo các hệ lụy như gây ảnh hưởng tới những người trong ngành, gia tăng tình trạng sản xuất bất hợp pháp buôn lậu…. Để làm giảm tình trạng này, chúng ta đã thực hiện một số biện pháp như cấm quảng cáo, tuyên truyền thuốc lá, phổ biến các tác hại của thuốc lá cho người dân, …

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hãy bảo vệ chính bản thân mình và cũng là bảo vệ những người xung quanh!

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 17

Nhiều loại bệnh, dịch trước kia đã gây chết hàng vạn hàng triệu người, nhờ tiến bộ khoa học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch bệnh khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỷ XIX, lại xuất hiện thứ ôn dịch khác như AIDS, trong khi cả thế giới đang âu lo chưa tìm ra giải pháp thì nhiều nhà khoa học lại lên tiếng báo động: “Ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người hơn cả AIDS” . Như vậy thuốc lá cũng là một thảm họa đối với đời sống con người.

Tác hại của thuốc lá nguy hiểm như bất cứ một loại ôn dịch gây chết người khác như: dịch hạch, thổ tả, H5N1….Nguy hiểm hơn nó còn đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người hơn cả đại dịch AIDS bởi nó gặm nhấm, ăn mòn dần sức khỏe, tính mạng con người như “tằm ăn lá dâu” rất khó phát hiện được. Và đến lúc phát hiện ra thì không còn cơ hội cứu chữa được nữa. Vì thế thuốc lá bị coi như một thứ ôn dịch.

Các nhà khoa học cho biết trong thuốc lá có chứa hơn 400 loại hóa chất, trong đó có khoảng 200 loại gây hại cho sức khỏe con người, các chất gây nghiện và gây độc như oxit các bon, ni-co-tin….nên khi hút, khói thuốc sẽ gây hại cho cá nhân người hút, những người xung quanh.

Thuốc lá còn gây ra các loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến mạch máu não, gây vô sinh cho cả nam và nữ. Người mẹ mang thai hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên, đứa trẻ sinh ra có thể mắc các loại bệnh dị tật. Tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá từ 30 đến 80% mỗi năm.

Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, nguyên nhân của đói nghèo và thói xấu. Từ điếu thuốc lá dẫn thanh niên đến con đường rượu bia, ăn cắp trộm, nghiện hút. Trong gia đình, những người lớn hút thuốc lá không những đầu độc con em mình mà còn nêu gương xấu, đẩy con em mình vào con đường phạm pháp.

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta nhiều hơn gấp hai lần so với các thành phố Âu – Mỹ. Các vùng nông thôn cũng vậy, thuốc lá, thuốc lào vẫn là một vấn nạn. Nguyên nhân hút thuốc lá là do a dua, bắt chước làm người lớn, tò mò hay giải buồn…

Dù là nguyên nhân nào thì người hút cần phải hiểu được tác hại của thuốc lá đối với đời sống sức khỏe, tính mạng con người mà tránh cho mình và cho cả cộng đồng.

Ở nhiều quốc gia phát triển, đã có nhiều chiến dịch chống thuốc lá, cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng với những người vi phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, truyền hình.

Ở Việt Nam, mặc dù đã có những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá, đã đưa tài liệu vào trường học và các thông tin đại chúng trên vỏ bao thuốc lá nhưng vẫn chưa đủ sức ngăn chặn.

Mọi người cần hiểu rõ tác hại của thuốc lá, hãy nói “không” với thuốc lá. Học sinh tự ý thức bản thân và trách nhiệm trước ôn dịch chết người này ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 18

Ngày nay tỉ lệ người bị mắc bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng cao và trở thành một vấn đề vô cùng e ngại đối với tất cả mọi người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh này và một trong số đó là một nguyên nhân vô cùng phổ biến đó là do hút thuốc lá. Đây là một điều rất đáng buồn và cần phải có những biện pháp để ngăn chặn sự việc này xảy ra bởi hút thuốc lá là vô cùng có hại cho sức khỏe.

Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá cũng giống như một loại kích thích khiến cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu khi hút nó nhưng đâu biết rằng điều đó vô cùng có hại cho sức khỏe con người thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng. Ở Việt Nam có khoảng 40000 ca tử vong là do tác hại của thuốc lá và tỉ lệ nam giới hút thuốc lá đang chiếm cao nhất khoảng 47.4%.

Hút thuốc lá là vô cùng có hại và chúng ta cần bỏ ngay thói quen xấu này. Tại sao ư? Bởi vì thuốc lá thực sự rất có hại đối với mọi người đặc biệt là đối với người trực tiếp sử dụng nó. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh nghiêm trọng cho con người như ung thư phổi, thanh quản, miệng…. làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 2-3 lần. Người hút thuốc lá sẽ có tuổi thọ ít hơn hẳn so với những người bình thường khác.Không chỉ tàn phá về bên trong mà còn thể hiện rõ ở cả bên ngoài đối với người hút thuốc như có các biểu hiện lão hóa sớm, hói đầu, béo bụng… Như vậy việc hút thuốc lá sẽ khiến người hút thuốc phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Không chỉ gây hại trực tiếp với người hút thuốc mà thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả những người không hút thuốc, những người xung quanh. Việc ngửi phải khói thuốc lá sẽ khiến mọi người cũng sẽ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như phổi thanh quản… đặc biệt có hại đối với trẻ con và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng làm cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, không còn trong lành như trước nữa… Và còn vô vàn những tác hại to lớn của việc hút thuốc lá.

Đáng tiếc rằng vẫn còn không ít người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc hút thuốc lá, coi nhẹ hậu quả mà thuốc lá có thể gây ra cho bản thân và những người xung quanh. Những con người đó rất đáng phê phán và lên án. Vậy tất cả chúng ta hãy cùng chung tay tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức đối với những người vẫn còn đang hút thuốc lá, nói không với việc hút thuốc lá. Có như vậy thì sức khỏe con người mới được cải thiện và trở nên tốt hơn, xã hội cũng trở nên lành mạnh và văn minh hơn.

Nói tóm lại hút thuốc là là vô cùng có hại với sức khỏe. Chính vì vậy mà chúng ta cần nâng cao ý thức để không phải dính vào loại gây độc này để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.Thay vì hút một mẩu thuốc tại sao chúng ta không thay thế điều đó bằng việc ăn một chiếc kẹo cao su hay đi thưởng thức những món ăn ngon hơn trong cuộc sống?

Nghị luận về tác hại của thuốc lá

Kể từ khi xuất hiện, thuốc lá đã trở thành một trong số những hiểm họa chính gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Với những thành phần độc hại, thuốc lá có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với chúng ta và sự phát triển của xã hội.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa ni-cô-tin. Đây là hoạt chất có tính gây nghiện cực cao và ảnh hưởng xấu đến người dùng thông qua việc chi phối và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, khiến người sử dụng dần lệ thuộc vào thuốc. Ni-cô-tin cũng là một trong những thành phần chính của ma túy, thuốc phiện, thuốc lắc – những chất độc âm thầm dẫn con người đến với cánh cửa của tử thần. Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, tỉ lệ người hút thuốc lá luôn ở mức cao và báo động, bất chấp việc tác hại của nó được in ấn ngay trên bao bì sản phẩm. Người sử dụng vẫn không mảy may quan tâm đến hình ảnh những lá phổi đen sì vì khói thuốc, những lời cảnh báo “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, hoặc “Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi”,…

Theo thống kê, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, ung thư tuyến tụy,… bởi trong khói thuốc có chứa hơn năm mươi hoạt chất gây ung thư. Trong số đó có những chất vô cùng nguy hiểm như nicotin – gây tăng nhịp đập của tim, hắc ín – nhựa thuốc lá, benzene – chất gây ung thư thường được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu bọ,… Đặc biệt, khói thuốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà còn là mối nguy hại đe dọa sức khỏe của những người xung quanh. Có biết bao đứa trẻ đã ra đời với các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp chỉ vì trong thời gian mang thai, người mẹ hít phải khói thuốc từ thói quen hút thuốc lá của những ông bố vô tâm, có biết bao người phụ nữ dù chưa bao giờ hút thuốc nhưng cũng nhiễm những căn bệnh hiểm nghèo do ảnh hưởng từ khói thuốc của người chồng,…. Như vậy, dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc hít phải khói thuốc thụ động cũng gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của toàn cộng đồng.

Để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá, việc in ấn những thông tin cảnh báo về tác hại của thuốc lá đã được áp dụng trên bao bì sản phẩm, những tấm biển “No smoking” cũng được sử dụng phổ biến tại không gian công cộng như bệnh viện, công viên,.. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chưa đưa lại những hiệu quả như mong đợi, bởi trong xã hội vẫn luôn tồn tại những con người vô tâm, thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân và gián tiếp hủy hoại sức khỏe của những người thân xung quanh. Họ bị đánh lừa về khoái cảm bởi nicôtin là một hoạt chất gây nghiện, dẫn đến việc lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo của hệ thần kinh. Đặc biệt, tình trạng hút thuốc lá lại diễn ra phổ biến ở tầng lớp học sinh, sinh viên bởi tâm lý đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là minh chứng của sự trưởng thành.

Những tác hại tiêu cực mà thuốc lá gây ra đã đặt ra bài toán về vấn đề phòng và chống lại khói thuốc. Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về ảnh hưởng của thuốc để nâng cao ý thức của con người. Đồng thời giảm tỉ lệ người hút thuốc bằng việc áp dụng và đẩy mạnh các phương pháp hỗ trợ cai thuốc, từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá,…

Qua những gì đã phân tích, ta có thể thấy được những hiểm họa khôn lường mà khói thuốc gây ra. Là học sinh, chúng ta cần góp sức vào cuộc chiến chống lại khói thuốc bằng việc không sử dụng thuốc lá và nhắc nhở những người xung quanh về tác hại do thuốc lá gây ra.

Nghị luận về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

Với người Việt Nam,trong các bữa tiệc, trên bàn nhậu hay trong các đám hiếu, đám cưới, thậm chí dù không có việc gì thì dường như nhà nào cũng có sẵn một bao thuốc lá. Các hãng thuốc lá ở Việt Nam thì nhiều vô kể và số tiền để mua một bao thuốc cũng chỉ vài chục nghìn đồng. Nhưng liệu ai cũng biết rằng: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe?

Thuốc lá là một sản phẩm phổ biến có thể được xem như một chất kích thích, đem lại cho người hút cảm giác dễ chịu. Nó chủ yếu được làm bằng thuốc lá thái sợi được cuốn bằng giấy, khi hút sẽ cần lửa để châm. Tình trạng hút thuốc lá đang càng trở nên khó kiểm soát, đặc biệt ở trẻ em hay trẻ vị thành niên và số lượng tiêu thụ của thuốc lá của Việt Nam vẫn không ngừng tăng kéo theo những hậu quả về sức khỏe.

