Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (Dàn ý + 5 mẫu) - Ngữ Văn 10 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (Dàn ý + 5 mẫu) – Ngữ Văn 10

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (Dàn ý + 5 mẫu).

Để có thể khuyên dăn con cháu mình sau này, phải thực hiện những điều hay lẽ phải, thì ông cha ta đã để lại một kho tàng câu ca dao tục ngữ vô cùng phong phú, một trong số đó co câu nói: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

Để có thể giúp cho các bạn có thể hiểu hết ý nghĩa của câu nó này, thì sau đây chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo dàn ý và 5 bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Bạn đang xem: Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (Dàn ý + 5 mẫu) – Ngữ Văn 10

Dàn ý nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau

I. Mở bài:

– Giới thiệu câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

II. Thân bài:

– Khái quát ngắn gọn ý nghĩa câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

– Giải thích từ “khinh”.

– Giải thích vì sao anh em khinh trước và làng nước khinh sau?

– Nguyên nhân của việc bị khinh.

+ Do bản thân có nhiều hành vi sai trái: Lừa gạt, bạo lực, tệ nạn.

+ Được người khác giúp đỡ, khuyên nhủ nhưng không nghe, thậm chí còn lợi dụng lòng tốt của họ.

– Hậu quả đối với người bị khinh.

+ Bị người đời xa lánh.

+ Không nhận được sự giúp đỡ của người khác => Cuộc sống khó khăn.

– Bài học liên hệ: Làm sao để sống tốt, sống để người khác tôn trọng.

+ Có suy nghĩ tích cực, đúng đắn.

+ Hòa đồng, giúp đỡ người khác.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 1

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về đạo đức truyền thống sống của mỗi con người, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và giáo dục sâu sắc được lối sống và cách suy nghĩ của mỗi người, anh em trong gia đình cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhiều câu ca dao đã đề cập tới điều này như “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nếu không làm được điều đó thuận hòa với nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng “anh em khinh trước làng nước khinh sau”.

Câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa phê phán lối sống sai lệch chuẩn mực đạo đức trong gia đình, mỗi chúng ta nên sống đúng đắn và cần phải hiểu được giá trị và tình cảm cao quý đó, mỗi người nên học hỏi và phát triển được tiềm năng cũng như những phẩm chất của mình, sống đúng đắn sẽ tạo nên được những giá trị tốt đẹp và vẻ vang cho con người, mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ có những người thân, những người an hem trong gia đình, chính vì vậy cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Anh em cùng chung dòng máu mà không hòa thuận gắn bó keo sơn thì thư hỏi đối với những con người bên ngoài xã hội họ sẽ đối xử được như thế nào?

Câu tục ngữ trên đã xuất phát từ xưa đến nay nó có ý nghĩa phê phán và cũng là bài học nhắc nhở rất nhiều người nên sống đúng đắn để từ đó không phải hối hận vì những quãng thời gian mà mình đã làm nó không chỉ góp phần làm cho xã hội này văn minh và tốt đẹp hơn, trong mỗi chúng ta mỗi người đều biết sống và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, tình trạng anh em khinh trước làng nước khinh sau đã phản ánh được cách sống không tốt của anh em trong một gia đình, họ không coi trọng nhau đối xử với nhau như những người xa lạ khinh bỉ, khinh đó là thái độ miệt thị khinh bỉ giữa con người với nhau, anh em lại là những người có chung dòng máu, có mối quan hệ gần gũi nhất, mỗi người nên biết sống đúng đắn và tạo nên những giá trị cho chính bản thân mình bằng việc rút ra những kinh nghiệm sống, trong dân gian họ đã biết làm nên biết bao những giá trị và hoài cổ và rồi đúc kết nên thành những kinh nghiệm sống có giá trị và có ý nghĩa nhất.

Câu tục ngữ trên trong xã hội chúng ta bắt gặp rất nhiều, anh em trong một gia đình có thể tàn sát và tranh cãi với nhau chỉ vì những việc rất nhỏ nhằn họ sẵn sàng có những thái độ suồng sã nhất đối với đối phương, nhưng rồi những điều đó đã trở thành tục ngữ ca dao, nhằm phê phán những con người thiếu suy nghĩ, họ để cho những điều không tốt tác động đến chính cuộc sống của con người, mỗi chúng ta nên biết được điều đó để tránh xa và mình không bao giờ tránh khỏi, hành động đúng và suy nghĩ đúng là những điều có giá trị và có ý nghĩa nhất cho mỗi con người, họ sống với nhau không chỉ vì những tình nghĩa anh em mà họ còn sống với nhau vì mối quan hệ giữa con người với con người. Nếu như tình anh em mà còn không làm tròn được bổn phận và nghĩa vụ thì đối với làng nước họ cũng không làm được chính vì vậy dân ta mới có câu anh em khinh trước làng nước khinh sau.