Với người hút, nó ảnh hưởng rất nhiều từ ngoại hình đến bộ phận bên trong cơ thể. Thường xuyên hút thuốc sẽ khiến hàm răng của chúng ta trở nên xỉn màu, hơi thở không được thơm tho. Chưa kể sẽ để lại tình trạng cao răng, viêm lợi, khiến răng yếu đi hoặc trở nên lung lay. Mà ông cha ta đã từng răn dạy: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Nụ cười của bạn sẽ không tươi tắn và thiếu thẩm mỹ cho người đối diện. Một căn bệnh phổ biến khác khi hút thuốc đó là ung thư phổi. Trên các bao bì thuốc hiện nay có in ấn lời cảnh báo và hình ảnh đáng sợ về lá phổi bị tàn phá như thế nào. Thường người bệnh sẽ để cho đến khi bệnh tình quá nặng rồi mới phát hiện ra. Bên cạnh đó, còn có một số tác hại khác về đường hô hấp như ho mãn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản. Những điếu thuốc cũng như một con rắn độc bào mòn sức lực trong hệ tim mạch của chúng ta. Chúng là nguyên nhân gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch… Toàn những tình huống có thể cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Không những vậy, thuốc lá còn reo rắc rất nhiều bệnh ung thư cho người hút như ung thư vòm họng, phế quản, ruột… Những người hút thuốc nhiều cũng thường xuyên ở trong tình trạng gầy gò, xanh xao, mệt mỏi. Nhìn chung, thuốc lá kéo lùi tuổi thọ và sự sống của người hút!

Nhưng đâu chỉ có thế, nó còn đem đến bao hệ lụy cho những người không hút thuốc mà chỉ tiếp xúc với khói thuốc. Những làn khói trắng xóa mà người hút đê mê thở ra, lan tỏa trong không khí, đi vào trong đường hít thở của bà mẹ đang mang thai. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem, hình hài bé bỏng sắp chào đời kia sẽ ra sao? Biết đâu chúng chẳng còn nguyên vẹn hình hài, bị phát triển chậm và thậm chí là có nguy cơ ra đi khi chưa kịp chào đời? Sức khỏe của phụ nữ khi mang thai nếu hít phải khói thuốc cũng sẽ yếu đi, sức đề kháng không cao. Trẻ em, những mầm non đang vươn mình lớn dậy, khi gặp phải khói thuốc tựa như đem một thứ một thứ độc dược bón cho mầm non ấy. Chúng sẽ còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng và còn ảnh hưởng về trí thông minh.

Dẫu thuốc lá không nguy hiểm như ma túy nhưng nó cũng là chất kích thích âm thầm hủy diệt sự sống. Nói “không” với thuốc lá là cách bạn đang xây dựng một cuộc sống lành mạnh, thân thiện và hạnh phúc hơn, cũng là một sự đóng góp nho nhỏ cho xã hội trong công cuộc phòng chống hút thuốc lá.

Khi cầm điếu thuốc trong tay, hãy nghĩ đến chính bạn và những người yêu thương của bạn!

Nghị luận xã hội về hiện tượng hút thuốc lá của học sinh

“Trời, hút thuốc chứ có làm gì bậy đâu mà sợ? Nhiều người hút chứ đâu phải mình tui ?’’. Một trong những học sinh mà tôi gặp tại quán cà phê trong một khu cư xá vừa phì phèo thuốc vừa “phán’’ như thế. Học sinh này và bốn cậu bạn khác mới ra khỏi cộng trường đã vèo ngay đến đây để làm cử cà phê chiều. Chỉ trong vòng hơn một tiếng, năm “ống khói tàu’’ này đã đốt liên tục đến hơn một gói. Một trong số những em cười khẩy: “Uống cà phê mà không hút thuốc thì mất vị hết’’.

Quan sát các bàn khác, tôi bắt gặp ít gương mặt non choẹt cũng đang rít thuốc đẩy vẻ chuyên nghiệp. Khói thuốc bay mù mịt khắp không gian quán vốn đã chẳng rộng rãi thoáng mát gì. Thế nhưng những anh chàng này vẫn điềm nhiên như thể việc mình làm chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới dù thấy rõ ràng vài bạn gái ngồi bàn đấy nãy giờ đưa tay che mũi.

Khác hẳn với những bạn gái này, một cô bạn gái khác mới học lớp 11 mà tôi thường gặp tại quán cà phê chẳng những không hề dị ứng mà còn thở khói điệu nghệ chẳng kém gì mấy cậu con trai trong quán. Nhóm bạn của cô gái cũng có vài nàng dù không hút thường xuyên những tối vào vô “sàn’’ cũng lập lòe đóm thuốc trên môi cho thêm phần sành điệu.

Không chỉ “lộng hành’’ người giờ học, nhiều “ông khối tàu’’ còn lén lút “nhả khói’’ ngay trong trường.  Mặc dù trường nào cũng có nội quy cấm học sinh hút thuốc nhưng tại nhiều trường hiện tượng này vẫn ngày càng tăng. Cũng có cậu chơi liều hút ngay trên sân trường, nhưng đa số đều tìm chỗ kín đáo để hút lén lút. Nhà vệ sinh vẫn được xem là “điểm hẹn lí tưởng’’ của các “ống khói tàu’’ học trò dù các thầy cô giám thị thường xuyên kiểm tra gắt gao. Một học sinh cho biết: “Kiểm tra vậy thôi chứ khó bắt tại trận được lắm!’’.

Lí do hút thuốc của các cô cậu học trò quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu: thích chứng tỏ mình, tò mò, bị bạn bè lôi kéo. Đơn giản vì lứa tuổi của chúng ta vẫn chưa chín chắn, dễ dàng bị tác động. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh chẳng những không kịp thời uốn nắn con em mình mà còn tiếp tay làm gương xấu trong việc hút thuốc. Cũng em học sinh trên phát biểu một câu xanh rờn: “Ba tui cũng biết tui hút thuốc nhưng đâu có la tui được vì ổng cũng nghiện thuốc lá mà !’’.

Điều đáng nói nhất là lâu nay đã có luật cấm bán thuốc lá cho khách hàng dưới 18 tuổi nhưng hầu như học sinh nào cũng có thể mua thuốc dễ dàng như mua kẹo. Các xe thuốc lá đầy rẫy khắp thành phố, thậm chí còn “bao vây’’ trước nhiều cổng trường. Người bán hàng chẳng màng quan tâm “thượng đế’’ của mình bao nhiêu tuổi mà chỉ cần có tiền là có thuốc.

Y học đã chứng minh rằng thuốc lá chứa đến 4000 hóa chất, trong đó có 43 chất gây ung thư. Nó chính là một “tử thần thầm lặng’’ dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… Và không người hút thuốc chủ động mà cả những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, nói theo lời cô Mĩ Hạnh là: “Nhiều em vẫn chưa hiểu được tác hại của thuốc lá do công tác tuyên truyền chưa mạnh mẽ”.

Chính vì thế, để tuyên truyền với thuốc lá, thời gian gần đây đã có nhiều hoạt động như Tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá, Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên vừa triển khai dự án “Ngăn ngừa hành vi hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên” ở lớp 10 trường cấp II cấp II và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Mục tiêu của dự án là 100% học sinh của các trường này hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện và thuốc lá, thành lập câu lạc bộ “Tuổi trẻ năng động’’ tại mỗi trường và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền. Đặc biệt, sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để giúp học sinh có cuộc sống lành mạnh và tránh xa “tử thần thầm lặng’’ này.

Cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá. Lẽ nào bạn lại đứng ngoài và tiếp tục tự đốt cháy cuộc đời mình.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay

Hút thuốc lá không chỉ gây nghiện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Với 22 bài nghị luận về hút thuốc lá hiện nay, kèm theo 4 dàn ý chi tiết sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn.

Dẫu biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng một số người vẫn hút như một thói quen khó bỏ. Vậy các em có suy nghĩ gì về vấn đề hút thuốc lá hiện nay? Mời các em cùng tải miễn phí về tham khảo để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý nghị luận về vấn đề hút thuốc lá

Dàn ý chi tiết số 1

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề nghị luận: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Ngày nay, số lượng người hút thuốc lá dần tăng cao đến báo động. Báo động là bởi việc hút thuốc lá nhiều sẽ gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp, rất có hại cho sức khỏe.

Mở bài số 2: Thuốc lá là một thứ được con người ta sử dụng khá nhiều, với mọi tầng lớp, trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, chính vì phổ biến nên lượng người nghiện thuốc lá không phải là một con số nhỏ. Dẫu rằng biết có hại cho sức khỏe nhưng họ vẫn cứ hút, như một thói quen khó bỏ.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích

Thuốc lá là gì? → Đây là một loại sản phẩm được chế biến từ lá thuốc lá đã thái thành sợi. Những sợi này được cuốn lại bằng giấy, thành một hình trụ nhỏ có đường kính vào khoảng 10 mm, chiều dài không quá 120 mm. Thuốc lá thường có một đầu quấn giấy vàng, người ta gọi đó là phần đầu lọc.

Cách dùng thuốc lá: Người ta thường đốt cháy phần đầu trắng để nhằm mục đích tạo khói. Dòng khói này sẽ theo thân thuốc được hút vào ở đầu đối diện.

2. Bàn luận: Vì sao hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ?

– Đối với bản thân: Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó phần lớn là chất độc hại, 69 chất người ta nghiên cứu được là chất gây ung thư (theo thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm – Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam), đặc biệt phải kể đến là nicotin. Chất này rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, đường miệng, thậm chí là cả qua da. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh ở con người như bệnh về tim, đường hô hấp.

Dẫn chứng: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người. Và con số này có thể tăng lên 70.000 người vào những năm tới. Tại Việt Nam, một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cho thấy những người hút thuốc trong vòng 6 tháng có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Họ cũng tử vong sớm hơn người không hút đến 20 năm…. Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh bị gây ra bởi thuốc lá; sau là đến bệnh ung thư, chủ yếu là ung thư phổi, vòm họng… Ngoài ra đối với nam giới có thể dẫn đến vô sinh do giảm chất lượng tinh trùng…

– Đối với người xung quanh, gia đình: Hút thuốc không chỉ có hại với sức khoẻ của riêng bản thân người hút mà còn gây hại cho những người ở xung quanh nữa. Người ta tính rằng, một người không hút thuốc lá những hít phải khói thuốc thì còn độc hại hơn so với người hút. Cứ 10 giờ hít khói thuốc lá thì bằng với hút 10 điếu thuốc. Chính việc hít khói thuốc lá phụ này đã gây ra các bệnh về đường hô hấp và ung thư lớn hơn cho họ, đặc biệt lên phụ nữ mang thai và trẻ em lại càng thêm nghiêm trọng hơn.

Dẫn chứng: Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO, thuốc lá đã giết chết khoảng 100 triệu người trong thế kỷ XX và con số này không ngừng gia tăng theo đà tăng dân số toàn cầu. Người ta tính rằng, cứ trung bình 1 ngày là trên thế giới có khoảng 6 người chết vì hít phải khói thuốc lá…

– Đối với xã hội: Khói thuốc gây ô nhiễm cho môi trường, từ đó làm giảm chất lượng không khí và cuộc sống của con người. Sức khoẻ cả xã hội từ đó bị ảnh hưởng và suy giảm, gây nên hậu quả cho cộng động, sự phát triển của kinh tế và nhiều vấn đề khác nữa.

Dẫn chứng: Người ta ước tính rằng hàng năm có tới 4500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra ngoài môi trường, trở thành một trong những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Không chỉ thế, để phục vụ nhu cầu về thuốc lá của con người, hàng năm có 1,4% diện tích rừng bị phá để lấy gỗ làm chất sấy thuốc lá, bao bì, lò sấy… Chính những điều ấy đã gián tiếp làm hại đến sức khoẻ xã hội con người.

3. Mở rộng và rút ra bài học

Nguyên nhân do đâu mà người ta hút thuốc? → Trên thế giới, dù rất rõ tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người vẫn hút. Qua một cuộc điều tra và khảo sát, tiến sỹ Scott Liveshow của bệnh viện khẳng định rằng những người kiếm được ít tiền nhất lại là người hút thuốc lá nhiều nhất. Nghèo đói, khó khăn và stress đã trở thành nguyên nhân tác động họ hút thuốc. Ngoài ra, còn do không có sự giáo dục ổn định và toàn diện ở trẻ em, hay do đã quá nghiện mà không thể bỏ được….

Biện pháp khắc phục: Không nên hút thuốc lá quá nhiều, đồng thời tránh hút thuốc nơi công cộng, nơi có người già, phụ nữ, trẻ em… Người ta đã nghiên cứu ra được rằng những người nghiện thuốc lá nếu ngưng thuốc trước 30 tuổi có thể giảm 97% nguy cơ bị các bệnh mà người hút suốt đời có thể mắc phải. Không chỉ vậy, các trường học và địa phương nên tổ chức các buổi tuyên truyền và giáo dục về thuốc lá để người dân, đặc biệt là trẻ em có cái nhìn toàn diện về thứ gây bệnh này cho con người.

III. KẾT BÀI

Khẳng định và nhấn mạnh về vấn đề nghị luận đã cho. Từ đó nêu suy nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Đừng hút thuốc nữa nếu bạn trân trọng sinh mạng và sức khỏe của mình. Món quà ấy mà cha mẹ và Thượng đế ban cho bạn, đừng đánh mất nó chỉ vì làn khói sâu cay từ những điếu thuốc.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Mở bài:

Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài

– Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.

– Biểu hiện:

Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.

– Nguyên nhân:

  • Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bệnh tật
  • Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
  • Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
  • Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè
  • Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái

– Tác hại:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  • Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
  • Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
  • Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
  • Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chước hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.

– Biện pháp

  • Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
  • Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
  • Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
  • Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát sao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
  • Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Kết bài:

  • Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dàn ý chi tiết số 3

I. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

II. Thân bài

1. Nêu khái niệm thuốc lá

  • Sản phẩm phổ biến trong xã hội
  • Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

2. Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

  • Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).
  • Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).
  • Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).
  • Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

3. Nguyên nhân hút thuốc lá:

  • Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)
  • Thói quen.
  • Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).
  • Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).
  • Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).
  • Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

4. Tác hại của việc hút thuốc lá:

  • Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).
  • Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).
  • Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút hút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

5. Lời khuyên:

  • Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
  • Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.
  • Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.
  • Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).
  • Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
  • Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

Dàn ý chi tiết số 4

I. Mở bài

  • Cuộc sống hiện đại hóa kéo theo nhiều tệ nạn: Nghiện game, cờ bạc, nghiện ma túy, rượu chè, AIDS…
  • Nạn hút thuốc lá đặc biệt với thanh thiếu niên.

II. Thân bài

1. Thực trạng

  • Thanh thiếu niên tuổi mới lớn, vừa mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời nên tò mò thích khám phá điều mới lạ.
  • Một bộ phận tập hút.
  • Một bộ phận nghiện, lúc nào cũng phì phèo thuốc lá trên môi => Báo động cho tương lai đất nước.

2. Nguyên nhân:

– Chủ quan: Kém hiểu biết, thích đua đòi, thích thể hiện mình, lầm tưởng phì phèo điếu thuốc lá, hành vi của người cao quý, người lớn, lịch thiệp, sang trọng, sành điệu.

– Khách quan:

  • Bạn bè rủ rê, lôi kéo dẫn đến nghiện hút thuốc lá.
  • Gia đình nhà trường giáo dục lỏng lẻo, không theo sát được các em học sinh.
  • Một số cha anh nêu gương xấu đã làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.

3. Tác hại:

  • Ảnh hưởng sức khỏe: Họng, phổi, tim mạch… dẫn đến tử vong sớm => Ung thư, đột quỵ, đột tử.
  • Kinh tế gia đình: 20.000 VND/bao thuốc lá Vina thiệt hại đến vấn đề kinh tế.
  • Đạo đức: nêu gương xấu, sa vào tệ nạn xã hội,…
  • Môi trường không lành mạnh, thiếu văn hóa, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và mọi người xung quanh.
  • Chập cháy điện, cháy rừng ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường xung quanh.

4. Giải pháp

  • Nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá.
  • Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức đến các thế hệ sau.
  • Nhà trường, giáo dục xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
  • Cấm các hình thức quảng cáo, truyền bá, cấm hút thuốc nơi công cộng.

III. Kết bài

  • Có thể khẳng định thuốc lá là một loại ôn dịch, tấn công loài người như tằm ăn dâu, đặc biệt là thế kỉ 21.
  • Rút ra bài học mới về việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến nhiều vấn đề…

Nghị luận về hút thuốc lá ngắn gọn

Hiện nay, khi xã hội phát triển hưng thịnh thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm được toàn dư luận quan tâm. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là việc hút thuốc lá hiện nay. Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4 giây lại có một người chết. Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. 26% thanh thiếu niên độ tuổi 14 đến 24 đã làm quen với khói thuốc.

Thuốc lá có nhiều tác hại to lớn đối với con người. Đầu tiên là đối với người sử dụng: Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; ngoài ra thuốc lá còn gây ra các bệnh khác như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính,… Đối với hệ tuần hoàn, thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lí tim mạch (xơ vữa thành mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao,…). Đối với hệ thần kinh, thành phần trong khói thuốc lá tác động mạnh mẽ nhất đến hệ thần kinh trung ương là nicotin hình thành hiện tượng lệ thuộc vào nó. Đối với hệ tiêu hóa, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa: miệng, vòng họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan… Đối với cơ quan sinh sản, sinh dục, khói thuốc gây rối loạn nội tiết hoocmon trong cơ thể của cả nam và nữ.

Ngoài ra, thuốc lá còn có các tác hại khác như: ảnh hưởng đến da, tóc, hoạt tính của hoocmon điều hòa đường huyết,… Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà nó còn có tác hại đối với người xung quanh: Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.

Hút thuốc lá thụ động thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, phổi và nguy cơ đột quỵ cũng rất cao. Từ những tác hại to lớn của thuốc lá, mỗi chúng ta hãy cố gắng tránh xa chất độc này và rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh, tích cực.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn tám triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ bốn giây lại có một người chết. Đất nước Việt Nam đang nằm trong số mười lăm nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Hai mươi sáu phần trăm thanh thiếu niên độ tuổi mười bốn đến hai mươi bốn đã làm quen với khói thuốc. Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng và cả ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân của vấn nạn này trước hết là do ý thức chủ quan của con người, người dân thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá nên hút, trong thuốc có chất nicotin dẫn đến gây nghiện và dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Có nhiều thanh niên muốn thể hiện bản thân mình, muốn người khác thấy mình sành điệu, là dân chơi nên đua đòi hút thuốc. Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến chính là do tác động của các yếu tố bên ngoài, bị những người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên hút theo.

Việc nghiện thuốc lá sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Thuốc lá trước tiên ảnh hưởng đến người hút. Nó gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Việc hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi…

Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá.

Việc hút thuốc lá không còn quá xa lạ trong cuộc sống của mỗi con người. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc hút thuốc vừa để bảo vệ chính mình, vừa để bảo vệ môi trường sống lành mạnh.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 2

Xã hội hiện đại giúp cho con người trở nên văn minh hơn, song nó cũng luôn ẩn chứa những mặt trái với các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Hút thuốc lá chưa phải là một tệ nạn mang tính chất nguy hiểm như cướp của, giết người hay buôn bán thuốc phiện nhưng hiện tại, nó đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay.

Với những nghiên cứu khoa học và những cảnh báo được tuyên truyền phổ biến, ai trong chúng ta cũng đều biết hút thuốc lá chỉ có hại chứ không có lợi ích gì. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến những người xung quanh. Mặc dù trên các vỏ bao thuốc lá hiện nay đều có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng hầu như những người hút thuốc lá đều bỏ qua lời cảnh báo này.

Vì sao đã có những lời cảnh báo về tác hại ghê gớm của thuốc lá mà nhiều người vẫn hút thuốc? Nguyên nhân hút thuốc lá thì có nhiều và có lẽ chủ yếu là do giao tiếp. Bên cạnh tục lệ mời trầu tiếp khách của dân gian ngày xưa thì nay người ta mời nhau nước chè, thuốc lá để thể hiện sự “hiện đại, tân tiến”. Với một số người thì hút thuốc lá để giải tỏa cảm xúc. Hoặc với những phần tử thanh niên hư hỏng hiện nay thì hút thuốc lá là để “khẳng định ta đây đã là người lớn”. Chính vì thế mà ta rất dễ dàng bắt gặp những bao thuốc lá nằm trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện hay trong những đám hiếu, đám hỉ… ngày nay.

Như đã nói ở trên, ai trong chúng ta cũng đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe, thậm chí là người hút thuốc cũng biết nhưng lại không có ý thức ngừng sử dụng nó. Trong thuốc lá có chứa chất nicotin gây nghiện, khiến cho người hút thuốc lá rất khó bỏ, khó cai. Điều này lại làm gia tăng tỉ lệ hút thuốc lá cũng như gia tăng tần suất hút thuốc lá. Hút thuốc lá nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người hút như hen suyễn, ho, khó thở, tức ngực, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Có thể thấy những hệ lụy mà nó gây ra rất khủng khiếp nhưng mãi đến sau này con người chúng ta mới nhận ra dù đã được cảnh báo. Khi ấy, mọi sự cố gắng chữa trị đều trở nên vô nghĩa.

Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc lá mà nó còn là một “kẻ giết người” vô hình đối với những người xung quanh. Trong khói thuốc lá cũng chứa nhiều chất độc hại và do đó, khi người hút thuốc không chỉ làm giảm sức khỏe cho bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá cũng có thể mắc những bệnh tật đã trên như ho, tức ngực, khó thở hay thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư phổi. Đối với phụ nữ đang mang thai nếu hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc nhiều sẽ dẫn đến dị tật thai nhi và kéo theo những hậu quả rất đáng buồn.

Biết rằng tác hại của thuốc lá rất ghê gớm như vậy thì chúng ta cần làm gì để ngăn chặn việc hút thuốc lá trong xã hội hiện nay? Đối với những người hút thuốc lá thì hãy từ bỏ hút thuốc ngay giờ. Thuốc lá rất khó bỏ, vì rằng thuốc lá có chứa chất gây nghiện nhưng không phải không thể bỏ được. Sự ý thức cao độ cùng với những nỗ lực của bản thân kết hợp với các phương pháp cai thuốc lá hiệu quả hiện nay (như là dùng thuốc uống, các bài thuốc dân gian,…) sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn hút thuốc lá. Điều quan trọng nhất đó chính là ý thức và ý chí của con người. Nếu biết đến tác hại của thuốc lá và quyết tâm cai thuốc thì nhất định chúng ta sẽ làm được.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và các cơ quan chức năng cần có những kế hoạch sản xuất phối hợp với tuyên truyền để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Xây dựng môi trường không khói thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ chúng ta mà còn giúp môi trường trở nên trong lành, khỏe mạnh hơn, nhất là ở các môi trường công cộng đông người như cơ quan, trường học, sảnh chờ sân bay, trên xe bus….