Những cư chỉ tuy nhỏ nhưng cũng được đánh giá và thể hiện rất chi tiết và thành công điều đó đã đem lại những giá trị cho cuộc sống của chính mình, mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát triển những điều đó một cách hoàn thiện và mang đậm giá trị nhất, mỗi người chúng ta đã và đang làm nên được điều đó và cũng để nó trở thành có giá trị và niềm tin to lớn, mỗi người chúng ta cần phải hiểu và luôn luôn hiểu rõ về những điều đó để có thể vững tin và sống đúng đắn. Cần phải phê phán mạnh mẽ những cách sống sai chuẩn mực xã hội, cần phải loại bỏ những cách sống tiêu cực và thái độ sống thiếu đúng đắn, những con người không biết cư xử đúng với anh em trong gia đình thì đối với ngoài xã hội họ cũng không làm được.

Cần phải hiểu được giá trị to lớn trong cuộc sống này để từ đó sống một cách đúng đắn và có giá trị hơn, hiểu được cách sống, cách làm người, những cách cư xử đúng đắn cũng phải được học tập và tu dưỡng từng ngày để từ đó có được những lối sống đúng và hoàn hảo. Không chỉ riêng đối với anh em chúng ta cũng cần phải có thái độ sống hợp tình hợp lý với mọi người xung quanh, trong gia đình anh em luôn hòa thuận, tình làng nghĩa xóm cũng phải được cư xử một cách có giá trị và nó đem lại niềm tin yêu cho chính cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và biết được những điều đó để từ đó sống có ý nghĩa và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi sống ở ngoài xã hội.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người thường chạy theo những thay đổi mà dường như quên đi những điều tốt nhất cho bản thân là không ngừng phải tu dưỡng đạo đức và lối sống, chỉ vì tiền bạc mà chạy theo danh vọng, bỏ quên đi tình cảm gia đình và những điều cần thiết và đáng quý nhất thì điều đó thật không đáng chút nào và nó còn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người chúng ta nữa, tình cảm gia đình là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng nếu như chúng ta có những nhận thức đúng về nó thì nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa và ngày càng hoàn thiện hơn, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn và có thể đạt được những vẻ đẹp chân thiện mỹ.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã nêu lên được những sự thực ở đời và là một bài học cho con người ở sau nên có cách sống đúng đắn hơn, khi nó đòi hỏi con người cần có những lối sống đúng đắn và suy nghĩ cho thấu tình đạt lý, ở mỗi người đều có những phẩm chất riêng và nó góp phần mạnh mẽ vào những thành công của xã hội, một xã hội sẽ ngày càng văn minh và phát triển nó một cách mạnh mẽ và hoàn hảo hơn, chúng ta cần coi câu này là bài học răn đe và cần phê phán mạnh mẽ lối sống này để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, điều đó mới thực sự trở nên có ý nghĩa và mang được nhiều giá trị và hạnh phúc nhất của mỗi người, chúng ta nên biết được những điều đó để làm nên được những giá trị sống riêng không chỉ vì những thứ phù phiếm mà đánh mất chính bản thân mình.

Trong xã hội ngày nay chúng ta cũng gặp rất nhiều những con người tốt và họ có cách cư xử đúng đắn và thấu tình đạt lý với anh em và những người xung quanh, đó là những tấm gương mà chúng ta nên học hỏi và ngày càng hiểu hơn về những giá trị đó để có được những lối sống đúng cách cư xử hợp tình hợp lý và trang trọng dành cho mỗi con người, ở đây chúng ta không chỉ thấy được những cách sống văn minh mà vẫn rất hiện đại dù ở trong xã hội nào thì những cách cư xử đó vẫn không hề bị mất đi mà nó vẫn còn vang vọng và mang nhiều ý nghĩa to lớn, mỗi người chúng ta đều có cách cư xử của riêng mình, nhưng nó đều phải được xây dựng trên những tình cảm của con người với con người trên những tình cảm chung của xã hội có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự hạnh phúc và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh những con người biết cư xử đúng đắn thì đúng như câu tục ngữ đã nói, đối với anh em còn không cư xử được đúng thì làng nước cũng chỉ là đối tượng tiếp theo bị đối xử như vậy, đó quả thật là những điều rất đáng buồn trong xã hội này, chúng ta cần phải loại bỏ nó nhanh chóng và phát triển được bản thân mạnh mẽ và có hiệu quả to lớn hơn. Loại bỏ những thói xấu để từ đó bản thân được vun đắp và hoàn thiện nhờ những điều tuyệt vời nhất dành cho con người.

Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và răn đe con người nên thức tỉnh và cũng phê phán những con người có cách sống chưa đúng đắn.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 2

rong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu tục ngữ nói về khen chê, khinh trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục đối với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội.

Câu tục ngữ sau đây, nhiều người vẫn nhớ, vẫn nhắc:

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Khinh là sự đánh giá và chê bai, coi thường. Chữ khinh thường gắn liền với các từ ngữ: khinh thường, khinh bỉ, coi khinh…

Một kẻ nào đó, nhân cách lèm nhèm, có việc làm xấu xa, thối nát… sẽ bị mọi người coi khinh và xa lánh.

Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng suy đôn; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tĩu… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và khi đã bị “anh em khinh trước” thì con người ấy không còn chỗ đứng trong xóm dưới làng trên, trong làng ngoài xã nữa. Khi đã bị “làng nước khinh sau”thì con người ấy còn dám vác mặt đi đâu nữa. Chỉ còn cúi gằm mặt mà đi. Mọi quan hệ hàng xóm láng giềng chẳng còn gì nữa. Mọi người đều “sợ” và xa lánh. Kẻ bị làng nước coi khinh sẽ sống trong cô độc, tủi nhục, làm hại đến danh dự chồng con, vợ con; làm nhục ông bà, cha mẹ, anh em.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, câu tục ngữ nghĩ có tám chữ, điệp lại hai lần chữ “khinh” đã nói lên một cách cô đúc sức mạnh của gia phong, của lệ làng.

Câu tục ngữ nêu bật sức mạnh tính giáo dục đạo đức của gia đình và làng xã; chỉ cần nghe ông bà, cha mẹ nhắc lại một lần là con cháu nhớ mãi. Nhờ đó mà nếp nhà được giữ gìn, gia phong được đề cao, thuần phong mỹ tục được phát triển.

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nêu bật sự khinh trọng, khen chê của cộng đồng đối với một con người nào, nhất là đối với những kẻ sa sút, sa đọa, tha hóa. “Bia miệng” thế gian thật đáng sợ.

-Hôm kia kẻ đón người đưa.

Bây trừ đi sớm về trưa một mình.

– Ngày xưa võng lọng nghênh ngang,

Bây giờ cúi mặt mo nang che đầu.

Xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình văn hóa, thiết nghĩ câu tục ngữ “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” có tác dụng gấp nhiều lần những bài luận thuyết dài dòng.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 3

Dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, bao thế hệ đi qua, bao trang sử hào hùng được nối tiếp. Cha ông ta không chỉ đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc mà còn đấu tranh để giữ gìn tinh hoa văn hóa, truyền thống cao đẹp của dân tộc. Người nối tiếp người, thế hệ này qua thế hệ khác, họ răn dạy cho nhau truyền thống cao đẹp về đạo đức, lối sống về cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Thật vậy truyền lại cho chúng ta ngày hôm nay có câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”là một câu tục ngữ thấm nhuần tư tưởng làm người của cha ông ta. Mỗi con người, mỗi cá nhân được sinh ra đều mang trên mình những sứ mệnh cao cả, đều cần có những mối quan hệ gắn kết và cùng nhau phát triển. Thật vậy tại sao lại là “anh em khinh trước”mà không phải là “làng nước khinh trước”. Như mỗi chúng ta đã biết mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có êm ấm, phát triển thì xã hội mới ổn định được. Thế nhưng trong một cộng đồng, trong một tập thể lại có những gia đình không hòa hợp, tệ nạn, bạo lực và các thói hư tật xấu khác diễn ra khiến cho gia đình ấy tan vỡ thì những người đầu tiên bị ảnh hưởng đó là những thành viên trong gia đình. Vì một vài xích mích nhỏ hay sự bất đồng quan điểm mà vợ chồng cãi vã, thay vì nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì họ lại bất đồng đến cùng. Chồng đánh vợ, chán cảnh vợ con nên sa vào tệ nạn. Thân làm bố, là trụ cột gia đình vậy mà lại rơi vào cảnh cờ bạc, rượu chè nghiện ngập và trở thành gánh nặng cho gia đình, những người như thế chắc chắn sẽ bị lên án. Đầu tiên là gia đình họ, sau đó là họ hàng, những người anh em, những người cha, người mẹ đã từng hết lòng tin và thương yêu họ, những người luôn sẵn sàng cứu giúp và hỗ trợ họ những lúc gặp khó khăn nhất thế nhưng đổi lại họ đã làm được gì. Hết lần này đến lần khác lừa dối mọi người, vì ham mê cờ bạc, vì nghiện rượu bia đã đi vào máu. Dần dần sẽ không còn một ai dám tin tưởng những con người ấy, sự sa đọa đã hết thuốc chữa, lòng tin của gia đình, họ hàng dành chọ họ đã tụt dốc không phanh, vậy là việc lợi dụng lòng tin của người khác đối với mình để thỏa mãn sự ích kỷ cá nhân đã trở thành con dao sắc hai lưỡi, một lưỡi cắt đứt sợi dây liên kết của họ với mọi người xung quanh, một lưỡi đục khoét nhân cách khiến họ trở thành những con quỷ mục ruỗng rơi vào bi kịch bị chính gia đình, người thân của mình ruồng bỏ.