Sự giúp đỡ của mọi người xung quanh đối với người hút thuốc lá và của tất cả chúng ta trong mọi trường hợp có khói thuốc lá cũng là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo vệ chính chúng ta, bảo vệ người hút thuốc lá mà còn góp phần xây dựng môi trường văn hóa, văn minh lịch sự và lành mạnh hơn. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau chung tay bài trừ hành vi hút thuốc lá ẩn chứa nhiều hậu họa này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 3

Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có rất nhiều thú vui ra đời, kéo theo nhiều thói hư tật xấu cũng nhờ đó mà có cơ hội phát triển. Có rất nhiều thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày, trở thành thói quen khó bỏ với nhiều người. Hút thuốc lá cũng là một trong những thói quen xấu, gây ảnh hưởng không chỉ đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh, cần phải được loại bỏ.

Hàng ngày chúng ta đọc sách, báo, xem đài, qua các phương tiện truyền thông, ai cũng đều biết thuốc lá có hại cho tất cả mọi người. Thuốc lá có chứa Nicotin, là một chất gây nghiện cho nên nhiều người tưởng rằng chỉ hút thử, hút chơi nhưng dần dà lại trở thành thói quen khó bỏ, khó cai. Thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp và rất xấu đến sức khỏe con người. Thuốc lá chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về phổi và đường hô hấp như lao phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng… và là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của con người, vì nếu hút thuốc lá lâu dài, sẽ có thể gây tử vong cho người hút. Không chỉ vậy, thuốc lá còn ảnh hưởng gián tiếp đến những người xung quanh dù họ không hút. Những người hút thuốc lá thụ động, thường xuyên hít phải khói thuốc từ người thân và ở nơi công cộng, cũng rất dễ bị mắc phải những bệnh nguy hiểm không kém gì người hút thuốc lá trực tiếp. Đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Với trẻ nhỏ, hít phải khói thuốc sẽ khiến các em có nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, còi cọc, chậm phát triển. Còn với phụ nữ mang thai, khi hít phải nhiều khói thuốc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, nhiều trường hợp đã xảy ra gây hậu quả đáng tiếc, mà lý do là vì hít phải khói thuốc lá.

Hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến môi trường. Vì khói thuốc lá phát tán ra không khí, làm ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề cũng có một phần nào đó do thuốc lá, con người mỗi ngày tiêu thụ không biết bao nhiêu điếu thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống xung quanh.

Thuốc lá có nhiều tác hại nghiêm trọng như vậy, nhưng nhiều người vẫn coi nhẹ việc hút thuốc. Họ dùng điếu thuốc để làm phương tiện giao tiếp, gặp nhau chào hỏi nhau bằng điếu thuốc, hơn thua nhau cũng ở điếu thuốc. Nghiêm trọng hơn, tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc đang ngày càng trẻ hóa, dấy lên một hồi chuông báo động với toàn xã hội. Các em học sinh còn nhỏ, hiếu kỳ, tìm hiểu, a dua theo bạn bè, hút thuốc để thể hiện bản thân, dần dần dẫn đến nghiện thuốc lá, ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập, kéo theo là hệ lụy về tương lai của các em sau này.

Xã hội, nhà nước cũng đã có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu lượng hút thuốc lá, nhưng dường như vẫn không có tác dụng nhiều. Trên vỏ bao thuốc lá được sản xuất ra cũng có ghi: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Vậy mà người cầm bao thuốc vẫn dửng dưng, không xem đó là sự nghiêm trọng cần để mắt tới. Các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá vẫn diễn ra thường xuyên, nhưng cũng chưa thực sự đem lại tác dụng gì lớn.

Có thể thấy, thuốc lá thực sự có hại cho con người, đang là một vấn đề mà cả xã hội cần quan tâm. Mỗi người chúng ta cần phải tự có ý thức bảo vệ bản thân, nhắc nhở người xung quanh không hút thuốc lá, vì một tương lai, xã hội trong lành không có khói thuốc, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai con em chúng ta.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 4

Việt Nam là một trong những đất nước có tỉ lệ người tiêu thụ rượu, bia và thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Dường như mọi người đang bỏ qua mọi lời khuyến cáo, bỏ qua những hệ lụy của thuốc lá để tìm đến nó như một liều thuốc tiên. Giới trẻ hút thuốc ngày càng nhiều và tỉ lệ nghiện thuốc thì ngày càng tăng.

Hút thuốc lá là một trong những thói quen, sở thích đặc biệt của rất nhiều người đặc biệt là đối với đàn ông. Có người đã trở thành những con nghiện thuốc lá, một ngày họ có thể hút đến một bao thuốc và không thể bỏ được. Họ hút thuốc và bỏ qua mọi lời khuyến cáo về ảnh hưởng và tác hại của nó đến cuộc sống con người.

Đối với sức khỏe con người, thuốc lá chính là một liều thuốc độc. Hút thuốc lá có thể dẫn đến ung thư phổi, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khí quản, răng miệng. Đã vậy, những người hút thuốc lá lại có rất nhiều người vô ý thức, không có trách nhiệm khi thường xuyên hút ở những nơi công cộng, những nơi có nhiều người. Khói thuốc vốn vô cùng độc hại, vậy mà họ hút thôi chưa đủ, lại muốn tất cả những người xung quanh cũng phải hút theo mình. Người ta hút thuốc cả khi bên cạnh có trẻ nhỏ, có phụ nữ có thai, thậm chí là hút thuốc cả trong bệnh viện.

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên nhiều hệ lụy khác. Người lớn hút thuốc nhiều sẽ trở thành một tấm gương xấu cho trẻ em noi theo. Khi nhìn thấy trong nhà có bố hút thuốc, anh hút thuốc, các bé cũng sẽ học theo và hút thuốc từ sớm. Khi đến trường lớp, thấy một số nam sinh hút thuốc, nhiều bạn cũng học tập và hút theo. Điều này khiến cho việc hút thuốc ngày một lây lan rãi và kéo nhiều người đi vào con đường nghiện thuốc. Nhiều người khi hút thuốc đã vứt tàn thuốc rất vô ý dẫn đến việc gây ra cháy nổ. Thuốc lá cũng khiến cho người hút phải tiêu một lượng tiền không nhỏ. Cứ thử tính, nếu người nghiện thuốc lá một ngày hút hết một bao thuốc, một tuần hút hết 5 bao thuốc, mỗi tháng hút khoảng 20 bao, một năm sẽ là 240 bao thuốc. Nhân với số tiền khoảng 20.000 đồng một bao thuốc thì mỗi năm bạn sẽ mất đến khoảng 5 triệu đồng tiền thuốc lá. Bỏ số tiền ấy ra mua thuốc hút để rồi hại chính sức khỏe của bản thân mình, thật là không đáng chút nào.

Hút thuốc lá vô cùng có hại, nhưng tại sao mọi người lại vẫn hút. Phần vì người ta không ý thức được sự nguy hiểm của thuốc, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Dù có nhìn thấy những hình ảnh minh họa trên bao bì thuốc, có thấy sự khuyến cáo của cơ quan chức năng thì họ cũng không sợ bởi họ nghĩ chuyên ung thư phổi là chuyện xa vời. Một số bạn trẻ lại hút thuốc chỉ vì đua đòi, học theo người khác. Các bạn nghĩ rằng việc cầm điếu thuốc lên hút là oai, là bản lĩnh, phong độ và thể hiện được chí khí ta đây chăng. Rồi cũng có một bộ phận hút thuốc là do bị rủ rê, lôi kéo, khiến không làm chủ được bản thân.

Với những ảnh hưởng, hệ lụy của thuốc lá, mỗi người phải có ý thức tránh xa nó, nói không với thuốc lá. Nó không chỉ hại bạn mà còn hại những người xung quanh bạn, những người mà bạn yêu quý. Hãy học bỏ thuốc có thể bằng cách thay vào đó là một loại đồ ăn, một loại kẹo cao su. Chúng ta hãy sống thật lành mạnh, giữ gìn sức khỏe và làm đẹp cho xã hội với việc không có khói thuốc.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 5

Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nói rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có cocain dễ gây nghiện, khi hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điếu thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 6

Với mỗi người chúng ta điều gì là quan trọng nhất? Theo bạn là tiền bạc hay sự nghiệp thành danh? Câu trả lời đó chỉ là những điều bạn muốn. còn điều quan trọng nhất với bạn đó là sức khoẻ. Có sức khỏe mọi điều bạn muốn đều có thể thành sự thực. Nhưng thực tế ngày nay có nhiều người lại tự huỷ hoại sức khoẻ của mình bằng điếu thuốc lá dù biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Hút thuốc lá là một hành động hít một hơi sâu khói thuốc lá vào phổi mà thành phần của nó là các chất độc hại và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Mặc dù thuốc lá khi hút rất có hại cho sức khoẻ nhưng theo thực tế ngày nay hình ảnh con người trên tay cầm điếu thuốc lại trở thành quen thuộc. Trên đường bắt gặp hình ảnh thanh niên cầm điếu thuốc phì phèo. Trên TV chiều những cảnh phim hay quay lại những hình ảnh trong các quán bar nhiều người ngồi hút thuốc. Những quan nước chè các ông các bác các chú vừa hút thuốc vừa nói chuyện. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu. Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào (GATS 2010) .

Nhiều người đưa ra lý do hút thuốc lá để giảm stress, tập trung hơn. Tuy nhiên tất cả các nhà khoa học, hay các nhà y tế đều đưa ra lời khuyến cáo không nên hút thuốc vì thuốc lá rất hại cho sức khỏe. Vì sao hút thuốc lá lại có hại đến sức khoẻ? Trước hết sức khoẻ của con người chúng ta rất quan trọng, là yếu tố thứ nhất và thiết yếu của mỗi người. Nhưng chỉ vì một điếu thuốc mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe là điều đáng trách. Thành phần của một điếu thuốc lá chứa rất nhiều độc hại. Theo như các nhà nghiên cứu, trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hóa chất có hại cho sức khoẻ và có tới hơn 40 chất gây ung thư. Nicotin có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào não bộ của người hút thuốc. Hơn thế hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. Lá phổi là sự sống của con người. Thử đặt câu hỏi nếu như phổi của chúng ta bị ảnh hưởng xấu, chúng ta sẽ sống sao? Hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm tới sức khoẻ của chính bản thân mà khói thuốc lá gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lợi ích của thuốc lá không thấy có những tác hại xấu đến sức khoẻ lại rất nhiều. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Đặc biệt với trẻ em hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ vì thế chúng ta phải có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa hiện trạng này. Mỗi chúng ta phải có ý thức nhắc nhở những người xung quanh không nên hút thuốc lá. Cùng nhau thực hiện những biện pháp tuyên truyền hữu ích tới tất cả mọi người cả người hút thuốc và không hút thuốc. Hơn vậy phải luôn có ý thức học tập, trau dồi, rèn luyện bản thân để góp phần giúp xã hội phát triển.

Không gì quý giá bằng sức khỏe con người. Vì thế hãy nhớ một điếu thuốc không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ một người mà rất nhiều người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 7

Người ta thường nói: Sức khỏe là vàng. Tài sản quý giá nhất của con người chính là sức khỏe. Hàng trăm triệu năm qua, nhờ tiến bộ của y học, chúng ta đã đẩy lùi được những đại dịch nguy hiểm như dịch hạch, sốt rét, thổ tả. Thế nhưng, có một thứ gây hại cho sức khỏe mà đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp, đó là hút thuốc lá.