Cảm xúc của con người trên đời này khó hiểu lắm, đôi khi chỉ vì vài bất đồng nho nhỏ, vài việc làm không vừa ý nhau thế thôi nhưng rồi lại đâm ra ghét nhau, thế nhưng chỉ cần vài câu nói, vài hành động bày tỏ thiện ý của mình thì những ác cảm, những cảm xúc không tốt ấy lại được thay bằng sự mến mộ, quý mến. Thế nhưng khi con người ta tỏ ra “khinh”nhau thì chẳng bao giờ có thể làm bạn được với nhau. Khinh là từ viết ngắn gọn của khinh bỉ, khinh thường, đó là những từ chỉ sự coi thường, không tôn trọng người khác. Từ khinh mang tính chất nặng nề hơn rất nhiều so với từ “ghét”. Nếu bạn khinh một ai đó có nghĩa là mọi hành động hay cố gắng của người ta chắc chắn sẽ không được công nhận, mặc cho người ấy làm tốt nhưng bản thân bạn sẽ tìm đủ mọi lý do để phủ nhận nó, không công nhận việc làm của người đó. “Khinh”cũng đồng nghĩa với việc mọi chuyện liên quan đến đối tượng đó đều là xấu xa và đáng khinh bỉ. Tâm trạng của bạn có thể đang rất tốt thế nhưng khi nhắc đến đối tượng mà bạn khinh vỉ thì lập tức tâm trạng bạn trở nên xấu, đó là sự tức giận, sự miệt thị hay thậm chí là sự phẫn nộ thể hiện từ trong suy nghĩ lẫn lời nói của bạn. Nhưng không phải tự nhiên mà một người có cái nhìn ác cảm để rồi có thái độ khinh bỉ với người khác. Trong cuộc sống thường ngày chắc hẳn các đối tượng ấy phải xấu xa và làm rất nhiều việc sai trái, bất chấp sự can ngăn hay khuyên nhủ của người khác nhưng họ vẫn làm. Họ lừa gạt, cướp giật, nghiện ngập, khiến những người xung quanh bị tổn thương. Những kẻ như thế trở thành con quỷ thối nát nhân cách bị chính gia đình của mình ruồng bỏ. Gia đình là những người gần gũi, yêu thương chân thành nhất thế nhưng họ cũng không thể nào chấp nhận được con người kia, vậy thì tại sao xã hội lại phải tôn trọng thứ cặn bã đến như thế. Vậy là “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”cũng là như thế.

Khi người ta đã đánh mất sự tín nhiệm, tôn trọng của những người xung quanh mình thì tuyệt nhiên cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bị mọi người cô lập, khinh rẻ, không nhận được sự giúp đỡ của người khác, tin đồn đâu phải là những thứ ngày một ngày hai có thể dập tắt. Tin đồn ấy sẽ ngày càng lan xa, có thể bạn chưa gặp người ấy nhưng bạn lại nghe được những điều xấu xa về người ấy thì chắc hẳn thiện cảm của bạn về người ấy phải có vài phần thay đổi. Chắc chắn họ đã làm nên chuyện gì đó kinh khủng lắm mọi người mới ác ý đến vậy, người hiền lành, tốt bụng thì làm sao mà bị mang tiếng xấu như vậy được. Vậy là người này người kia truyền tai nhau, ai nấy đều cố gắng tránh xa kẻ bị ruồng bỏ kia, họ không muốn liên quan đến hắn và đương nhiên cũng không muốn người thân của mình có dính líu gì đến hắn. Như vậy thì chắc chắn kẻ bị xã hội khinh bỉ kia sẽ buộc phải chấp nhận một cái kết đắng.