Hút thuốc lá đang là vấn nạn xảy ra ở bất kì quốc gia, xã hội nào. Trong thuốc lá có chất gây nghiện, một khi đã quá lệ thuộc vào nó thì rất khó bỏ. Thuốc lá chính là kẻ giết người thầm lặng bởi nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết ngay mà cũng không say bê bết như người uống rượu.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá hiện nay đang có xu hướng tăng cao. Việt Nam cũng là một trong những nước có số người hút thuốc lá nhiều. Ra ngoài đường, đi bộ trong công viên, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú, các bác trên tay phì phèo điếu thuốc. Hút xong, họ còn thản nhiên vứt mẩu thuốc lá xuống đường. Không chỉ người trung tuổi, nhiều thanh niên hiện nay cũng “tập tành” hút thuốc vì đua đòi theo người khác, thể hiện mình đã lớn, đã trưởng thành. Họ biện hộ cho lí do hút thuốc rằng để xả stress, giảm căng thẳng nhưng thực tế đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá, sự hạn chế của các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.

Hút thuốc lá có tác hại đầu tiên đối với sức khỏe của người hút. Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, chất gây ung thư mà đặc biệt nguy hiểm là nicotin. Chất này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp và cả da. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích tụ lâu ngày dẫn đến các bệnh về tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản. Những người hút thuốc lâu ngày đều có biểu hiện như người xanh xao, gầy gò, sâu răng, rụng tóc, da vàng. Hiện nay, trên 80% những người mắc ung thư vòm họng và ung thư phổi đều là do thuốc lá. Không chỉ với người hút, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cả những người hít phải luồng khói độc. Khi hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai, cái thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Bố và anh hút thuốc lá còn nêu gương xấu cho con trẻ. Không có tiền hút thuốc thì đi trộm cắp, từ đó mà bước chân vào con đường phạm pháp.

Vì sức khỏe của chính chúng ta và mọi người, hãy bỏ thuốc lá từ ngay hôm nay. Với những người còn đang hút hãy giảm hút thuốc lá, cai nghiện thuốc, kiên quyết nói không với thuốc lá khi bị rủ rê, lôi kéo. Để môi trường xung quanh không còn khói thuốc lá, chúng ta đừng hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc, nơi công cộng, đừng hút thuốc trước mặt trẻ em, đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền cần cấm hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, tăng mức thuế đối với thuốc lá, không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nhắc nhở, khuyên bảo người khác không hút thuốc lá, tăng cường các chiến dịch vận, động mọi người bỏ thuốc, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến từng thành viên, từng gia đình.

Vì một xã hội không còn khói thuốc, tất cả chúng ta hãy cùng chung tay hành động. Mỗi khi muốn hút một điếu thuốc, hãy nghĩ cho sức khỏe của chính bản thân ta và tất cả mọi người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 8

Hút thuốc lá tưởng chừng như đã được cảnh báo với rất nhiều những hậu quá sau đó nhưng vẫn có rất nhiều người không từ bỏ thói quen xấu này. Một thực trạng đáng buồn hơn nữa là tình trạng hút thuốc lá hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.

Hiện nay, không quá khó khăn để chúng ta có thể bắt gặp những bạn trẻ phì phèo điếu thuốc lá ở vỉa hè, các quán game hay thậm chí là những góc khuất của các trường học. Có những bạn còn rất trẻ, chỉ khoảng học sinh cấp 2, cấp 3 cũng đã tập tành hút thuốc. Thậm chí, có những bạn chỉ mới là học sinh cấp 3 thôi cũng đã trở thành con nghiện thuốc lá, đi đâu cũng có sẵn bao thuốc ở trong cặp. Có những bạn vì sợ sệt nên hút lén lút, vụng trộm. Nhưng cũng có những bạn thì nghênh ngang cầm điếu thuốc đi khắc nơi. Thực trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh đang thực sự ở con số đáng báo động.

Các bạn trẻ ở tuổi học sinh vẫn còn những non nớt trong tư duy và nhận thức của bản thân. Họ đang bị lầm tưởng hay ngộ nhận việc hút thuốc lá là biểu hiện của sự trưởng thành, chín chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá… Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ cũng bị những chi phối bởi những tác động khách quan bên ngoài. Ví dụ như các bạn bị những nhóm bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Tuy nhiên, những hành động thiếu suy nghĩ ấy của các bạn lại đem lại những hậu quả khôn lường. Ảnh hưởng đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn chính là sự suy giảm về sức khỏe. Chúng ta đều biết trong thuốc lá có chứa những chất có hại cho tim, phổi, họng và rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể của con người. Khói thuốc lá xâm nhập dần vào cơ thể, làm giảm chức năng và hủy hoại các bộ phận của cơ thể. Rất nhiều những căn bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư cũng từ việc hút thuốc lá mà ra. Thuốc là giống như một loại thuốc độc đang ngày một bào mòn sức khỏe của con người. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nhân người hút thuốc mà nó còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh khi tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc hít phải thậm chí còn độc hại đến sức khỏe nhiều hơn cả người hút thuốc. Hơn nữa, việc hút thuốc và mùi khói thuốc còn gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh. Hút thuốc lá sẽ tạo ra thói quen xấu cũng như tạo những tấm gương không tốt cho những người xung quanh. Đặc biệt, với những bạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, việc hút thuốc lá sẽ khiến cho mọi người có đánh giá và cái nhìn không tốt về bạn, ảnh hưởng tới các mối quan hệ cũng như tương lai sau này.

Chính vì những điều đó, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra ở giới trẻ. Gia đình và nhà trường cần có cách giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như có cách xử lý phù hợp cho con em mình về việc hút thuốc lá. Mỗi người hãy là một tấm gương tốt, nói không với thuốc lá để trẻ học theo. Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của toàn dân về tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức phong trào tập huấn, truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hút thuốc lá cũng chính là hủy hoại tương lai của bạn. Hãy tập cho mình lối sống lành mạnh, vui vẻ để thuốc lá không ăn mòn đi sức khỏe và tương lai chính mình.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 9

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.

Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thư phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.

Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn.

Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 10

Thói quen hút thuốc lá dường như đang ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá nhưng đại bộ phận đa số là nam giới đều khó có thể bỏ được thói quen hút thuốc này.

Trong những năm gần đây việc hút thuốc lá bị xã hội coi như một vấn nạn bởi vì nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi từ những nơi công cộng như công viên, trung tâm thương mại, trường học đến những nơi riêng tư như ở trong gia đình. Đặc biệt, hiện nay không chỉ những người đàn ông trưởng thành hút thuốc mà ngay cả phụ nữ hay thanh thiếu niên lượng người hút thuốc cũng đang tăng lên. Họ hút thuốc có thể vì muốn giảm stress, căng thẳng trong công việc nhưng cũng có những bạn thanh thiếu niên hút chỉ vì muốn chứng tỏ mình sành điệu và chịu chơi.

Hút thuốc lá có hại rất lớn đối với bản thân người hút cũng như những người xung quanh. Trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotin là một chất gây nghiện. Vậy nên nhiều người lúc ban đầu chỉ hút thử, hút chơi nhưng sau dần lại thành thói quen khó bỏ. Trong thuốc lá có những thành phần như amoniac, chất DDT là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và hệ hô hấp. Nếu hút thuốc trong thời gian dài và liên tục có thể dẫn tới các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu hiện nay, hút thuốc cũng là nguyên nhân giảm tuổi thọ của con người. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hít, khói thuốc còn ảnh hưởng gián tiếp tới những người xung quanh. Người ta gọi đó là hút thuốc lá thụ động. Những người xung quanh, mặc dù không trực tiếp hút thuốc nhưng lại gián tiếp ngửi khói thuốc, việc ngửi gián tiếp như vậy cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng như đối với người trực tiếp hút thuốc vậy.

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tuyên truyền đưa ra nhằm giảm thiểu số lượng người hút thuốc lá. Trên các phương tiện thông tin truyền thông của nước ngoài, người ta đã quá quen thuộc với câu nói “Buy now, pay later”. Có ý nghĩa rằng nếu bạn mua thuốc lá bây giờ thì sau này bạn sẽ phải trả giá cho hành động của mình bằng chính sức khỏe của bạn. Ở Việt Nam, trên những bao bì thuốc lá cũng có in những dòng chữ khuyến cáo: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” kèm theo đó là những hình ảnh về người bị ung thư phổi, rụng răng, gầy còm do hút thuốc lá. Nhằm khuyến cáo người mua tác hại nghiêm trọng của thuốc lá từ đó giảm thiểu người hút thuốc lá.

Những hành động thiết thực như vậy đã đem lại những kết quả tích cực, khi mà có tới 70% người nghiện thuốc lá đều mong muốn có thể cai được thuốc lá. Mặc dù việc cai thuốc lá là vô cùng khó khăn. Bởi khi mới bỏ thuốc cảm giác trong người sẽ rất khó chịu, bứt rứt không yên, miệng nhạt…Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm bỏ thuốc của bản thân, người nghiện thuốc có thể ngậm một chiếc kẹo cao su hoặc đi làm những việc mình yêu thích như chơi thể thao, nghe nhạc, đi dạo để quên đi cơn thèm thuốc.

Vì một xã hội lành mạnh, vì sức khỏe của cộng đồng, mỗi người chúng ta hãy chung tay góp sức nói không với thuốc lá. Cùng nhau tuyên truyền, cùng nhau nhắc nhở khuyên nhủ nhau nói không với thuốc lá từ đó sẽ giúp cho người thân và mọi người xung quanh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 11

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tác hại của thuốc lá liên tục được cập nhật bởi những hiểm họa mà nó gây ra cho cuộc sống con người có thể nói đã ở mức báo động. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt những người đang hút thuốc thường chậc lưỡi cho rằng: chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Điều đó thực sự trở nên nguy hiểm vì nếu chính những người hút thuốc không có kiến thức sơ đẳng về tác hại của thuốc lá họ sẽ vô tình gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mình mà còn tới những người xung quanh và môi trường sống. Bài viết sau đây xin được bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt mà những người hiện đang sử dụng thuốc lá chưa quan tâm đến, đặc biệt đối với lứa tuổi học đường đây sẽ là những kiến thức hành trang cần thiết đối với các bạn trước ngưỡng cửa cuộc sống với những cám dỗ khó vượt qua trong đó có thuốc lá.

Hút thuốc lá là có hại, nhưng bằng những con đường nào? Chúng ta có thể viết được nhiều cuốn sách nói về những tác hại của thuốc lá nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể đề cập trong phạm vi nhỏ. Nhưng trước tiên tôi muốn cảnh báo các bạn: Hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh nếu không bạn sẽ bị ngất đấy!

Có rất nhiều con đường mà thuốc lá có thể làm hại bạn: hút thuốc lá, nhai cau với lá thuốc lào, hít thở khói thuốc lá từ những người quanh bạn. Thuốc lá gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì bệnh ung thư phổi.

Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh khí thũng: Khí thũng là bệnh mà các bọc khí trong phổi bị phá hủy dần dần, gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Người bị bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi hô hấp. Hầu hết nguyên nhân của bệnh này là do hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân ung thư miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh ung thư, bao gồm ung thư miệng và họng. Căn bệnh này làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn, trầm trọng hơn nó dẫn tới những biến dạng vĩnh viễn nơi miệng và họng. Hút thuốc là nguyên nhân của bệnh hoại tử: Thuốc lá là tác nhân quan trọng phá hoại các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Hút thuốc còn dẫn tới tình trạng đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Từ đó, phá hủy hoàn toàn đôi bàn chân. Nếu như bạn hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi của bạn sẽ không phát triển và bị co lại, dẫn tới những vấn đề về hít thở và rủi ro bệnh tật sau này. Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn những người không hút thuốc khi bị những khối u trong hệ tiêu hoá và những vấn đề kinh niên về đường ruột. Thêm vào đó những người hút thuốc lá mắc những bệnh này khó điều trị hơn và rủi ro bị mắc lại cùng cao hơn. Hút thuốc sẽ làm tăng rủi ro bệnh loãng xương. Hút thuốc làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn. Chất phụ gia nicotin có trong thuốc lá đương nhiên sẽ làm cho bạn xấu hơn bởi ngón tay và răng của bạn sẽ bị vàng, hơi thở có mùi hôi và chóng có nếp nhăn.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc, khói thuốc là còn là mầm mống đặc biệt nguy hiểm đối với những người không hút thuốc nhưng phải sống trong môi trường có khói thuốc lá. Họ phải chịu rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có thai mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sảy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ em có cha không bao giờ hút thuốc.

Với những tác hại khủng khiếp như trên, tại sao thuốc lá vẫn được tiêu thụ mạnh đến vậy? Thực tế các công ti sản xuất thuốc lá đã tung ra những phương thức quảng cáo lừa bịp để người sử dụng có những cái nhìn sai lệch về thuốc lá. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kì và Canada, tỉ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng, ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ti thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều người Việt Nam đã bị mắc bẫy quảng cáo do các công ti thuốc lá này cài đặt. Bạn nghĩ gì về nghịch cảnh đó?

Các công ti thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là “cao sang”. Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình, chăm sóc sức khỏe, tu sửa nhà cửa cho tốt hơn.,, Tại Việt Nam, rất nhiều người tiêu tốn tiền bạc vào thuốc lá hơn là cho chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc. Những chi phí này gồm: Mất thời gian đi làm để chăm sóc người ốm, mua các loại thuốc đắt tiền, thanh toán hoá đơn điều trị. Giới trẻ ngày nay thông minh và được học hành vậy còn hút thuốc làm gì khi bạn biết quan tâm tới sức khoẻ, tương lai và hạnh phúc của chính bạn và những người gần gũi với bạn?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã lỡ hút thuốc rồi thì phải làm thế nào để từ bỏ thuốc lá? Thứ nhất, đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này, cố gắng giữ cho ngôi nhà của bạn là nơi “không hút thuốc”, hãy treo những biển hiệu và khẩu hiệu đề nghị khách không hút thuốc hoặc lí giải rằng nhà của bạn là nơi không hút thuốc. Hãy vứt bỏ những gạt tàn thuốc mà bạn có và hãy lịch sự đề nghị khách hút thuốc ở ngoài. Hãy nói chuyện với bạn bè cùng lớp, thầy cô và ban giám hiệu nhà trường về việc biến trường học của bạn thành một nơi “không hút thuốc”. Mức tối thiểu cũng phải là học sinh không nên hút thuốc hoặc không phải ngửi khói thuốc khi học tại trường. Trường học sẽ trở thành nơi sạch sẽ hơn, môi trường an toàn hơn và có những học sinh mạnh khoẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Có thể thấy, trong khi các nước trên thế giới hằng ngày, hằng giờ tuyên truyền tác hại của thuốc lá thì tại Việt Nam, một nước mà theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nước có mức tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh chóng mặt cỏ khả năng 10% dân số hiện nay tức là hơn 7 triệu người sẽ chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá thì những biện pháp ngăn chặn việc hút thuốc đưa ra chưa thật triệt để. Bất cập nằm ngay trong chính các biện pháp của các hàng thuốc, các cơ quan chức năng. Hiện nay hầu hết các loại thuốc lá được sản xuất tại Việt Nam đều được in những hình ảnh, dòng chữ cảnh báo gây ấn tượng sợ hãi cho người sử dụng nhưng cũng không ngăn được tình trạng hút thuốc lá ngày càng tăng lên.

Không thể chần chừ thêm nữa, ngay bây giờ mỗi chúng ta hãy cùng nhau nói “Không” với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng đồng.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 12

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khỏe của con người. Một trong số đó là thuốc lá!

Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy, người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc, hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh…Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút , trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.

Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicotin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khỏe và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khỏe vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…

Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khỏe của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm?

Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá? Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao , chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình mình. Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá!

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 13

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” là câu nói vô cùng quen thuộc và được in ấn rõ ràng, công khai trên bao bì của những gói thuốc, thậm chí, khẩu hiệu này còn xuất hiện kèm theo hình ảnh của những lá phổi đen sì bởi khói thuốc. Vậy mà từng ngày, từng giờ, tỉ lệ người hút thuốc vẫn không ngừng tăng lên và đáng báo động hơn, tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở lứa tuổi các bạn học sinh và thanh thiếu niên.

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và tràn lan trong xã hội nói chung, đặc biệt là trong thế hệ học sinh nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh những cô cậu tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng trên tay và miệng phì phèo điếu thuốc, thậm chí có những bé trai chưa đến mười tuổi nhưng đã tập tành hút thuốc. Trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, cũng xuất hiện những video ghi lại cảnh tượng những cậu nhóc mới lớn đang hút thuốc với mục đích khẳng định bản thân. Khói thuốc thật sự đã xâm nhập và len lỏi vào trường học – nơi vốn là không gian của tri thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những khuôn mặt ngây thơ, non nớt và không hề hay biết rằng bản thân đã mở ra cánh cửa cho phép bệnh tật đặt chân vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền mạnh mẽ trong thế hệ trẻ xuất phát trước hết do nhận thức của chính các bạn học sinh. Với suy nghĩ sai lệch cho rằng hút thuốc là cách thức khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và thể hiện rõ cá tính của bản thân, các bạn đã tập tành việc hút thuốc và dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không ít bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá.

Theo thống kê của đài BBC, thuốc lá là một trong những phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người: “Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỉ XX” (theo nghiên cứu của Robert N.Proctor). Điều này là do thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp sử dụng nó mà khói thuốc khi hòa lẫn vào không khí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Đặc biệt, việc học sinh sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của đất nước.

Đứng trước thực trạng trên, chúng ta cần đề ra những giải pháp cấp thiết để ngăn chặn và hạn chế những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của thế hệ học sinh về tác hại cũng như ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, tinh thần, tâm lí của người sử dụng bằng việc đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền, phổ biến trong trường học. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ vị thành niên.

Hành động hút thuốc có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 14

“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, câu slogan này dường như đã quá quen thuộc để sử dụng cho việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Vậy nhưng, tình hình hút thuốc trong xã hội vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm thiểu, đặc biệt hơn, nó đã lên đến tình trạng báo động không vì không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ, thanh thiếu niên, những cá nhân vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những người hút thuốc lá, họ cũng hiểu phần nào về những mối nguy hại mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe, nhưng dường như sự nhận thức đó còn quá mơ hồ, thực chất họ đều không hiểu rõ, tận tường về những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây ra.

Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton có trong chất tẩy trong thuốc sơn móng tay, amoniac có trong chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh, DDT/Dieldrin có trong thuốc trừ sâu, phoóc-môn và CO có trong khí thải ô tô, toluen từ dung môi công nghiệp, methanol formaldehyde là chất để ướp xác chết… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiều dạng ung thư khác.

Không khó để nhìn thấy và bắt gặp tình trạng thanh thiếu niên, học sinh hút thuốc. Trong các quán nét, trong các quán cóc, trong giờ nghỉ giải lao giữa giờ thật không khó để bắt gặp cảnh học sinh nam tụm năm tụm ba phì phèo hút thuốc. Đi trên đường cũng có, không chỉ ở các nơi công cộng, mà ngay tại nhà, các thanh thiếu niên, học sinh nhỏ tuổi cũng vô tư, vô lo hút thuốc.

Các em cứ hút thuốc với ý nghĩ coi đó là một thú vui tiêu khiển vô hại, để khẳng định bản thân, để học đòi, để chứng tỏ sự trưởng thành, để thỏa sức tò mò. Nhưng các em đâu biết rằng tương lai của các em đang mờ tan dần theo làn khói thuốc. Đốt thuốc, hút thuốc, cũng chính là đốt tương lai, hút đi sức khoẻ của các em. Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắc nghẽn đường hô hấp không phục hồi được.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng tăng cao là do môi trường sống. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, ảnh hưởng bởi tâm lý, hoàn cảnh gia đình… tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào.

Các em rất dễ dàng mua được thuốc lá tại bất cứ nơi nào có bán. Sự quản lý lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, không để ý kịp thời và cũng chưa đưa ra biện pháp mạnh để ngăn chặn. Cơ chế của pháp luật chưa rõ ràng khi chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh.

Để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá, các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông và xem đây là công tác trọng tâm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá.Thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt lớp, giáo viên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho học sinh hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá, cung cấp cho các em các kỹ năng từ chối hút thuốc lá và ý thức “nói không với thuốc lá”.

Nhà trường cũng cần đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nhằm hướng học sinh đến những hoạt động ý nghĩa. Theo đó, các đơn vị trường học cần bổ sung tiêu chí không hút thuốc lá tại nơi làm việc, học tập và nơi công cộng vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Vì vậy, các đơn vị trường học cần chú trọng thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và có hình thức xử lý phù hợp nhằm tránh tình trạng học sinh cũng như giáo viên hút thuốc lá, hướng tới mục tiêu xây dựng các cơ sở giáo dục không khói thuốc.

Các gia đình cũng cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường để ngăn chặn tình trạng con em mình hút thuốc lá như để ý đến các biểu hiện hút thuốc của con, người lớn làm gương không hút thuốc và nhất là tránh tình trạng tạo điều kiện cho con em có tiền hút thuốc. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi bán thuốc cho vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng theo quy định.

Trẻ em là tương lai của gia đình và cũng là tương lai của đất nước. Việc hút thuốc lá gây hại và có ảnh hưởng xấu đến tương lai của các em rất nhiều. Gia đình, nhà trường cùng các tổ chức xã hội hãy cùng chung tay góp sức hướng những điều tốt đẹp nhất đến với các em, để các em có thể nhận thức được và tránh xa thuốc lá.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 15

Với mỗi con người thì sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất, luôn được quan tâm hàng đầu. Mọi người có thể thành công, thành đạt thế nào đi chăng nữa nếu không có sức khỏe cũng chẳng làm được gì. Thế nhưng thực thế có nhiều người đang dần hủy hoại ăn mòn sức khỏe cơ thể mình bằng việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Trước hết chúng ta nên hiểu thuốc lá là gì? Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Hiện nay thuốc lá đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới. Ta bắt gặp hình ảnh người cầm điếu thuốc lá rất quen thuộc. Người đi bộ trên đường, thậm chí là có những thanh niên trẻ nông nổi đi xe cũng cầm điếu thuốc, hay ở nhà nơi công cộng cũng có những người nhìn thấy biển cấm hút thuốc lá nhưng vẫn cố tình hút. Trên TV chiều những cảnh phim hay quay lại những hình ảnh trong các quán bar nhiều người ngồi hút thuốc. Thế hút thuốc lá xảy ra ở những ai. Hồi trước thì đa phần là những thanh niên nhưng ngày nay có cả một số những phụ nữ đua đòi cũng hút thuốc lá. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, trái lại, tại các nước đang phát triển, con số này lại có xu hướng gia tăng, và Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, mặc cho các cảnh báo về tác hại của khói thuốc vẫn liên tục được đưa ra.

Những người hút thuốc lá thì đưa ra lí do là hút như một thú vui, hút thuốc lá để giao lưu với nhau, để giảm stress nhưng các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Mọi người đâu ngờ được những tác hại do thuốc lá gây ra. Trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút. Hút thuốc lá có sức tàn phá tới các bệnh liên quan đến tim mạch, phổi và hô hấp. Người ta nghiên cứu rằng trong thuốc lá còn có biết bao nhiêu chất gây ung thư mà chủ yếu là ung thư phổi, ung thư vòm họng. Không những thế, hút thuốc lá còn gây ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá được gọi là hút thuốc lá thụ động. Đó là những người thường xuyên phải chung sống hoặc làm việc với người nghiện thuốc lá. Đặc biệt trẻ em và phụ nữ đang mang bầu là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hít phải khói thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng khói thuốc được thải ra môi trường cao gấp 5 lần lượng hút vào. Trong đó, lượng chất độc thải ra từ điếu thuốc đang cháy cao gấp 21 lần lượng khói được thở ra. Không những thế việc hút thuốc lá còn ảnh hưởng tới toàn xã hội, là nguyên nhân to lớn khiến cho đất nước chậm phát triển.

Hiện nay hút thuốc lá đã trở thành một thói quen thậm chí là “ nghiện”. Đa phần là do ý thức của con người, không có sự kiểm soát của bản thân, do bị môi trường, hoàn cảnh lôi kéo. Vậy làm thế nào để hành động để tất cả mọi người cùng không hút thuốc? Trước hết là do bản thân người hút rồi đến gia đình, xã hội, nhắc nhở, có những biện pháp tuyên truyền hữu ích tới tất cả người hút và người người không hút.

Mỗi chúng ta hãy luôn phải coi trọng sức khỏe không nên hút thuốc vì thuốc á có hại cho sức khỏe. Hãy chung tay vì một xã hội không khói thuốc nhé mọi người.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 16

Ngày 31 tháng 5 hằng năm được Tổ chức Y tế thế giới WHO chọn làm Ngày Thế giới không thuốc lá, nhằm tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 giờ không có khói thuốc lá trên toàn thế giới. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu tới người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh và gây hại cho người hít phải nó. Có thể thấy rõ ràng rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thuốc lá là gì? Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc lá. Đáng ngại hơn, số người hút thuốc lá đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên tập tành hút thuốc để chứng tỏ bản thân… Đi cùng với sự gia tăng số người hút thuốc lá là sự gia tăng của các ca tử vong do khói thuốc gây ra. Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Hút thuốc lá, trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người hút. Năm 1825, nhà hoá học Thụy sĩ Picoto lần đầu tiên tìm ra chất nicotin, chất gây nghiện, trong khói thuốc lá. Chất nicotin trong một điếu thuốc đủ khả năng làm chết một con chuột, trong 20 điếu đủ làm chết một con bò. Trong một cuộc thi hút thuốc lá diễn ra ở Pháp, một người đã hút liên tục 60 điếu thuốc lá, kết quả là anh ta bị nhiễm độc và chết ngay tại chỗ. Đáng sợ hơn, một điếu thuốc lá sản sinh ra 500 ml khói, trong khói thuốc lá chứa hơn 3000 chất hoá học mà 20 chất trong số đó đã được xác nhận có khả năng gây bệnh ung thư. Nam nữ thanh niên hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, nhất là phụ nữ mang thai hút thuốc lá dễ sinh non, thai nhi nhẹ cân, thể chất giảm sút, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, gây nguy hại cho sức khỏe người hít phải khói thuốc. Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Hút thuốc lá tại môi trường công cộng chính là một tội ác!

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội. Người nghiện hút thuốc lá phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn phục vụ cho nhu cầu của mình, và hẳn nhiên cũng sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để điều trị các bệnh lí kèm theo khi sử dụng thuốc lá nhiều năm. Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cùng với đó là những tổn thất không nhỏ do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng nghiện thuốc lá vẫn đang diễn ra không chỉ bởi thuốc lá gây nghiện, mà còn bởi chúng ta chưa thế cấm hoàn toàn được thuốc lá khi nhu cầu của con người vẫn còn cao, bởi nó có thể kéo theo các hệ lụy như gây ảnh hưởng tới những người trong ngành, gia tăng tình trạng sản xuất bất hợp pháp buôn lậu…. Để làm giảm tình trạng này, chúng ta đã thực hiện một số biện pháp như cấm quảng cáo, tuyên truyền thuốc lá, phổ biến các tác hại của thuốc lá cho người dân, …

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hãy bảo vệ chính bản thân mình và cũng là bảo vệ những người xung quanh!

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 17

Nhiều loại bệnh, dịch trước kia đã gây chết hàng vạn hàng triệu người, nhờ tiến bộ khoa học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch bệnh khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỷ XIX, lại xuất hiện thứ ôn dịch khác như AIDS, trong khi cả thế giới đang âu lo chưa tìm ra giải pháp thì nhiều nhà khoa học lại lên tiếng báo động: “Ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người hơn cả AIDS” . Như vậy thuốc lá cũng là một thảm họa đối với đời sống con người.

Tác hại của thuốc lá nguy hiểm như bất cứ một loại ôn dịch gây chết người khác như: dịch hạch, thổ tả, H5N1….Nguy hiểm hơn nó còn đe dọa sức khỏe, tính mạng loài người hơn cả đại dịch AIDS bởi nó gặm nhấm, ăn mòn dần sức khỏe, tính mạng con người như “tằm ăn lá dâu” rất khó phát hiện được. Và đến lúc phát hiện ra thì không còn cơ hội cứu chữa được nữa. Vì thế thuốc lá bị coi như một thứ ôn dịch.

Các nhà khoa học cho biết trong thuốc lá có chứa hơn 400 loại hóa chất, trong đó có khoảng 200 loại gây hại cho sức khỏe con người, các chất gây nghiện và gây độc như oxit các bon, ni-co-tin….nên khi hút, khói thuốc sẽ gây hại cho cá nhân người hút, những người xung quanh.

Thuốc lá còn gây ra các loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến mạch máu não, gây vô sinh cho cả nam và nữ. Người mẹ mang thai hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên, đứa trẻ sinh ra có thể mắc các loại bệnh dị tật. Tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá từ 30 đến 80% mỗi năm.

Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, nguyên nhân của đói nghèo và thói xấu. Từ điếu thuốc lá dẫn thanh niên đến con đường rượu bia, ăn cắp trộm, nghiện hút. Trong gia đình, những người lớn hút thuốc lá không những đầu độc con em mình mà còn nêu gương xấu, đẩy con em mình vào con đường phạm pháp.

Tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta nhiều hơn gấp hai lần so với các thành phố Âu – Mỹ. Các vùng nông thôn cũng vậy, thuốc lá, thuốc lào vẫn là một vấn nạn. Nguyên nhân hút thuốc lá là do a dua, bắt chước làm người lớn, tò mò hay giải buồn…

Dù là nguyên nhân nào thì người hút cần phải hiểu được tác hại của thuốc lá đối với đời sống sức khỏe, tính mạng con người mà tránh cho mình và cho cả cộng đồng.

Ở nhiều quốc gia phát triển, đã có nhiều chiến dịch chống thuốc lá, cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng với những người vi phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, truyền hình.

Ở Việt Nam, mặc dù đã có những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá, đã đưa tài liệu vào trường học và các thông tin đại chúng trên vỏ bao thuốc lá nhưng vẫn chưa đủ sức ngăn chặn.

Mọi người cần hiểu rõ tác hại của thuốc lá, hãy nói “không” với thuốc lá. Học sinh tự ý thức bản thân và trách nhiệm trước ôn dịch chết người này ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Nghị luận về vấn đề hút thuốc lá – Mẫu 18

Ngày nay tỉ lệ người bị mắc bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng cao và trở thành một vấn đề vô cùng e ngại đối với tất cả mọi người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh này và một trong số đó là một nguyên nhân vô cùng phổ biến đó là do hút thuốc lá. Đây là một điều rất đáng buồn và cần phải có những biện pháp để ngăn chặn sự việc này xảy ra bởi hút thuốc lá là vô cùng có hại cho sức khỏe.

Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường kính khoảng 10 mm). Thuốc lá cũng giống như một loại kích thích khiến cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu khi hút nó nhưng đâu biết rằng điều đó vô cùng có hại cho sức khỏe con người thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng. Ở Việt Nam có khoảng 40000 ca tử vong là do tác hại của thuốc lá và tỉ lệ nam giới hút thuốc lá đang chiếm cao nhất khoảng 47.4%.

Hút thuốc lá là vô cùng có hại và chúng ta cần bỏ ngay thói quen xấu này. Tại sao ư? Bởi vì thuốc lá thực sự rất có hại đối với mọi người đặc biệt là đối với người trực tiếp sử dụng nó. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh nghiêm trọng cho con người như ung thư phổi, thanh quản, miệng…. làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 2-3 lần. Người hút thuốc lá sẽ có tuổi thọ ít hơn hẳn so với những người bình thường khác.Không chỉ tàn phá về bên trong mà còn thể hiện rõ ở cả bên ngoài đối với người hút thuốc như có các biểu hiện lão hóa sớm, hói đầu, béo bụng… Như vậy việc hút thuốc lá sẽ khiến người hút thuốc phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Không chỉ gây hại trực tiếp với người hút thuốc mà thuốc lá còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả những người không hút thuốc, những người xung quanh. Việc ngửi phải khói thuốc lá sẽ khiến mọi người cũng sẽ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như phổi thanh quản… đặc biệt có hại đối với trẻ con và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng làm cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, không còn trong lành như trước nữa… Và còn vô vàn những tác hại to lớn của việc hút thuốc lá.

Đáng tiếc rằng vẫn còn không ít người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc hút thuốc lá, coi nhẹ hậu quả mà thuốc lá có thể gây ra cho bản thân và những người xung quanh. Những con người đó rất đáng phê phán và lên án. Vậy tất cả chúng ta hãy cùng chung tay tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức đối với những người vẫn còn đang hút thuốc lá, nói không với việc hút thuốc lá. Có như vậy thì sức khỏe con người mới được cải thiện và trở nên tốt hơn, xã hội cũng trở nên lành mạnh và văn minh hơn.

Nói tóm lại hút thuốc là là vô cùng có hại với sức khỏe. Chính vì vậy mà chúng ta cần nâng cao ý thức để không phải dính vào loại gây độc này để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.Thay vì hút một mẩu thuốc tại sao chúng ta không thay thế điều đó bằng việc ăn một chiếc kẹo cao su hay đi thưởng thức những món ăn ngon hơn trong cuộc sống?

Nghị luận về tác hại của thuốc lá

Kể từ khi xuất hiện, thuốc lá đã trở thành một trong số những hiểm họa chính gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Với những thành phần độc hại, thuốc lá có ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đối với chúng ta và sự phát triển của xã hội.