Vậy điều quan trọng bây giờ là làm sao để sống tốt, làm sao để nhận được sự tôn trọng của mọi người? Câu trả lời đơn giản chỉ là nó nằm trong suy nghĩ của bạn, Suy nghĩ như nào thì sẽ hành động như thế, vậy nên phải điều chỉnh ngay từ trong suy nghĩ, đừng dại dột chỉ vì vài phút ích kỷ mù quáng mà tự tay bọt ngạt cuộc đời tương lai sự nghiệp của mình. Thêm vào đó sống phải hòa đồng, giúp đỡ người khác. Sống đâu chỉ cho riêng mình, cuộc sống mà luôn sợ hơn sợ thiệt sẽ mệt mỏi biết mấy, nếu giúp đỡ ai đó hãy làm hết sức có thể, đừng hời hợt sợ người khác hơn mình vì như thế sự giúp đỡ của mình sẽ trở nên giả tạo, công sức của mình sẽ bị người khác phủ nhận. Cho đi sự giả dối sẽ nhận về giả dối, sống thật lòng sẽ nhận được sự đền đáp. Đó là quy luật của cuộc sống này, vậy nên hãy sống thật tốt để nhận được sự tin tưởng của mọi người.

Cuộc sống luôn bận rộn và mang theo nhiều mệt mỏi, nhưng nếu con người ta biết giúp đỡ nhau thì cuộc sống sẽ đẹp hơn biết mấy. Sống trên đời quan trọng nhất là chữ tín, đừng vùi dập đi cái quan trọng nhất đời mình rồi đến lúc nhận ra thì quá muộn. Xây dựng hạnh phúc từ trong chính gia đình của mình rồi mới nghĩ đến chuyện của xã hội. “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”câu tục ngữ vẫn đúng đắn sau ngần ấy năm, nó là bài học đã được cha ông ta đúc kết lại và mang giá trị giáo dục, cảnh tỉnh con người sâu sắc.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 4

Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “vô sỉ” – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại”- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.

Người Trung Hoa còn lý giải: Tri túc bất nhục/Tri sỉ bất đãi. Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục/ Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi.

Từ cổ chí kim, từ đông chí tây, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo – hạnh. Đơn giản, một thiếu nữ, nếu không biết thẹn về sự hở hang của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có ngày trở thành thông tuệ?

Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?

“Anh em khinh trước làng nước khinh sau” câu phương ngôn này ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến dần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 15 trên gần 200 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối.

Vậy đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những “cái sỉ” của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp.

Có một câu hát mà nhiều người thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”.

Viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé… nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dày đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó.

Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ dành cho chú – bác cô – dì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng “sự thật mất lòng”.

Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc “lau sạch những tì vết” dù cho phải “thuốc đắng dã tật”, để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường.

Người Việt vẫn nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi xét mình, ta đã thiết lập cái “biết sỉ”, đó cũng là tự trọng, và là danh dự. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết “tự khinh”, gột rửa mọi cái “đáng khinh” thành cái “đáng trọng”.

Đó không phải là tự ti, mà là tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh váo váo nâng mình lên trong tư thế tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời.

Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một “vũng bùn hoa lệ” bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.

Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, “bới bèo ra bọ”, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự “biết sỉ” của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn.

Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ “chỉ tận tay day tận trán” những cái xấu của ta.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 5

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta có muôn vàn những đề tài kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết từ biết bao nhiêu ngàn đời nay. Có những câu tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng/ Bay vừa thì râm”. Cũng có những câu tục ngữ nói về những đạo đức và đức tính tốt đẹp của con người và câu tục ngữ sau cũng mang đến cho ta nhiều suy ngẫm và trăn trở về cuộc sống và con người:

“Anh em khinh trước làng nước khinh sau”

Trước hết ta đi giải thích câu nói này, khinh có nghĩa là một thái độ chê bai, khinh thường coi thường đối với những việc làm xấu của một con người. Những con người đó thường là một con người rất tồi tệ xấu xa và đáng bị khinh miệt ghét bỏ. Một người xâu xa không tốt thì trong chính anh em trong gia đình đó sẽ ghét trước sau đó mới là làng nước khinh sau. Tại sao lại thế, khi một người không tốt xâu xa thì họ biểu hiện ngay với chính anh em trong gia đình họ trước. Những việc làm xấu ấy sẽ làm cho anh em họ khinh thường trước. Có thể không nói ra những anh em đã không nể thì sẽ rất khinh. Sau đó dân làng biết thì mới khinh sau.