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa ni-cô-tin. Đây là hoạt chất có tính gây nghiện cực cao và ảnh hưởng xấu đến người dùng thông qua việc chi phối và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, khiến người sử dụng dần lệ thuộc vào thuốc. Ni-cô-tin cũng là một trong những thành phần chính của ma túy, thuốc phiện, thuốc lắc – những chất độc âm thầm dẫn con người đến với cánh cửa của tử thần. Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, tỉ lệ người hút thuốc lá luôn ở mức cao và báo động, bất chấp việc tác hại của nó được in ấn ngay trên bao bì sản phẩm. Người sử dụng vẫn không mảy may quan tâm đến hình ảnh những lá phổi đen sì vì khói thuốc, những lời cảnh báo “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, hoặc “Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi”,…

Theo thống kê, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, ung thư tuyến tụy,… bởi trong khói thuốc có chứa hơn năm mươi hoạt chất gây ung thư. Trong số đó có những chất vô cùng nguy hiểm như nicotin – gây tăng nhịp đập của tim, hắc ín – nhựa thuốc lá, benzene – chất gây ung thư thường được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu bọ,… Đặc biệt, khói thuốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà còn là mối nguy hại đe dọa sức khỏe của những người xung quanh. Có biết bao đứa trẻ đã ra đời với các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp chỉ vì trong thời gian mang thai, người mẹ hít phải khói thuốc từ thói quen hút thuốc lá của những ông bố vô tâm, có biết bao người phụ nữ dù chưa bao giờ hút thuốc nhưng cũng nhiễm những căn bệnh hiểm nghèo do ảnh hưởng từ khói thuốc của người chồng,…. Như vậy, dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc hít phải khói thuốc thụ động cũng gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của toàn cộng đồng.

Để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá, việc in ấn những thông tin cảnh báo về tác hại của thuốc lá đã được áp dụng trên bao bì sản phẩm, những tấm biển “No smoking” cũng được sử dụng phổ biến tại không gian công cộng như bệnh viện, công viên,.. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chưa đưa lại những hiệu quả như mong đợi, bởi trong xã hội vẫn luôn tồn tại những con người vô tâm, thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân và gián tiếp hủy hoại sức khỏe của những người thân xung quanh. Họ bị đánh lừa về khoái cảm bởi nicôtin là một hoạt chất gây nghiện, dẫn đến việc lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo của hệ thần kinh. Đặc biệt, tình trạng hút thuốc lá lại diễn ra phổ biến ở tầng lớp học sinh, sinh viên bởi tâm lý đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là minh chứng của sự trưởng thành.

Những tác hại tiêu cực mà thuốc lá gây ra đã đặt ra bài toán về vấn đề phòng và chống lại khói thuốc. Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về ảnh hưởng của thuốc để nâng cao ý thức của con người. Đồng thời giảm tỉ lệ người hút thuốc bằng việc áp dụng và đẩy mạnh các phương pháp hỗ trợ cai thuốc, từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá,…

Qua những gì đã phân tích, ta có thể thấy được những hiểm họa khôn lường mà khói thuốc gây ra. Là học sinh, chúng ta cần góp sức vào cuộc chiến chống lại khói thuốc bằng việc không sử dụng thuốc lá và nhắc nhở những người xung quanh về tác hại do thuốc lá gây ra.

Nghị luận về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

Với người Việt Nam,trong các bữa tiệc, trên bàn nhậu hay trong các đám hiếu, đám cưới, thậm chí dù không có việc gì thì dường như nhà nào cũng có sẵn một bao thuốc lá. Các hãng thuốc lá ở Việt Nam thì nhiều vô kể và số tiền để mua một bao thuốc cũng chỉ vài chục nghìn đồng. Nhưng liệu ai cũng biết rằng: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe?

Thuốc lá là một sản phẩm phổ biến có thể được xem như một chất kích thích, đem lại cho người hút cảm giác dễ chịu. Nó chủ yếu được làm bằng thuốc lá thái sợi được cuốn bằng giấy, khi hút sẽ cần lửa để châm. Tình trạng hút thuốc lá đang càng trở nên khó kiểm soát, đặc biệt ở trẻ em hay trẻ vị thành niên và số lượng tiêu thụ của thuốc lá của Việt Nam vẫn không ngừng tăng kéo theo những hậu quả về sức khỏe.

Với người hút, nó ảnh hưởng rất nhiều từ ngoại hình đến bộ phận bên trong cơ thể. Thường xuyên hút thuốc sẽ khiến hàm răng của chúng ta trở nên xỉn màu, hơi thở không được thơm tho. Chưa kể sẽ để lại tình trạng cao răng, viêm lợi, khiến răng yếu đi hoặc trở nên lung lay. Mà ông cha ta đã từng răn dạy: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Nụ cười của bạn sẽ không tươi tắn và thiếu thẩm mỹ cho người đối diện. Một căn bệnh phổ biến khác khi hút thuốc đó là ung thư phổi. Trên các bao bì thuốc hiện nay có in ấn lời cảnh báo và hình ảnh đáng sợ về lá phổi bị tàn phá như thế nào. Thường người bệnh sẽ để cho đến khi bệnh tình quá nặng rồi mới phát hiện ra. Bên cạnh đó, còn có một số tác hại khác về đường hô hấp như ho mãn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản. Những điếu thuốc cũng như một con rắn độc bào mòn sức lực trong hệ tim mạch của chúng ta. Chúng là nguyên nhân gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch… Toàn những tình huống có thể cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Không những vậy, thuốc lá còn reo rắc rất nhiều bệnh ung thư cho người hút như ung thư vòm họng, phế quản, ruột… Những người hút thuốc nhiều cũng thường xuyên ở trong tình trạng gầy gò, xanh xao, mệt mỏi. Nhìn chung, thuốc lá kéo lùi tuổi thọ và sự sống của người hút!

Nhưng đâu chỉ có thế, nó còn đem đến bao hệ lụy cho những người không hút thuốc mà chỉ tiếp xúc với khói thuốc. Những làn khói trắng xóa mà người hút đê mê thở ra, lan tỏa trong không khí, đi vào trong đường hít thở của bà mẹ đang mang thai. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem, hình hài bé bỏng sắp chào đời kia sẽ ra sao? Biết đâu chúng chẳng còn nguyên vẹn hình hài, bị phát triển chậm và thậm chí là có nguy cơ ra đi khi chưa kịp chào đời? Sức khỏe của phụ nữ khi mang thai nếu hít phải khói thuốc cũng sẽ yếu đi, sức đề kháng không cao. Trẻ em, những mầm non đang vươn mình lớn dậy, khi gặp phải khói thuốc tựa như đem một thứ một thứ độc dược bón cho mầm non ấy. Chúng sẽ còi cọc, chậm lớn, suy dinh dưỡng và còn ảnh hưởng về trí thông minh.

Dẫu thuốc lá không nguy hiểm như ma túy nhưng nó cũng là chất kích thích âm thầm hủy diệt sự sống. Nói “không” với thuốc lá là cách bạn đang xây dựng một cuộc sống lành mạnh, thân thiện và hạnh phúc hơn, cũng là một sự đóng góp nho nhỏ cho xã hội trong công cuộc phòng chống hút thuốc lá.

Khi cầm điếu thuốc trong tay, hãy nghĩ đến chính bạn và những người yêu thương của bạn!

Nghị luận xã hội về hiện tượng hút thuốc lá của học sinh

“Trời, hút thuốc chứ có làm gì bậy đâu mà sợ? Nhiều người hút chứ đâu phải mình tui ?’’. Một trong những học sinh mà tôi gặp tại quán cà phê trong một khu cư xá vừa phì phèo thuốc vừa “phán’’ như thế. Học sinh này và bốn cậu bạn khác mới ra khỏi cộng trường đã vèo ngay đến đây để làm cử cà phê chiều. Chỉ trong vòng hơn một tiếng, năm “ống khói tàu’’ này đã đốt liên tục đến hơn một gói. Một trong số những em cười khẩy: “Uống cà phê mà không hút thuốc thì mất vị hết’’.

Quan sát các bàn khác, tôi bắt gặp ít gương mặt non choẹt cũng đang rít thuốc đẩy vẻ chuyên nghiệp. Khói thuốc bay mù mịt khắp không gian quán vốn đã chẳng rộng rãi thoáng mát gì. Thế nhưng những anh chàng này vẫn điềm nhiên như thể việc mình làm chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới dù thấy rõ ràng vài bạn gái ngồi bàn đấy nãy giờ đưa tay che mũi.

Khác hẳn với những bạn gái này, một cô bạn gái khác mới học lớp 11 mà tôi thường gặp tại quán cà phê chẳng những không hề dị ứng mà còn thở khói điệu nghệ chẳng kém gì mấy cậu con trai trong quán. Nhóm bạn của cô gái cũng có vài nàng dù không hút thường xuyên những tối vào vô “sàn’’ cũng lập lòe đóm thuốc trên môi cho thêm phần sành điệu.

Không chỉ “lộng hành’’ người giờ học, nhiều “ông khối tàu’’ còn lén lút “nhả khói’’ ngay trong trường.  Mặc dù trường nào cũng có nội quy cấm học sinh hút thuốc nhưng tại nhiều trường hiện tượng này vẫn ngày càng tăng. Cũng có cậu chơi liều hút ngay trên sân trường, nhưng đa số đều tìm chỗ kín đáo để hút lén lút. Nhà vệ sinh vẫn được xem là “điểm hẹn lí tưởng’’ của các “ống khói tàu’’ học trò dù các thầy cô giám thị thường xuyên kiểm tra gắt gao. Một học sinh cho biết: “Kiểm tra vậy thôi chứ khó bắt tại trận được lắm!’’.

Lí do hút thuốc của các cô cậu học trò quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu: thích chứng tỏ mình, tò mò, bị bạn bè lôi kéo. Đơn giản vì lứa tuổi của chúng ta vẫn chưa chín chắn, dễ dàng bị tác động. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh chẳng những không kịp thời uốn nắn con em mình mà còn tiếp tay làm gương xấu trong việc hút thuốc. Cũng em học sinh trên phát biểu một câu xanh rờn: “Ba tui cũng biết tui hút thuốc nhưng đâu có la tui được vì ổng cũng nghiện thuốc lá mà !’’.

Điều đáng nói nhất là lâu nay đã có luật cấm bán thuốc lá cho khách hàng dưới 18 tuổi nhưng hầu như học sinh nào cũng có thể mua thuốc dễ dàng như mua kẹo. Các xe thuốc lá đầy rẫy khắp thành phố, thậm chí còn “bao vây’’ trước nhiều cổng trường. Người bán hàng chẳng màng quan tâm “thượng đế’’ của mình bao nhiêu tuổi mà chỉ cần có tiền là có thuốc.

Y học đã chứng minh rằng thuốc lá chứa đến 4000 hóa chất, trong đó có 43 chất gây ung thư. Nó chính là một “tử thần thầm lặng’’ dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… Và không người hút thuốc chủ động mà cả những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, nói theo lời cô Mĩ Hạnh là: “Nhiều em vẫn chưa hiểu được tác hại của thuốc lá do công tác tuyên truyền chưa mạnh mẽ”.

Chính vì thế, để tuyên truyền với thuốc lá, thời gian gần đây đã có nhiều hoạt động như Tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá, Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên vừa triển khai dự án “Ngăn ngừa hành vi hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên” ở lớp 10 trường cấp II cấp II và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Mục tiêu của dự án là 100% học sinh của các trường này hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện và thuốc lá, thành lập câu lạc bộ “Tuổi trẻ năng động’’ tại mỗi trường và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền. Đặc biệt, sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để giúp học sinh có cuộc sống lành mạnh và tránh xa “tử thần thầm lặng’’ này.

Cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá. Lẽ nào bạn lại đứng ngoài và tiếp tục tự đốt cháy cuộc đời mình.

Rate this post