Câu nói mang đến một sự trăn trở lớn. Bởi người xưa có câu “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau”, nếu như câu trên thì anh em có tốt hay xấu thì cũng phải bao bọc lấy nhau sao lại khinh nhau trước làng nước. Ý muốn nói ở đây là anh em dẫu thân nhưng làm không tốt xấu xa thì khiến cho chính anh em trong gia đình phải là người khinh trước, hay có nghĩa chê bai thẳng thắn để giúp người trong gia đình mình tìm ra được cái sai của mình để kịp thời sửa chữa. Còn nếu khi đã không còn thể sửa chữa được nữa thì dân làng mới biết mới cười mới khinh và ghét. Thử ngẫm mà xem khi chúng ta làm một việc rất sai lầm đó là ăn cắp chẳng hạn, gia đình biết sẽ chê bai và khuyên răn ta nhưng nếu ta không chịu nghe lời mà vẫn cứ tiếp tục thì không những dân làng khinh thường chê bai ta mà còn cười vào chính mặt bố mẹ mình là không biết dạy con. Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng tệ hại; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tĩu… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và những con người như thế nếu như đã bi anh em khinh rồi thì sẽ không còn chỗ đứng trong làng nước được nữa. Họ sẽ không còn dám vác mặt đi đâu nữa, không ai còn dám bắt chuyện hay gần gũi người đó. Bởi vốn dĩ đến anh em trong nhà còn khinh nữa đến là dân làng.

Cái việc làm không tốt để trở nên sự khinh bỉ của anh em, người thân và bạn bè trong làng với người đó sẽ khiến cho cuộc đời của người đó trở nên chỉ có một mình. Nó sẽ cô độc biết bao khi không có ai chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống và nó cũng sẽ đau buồn biết bao khi không còn ai dám gần gũi với mình. Không những thế còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này khi mà tiếng tăm đó, sự khinh miệt đó đã được định từ trước và bởi vì nó quá lớn nên không thể xóa đi được nữa trừ khi anh có một sự thay đổi cực kì lớn nếu không thì vẫn cứ bị khinh miệt như thế mà thôi.

Qua đây ta thấy hiện lên một quy luật về sự khinh ghét của một người trong gia đình. Đồng thời đó còn là một thủ tục , lệ làng của làng xóm ta. Tiếng lành đồn xa tiếng xấu đồn xa, khi mà tiếng tăm xấu xa được gắn mác lên trên danh tiếng của mình thì bạn sẽ bị tẩy chay đến khi nào bạn thật sự thay đổi thì mới có thể chấp nhận.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (Dàn ý + 5 mẫu)

Để có thể khuyên dăn con cháu mình sau này, phải thực hiện những điều hay lẽ phải, thì ông cha ta đã để lại một kho tàng câu ca dao tục ngữ vô cùng phong phú, một trong số đó co câu nói: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

Để có thể giúp cho các bạn có thể hiểu hết ý nghĩa của câu nó này, thì sau đây chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo dàn ý và 5 bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Dàn ý nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau

I. Mở bài:

– Giới thiệu câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

II. Thân bài:

– Khái quát ngắn gọn ý nghĩa câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

– Giải thích từ “khinh”.

– Giải thích vì sao anh em khinh trước và làng nước khinh sau?

– Nguyên nhân của việc bị khinh.

+ Do bản thân có nhiều hành vi sai trái: Lừa gạt, bạo lực, tệ nạn.

+ Được người khác giúp đỡ, khuyên nhủ nhưng không nghe, thậm chí còn lợi dụng lòng tốt của họ.

– Hậu quả đối với người bị khinh.

+ Bị người đời xa lánh.

+ Không nhận được sự giúp đỡ của người khác => Cuộc sống khó khăn.

– Bài học liên hệ: Làm sao để sống tốt, sống để người khác tôn trọng.

+ Có suy nghĩ tích cực, đúng đắn.

+ Hòa đồng, giúp đỡ người khác.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 1

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về đạo đức truyền thống sống của mỗi con người, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và giáo dục sâu sắc được lối sống và cách suy nghĩ của mỗi người, anh em trong gia đình cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhiều câu ca dao đã đề cập tới điều này như “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nếu không làm được điều đó thuận hòa với nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng “anh em khinh trước làng nước khinh sau”.

Câu tục ngữ trên đã có ý nghĩa phê phán lối sống sai lệch chuẩn mực đạo đức trong gia đình, mỗi chúng ta nên sống đúng đắn và cần phải hiểu được giá trị và tình cảm cao quý đó, mỗi người nên học hỏi và phát triển được tiềm năng cũng như những phẩm chất của mình, sống đúng đắn sẽ tạo nên được những giá trị tốt đẹp và vẻ vang cho con người, mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ có những người thân, những người an hem trong gia đình, chính vì vậy cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Anh em cùng chung dòng máu mà không hòa thuận gắn bó keo sơn thì thư hỏi đối với những con người bên ngoài xã hội họ sẽ đối xử được như thế nào?

Câu tục ngữ trên đã xuất phát từ xưa đến nay nó có ý nghĩa phê phán và cũng là bài học nhắc nhở rất nhiều người nên sống đúng đắn để từ đó không phải hối hận vì những quãng thời gian mà mình đã làm nó không chỉ góp phần làm cho xã hội này văn minh và tốt đẹp hơn, trong mỗi chúng ta mỗi người đều biết sống và tạo nên giá trị cho chính cuộc sống của mình, tình trạng anh em khinh trước làng nước khinh sau đã phản ánh được cách sống không tốt của anh em trong một gia đình, họ không coi trọng nhau đối xử với nhau như những người xa lạ khinh bỉ, khinh đó là thái độ miệt thị khinh bỉ giữa con người với nhau, anh em lại là những người có chung dòng máu, có mối quan hệ gần gũi nhất, mỗi người nên biết sống đúng đắn và tạo nên những giá trị cho chính bản thân mình bằng việc rút ra những kinh nghiệm sống, trong dân gian họ đã biết làm nên biết bao những giá trị và hoài cổ và rồi đúc kết nên thành những kinh nghiệm sống có giá trị và có ý nghĩa nhất.

Câu tục ngữ trên trong xã hội chúng ta bắt gặp rất nhiều, anh em trong một gia đình có thể tàn sát và tranh cãi với nhau chỉ vì những việc rất nhỏ nhằn họ sẵn sàng có những thái độ suồng sã nhất đối với đối phương, nhưng rồi những điều đó đã trở thành tục ngữ ca dao, nhằm phê phán những con người thiếu suy nghĩ, họ để cho những điều không tốt tác động đến chính cuộc sống của con người, mỗi chúng ta nên biết được điều đó để tránh xa và mình không bao giờ tránh khỏi, hành động đúng và suy nghĩ đúng là những điều có giá trị và có ý nghĩa nhất cho mỗi con người, họ sống với nhau không chỉ vì những tình nghĩa anh em mà họ còn sống với nhau vì mối quan hệ giữa con người với con người. Nếu như tình anh em mà còn không làm tròn được bổn phận và nghĩa vụ thì đối với làng nước họ cũng không làm được chính vì vậy dân ta mới có câu anh em khinh trước làng nước khinh sau.

Những cư chỉ tuy nhỏ nhưng cũng được đánh giá và thể hiện rất chi tiết và thành công điều đó đã đem lại những giá trị cho cuộc sống của chính mình, mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát triển những điều đó một cách hoàn thiện và mang đậm giá trị nhất, mỗi người chúng ta đã và đang làm nên được điều đó và cũng để nó trở thành có giá trị và niềm tin to lớn, mỗi người chúng ta cần phải hiểu và luôn luôn hiểu rõ về những điều đó để có thể vững tin và sống đúng đắn. Cần phải phê phán mạnh mẽ những cách sống sai chuẩn mực xã hội, cần phải loại bỏ những cách sống tiêu cực và thái độ sống thiếu đúng đắn, những con người không biết cư xử đúng với anh em trong gia đình thì đối với ngoài xã hội họ cũng không làm được.

Cần phải hiểu được giá trị to lớn trong cuộc sống này để từ đó sống một cách đúng đắn và có giá trị hơn, hiểu được cách sống, cách làm người, những cách cư xử đúng đắn cũng phải được học tập và tu dưỡng từng ngày để từ đó có được những lối sống đúng và hoàn hảo. Không chỉ riêng đối với anh em chúng ta cũng cần phải có thái độ sống hợp tình hợp lý với mọi người xung quanh, trong gia đình anh em luôn hòa thuận, tình làng nghĩa xóm cũng phải được cư xử một cách có giá trị và nó đem lại niềm tin yêu cho chính cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và biết được những điều đó để từ đó sống có ý nghĩa và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi sống ở ngoài xã hội.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người thường chạy theo những thay đổi mà dường như quên đi những điều tốt nhất cho bản thân là không ngừng phải tu dưỡng đạo đức và lối sống, chỉ vì tiền bạc mà chạy theo danh vọng, bỏ quên đi tình cảm gia đình và những điều cần thiết và đáng quý nhất thì điều đó thật không đáng chút nào và nó còn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người chúng ta nữa, tình cảm gia đình là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng nếu như chúng ta có những nhận thức đúng về nó thì nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa và ngày càng hoàn thiện hơn, cuộc sống của chúng ta do chúng ta lựa chọn và có thể đạt được những vẻ đẹp chân thiện mỹ.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã nêu lên được những sự thực ở đời và là một bài học cho con người ở sau nên có cách sống đúng đắn hơn, khi nó đòi hỏi con người cần có những lối sống đúng đắn và suy nghĩ cho thấu tình đạt lý, ở mỗi người đều có những phẩm chất riêng và nó góp phần mạnh mẽ vào những thành công của xã hội, một xã hội sẽ ngày càng văn minh và phát triển nó một cách mạnh mẽ và hoàn hảo hơn, chúng ta cần coi câu này là bài học răn đe và cần phê phán mạnh mẽ lối sống này để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, điều đó mới thực sự trở nên có ý nghĩa và mang được nhiều giá trị và hạnh phúc nhất của mỗi người, chúng ta nên biết được những điều đó để làm nên được những giá trị sống riêng không chỉ vì những thứ phù phiếm mà đánh mất chính bản thân mình.

Trong xã hội ngày nay chúng ta cũng gặp rất nhiều những con người tốt và họ có cách cư xử đúng đắn và thấu tình đạt lý với anh em và những người xung quanh, đó là những tấm gương mà chúng ta nên học hỏi và ngày càng hiểu hơn về những giá trị đó để có được những lối sống đúng cách cư xử hợp tình hợp lý và trang trọng dành cho mỗi con người, ở đây chúng ta không chỉ thấy được những cách sống văn minh mà vẫn rất hiện đại dù ở trong xã hội nào thì những cách cư xử đó vẫn không hề bị mất đi mà nó vẫn còn vang vọng và mang nhiều ý nghĩa to lớn, mỗi người chúng ta đều có cách cư xử của riêng mình, nhưng nó đều phải được xây dựng trên những tình cảm của con người với con người trên những tình cảm chung của xã hội có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự hạnh phúc và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh những con người biết cư xử đúng đắn thì đúng như câu tục ngữ đã nói, đối với anh em còn không cư xử được đúng thì làng nước cũng chỉ là đối tượng tiếp theo bị đối xử như vậy, đó quả thật là những điều rất đáng buồn trong xã hội này, chúng ta cần phải loại bỏ nó nhanh chóng và phát triển được bản thân mạnh mẽ và có hiệu quả to lớn hơn. Loại bỏ những thói xấu để từ đó bản thân được vun đắp và hoàn thiện nhờ những điều tuyệt vời nhất dành cho con người.

Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và răn đe con người nên thức tỉnh và cũng phê phán những con người có cách sống chưa đúng đắn.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 2

rong dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu tục ngữ nói về khen chê, khinh trọng. Mỗi câu tục ngữ là một bài học sâu sắc có tác dụng giáo dục đối với bất cứ ai, nhất là lớp người trẻ tuổi trong xã hội.

Câu tục ngữ sau đây, nhiều người vẫn nhớ, vẫn nhắc:

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Khinh là sự đánh giá và chê bai, coi thường. Chữ khinh thường gắn liền với các từ ngữ: khinh thường, khinh bỉ, coi khinh…

Một kẻ nào đó, nhân cách lèm nhèm, có việc làm xấu xa, thối nát… sẽ bị mọi người coi khinh và xa lánh.

Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng suy đôn; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tĩu… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và khi đã bị “anh em khinh trước” thì con người ấy không còn chỗ đứng trong xóm dưới làng trên, trong làng ngoài xã nữa. Khi đã bị “làng nước khinh sau”thì con người ấy còn dám vác mặt đi đâu nữa. Chỉ còn cúi gằm mặt mà đi. Mọi quan hệ hàng xóm láng giềng chẳng còn gì nữa. Mọi người đều “sợ” và xa lánh. Kẻ bị làng nước coi khinh sẽ sống trong cô độc, tủi nhục, làm hại đến danh dự chồng con, vợ con; làm nhục ông bà, cha mẹ, anh em.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, câu tục ngữ nghĩ có tám chữ, điệp lại hai lần chữ “khinh” đã nói lên một cách cô đúc sức mạnh của gia phong, của lệ làng.

Câu tục ngữ nêu bật sức mạnh tính giáo dục đạo đức của gia đình và làng xã; chỉ cần nghe ông bà, cha mẹ nhắc lại một lần là con cháu nhớ mãi. Nhờ đó mà nếp nhà được giữ gìn, gia phong được đề cao, thuần phong mỹ tục được phát triển.

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nêu bật sự khinh trọng, khen chê của cộng đồng đối với một con người nào, nhất là đối với những kẻ sa sút, sa đọa, tha hóa. “Bia miệng” thế gian thật đáng sợ.

-Hôm kia kẻ đón người đưa.

Bây trừ đi sớm về trưa một mình.

– Ngày xưa võng lọng nghênh ngang,

Bây giờ cúi mặt mo nang che đầu.

Xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình văn hóa, thiết nghĩ câu tục ngữ “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” có tác dụng gấp nhiều lần những bài luận thuyết dài dòng.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 3

Dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, bao thế hệ đi qua, bao trang sử hào hùng được nối tiếp. Cha ông ta không chỉ đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc mà còn đấu tranh để giữ gìn tinh hoa văn hóa, truyền thống cao đẹp của dân tộc. Người nối tiếp người, thế hệ này qua thế hệ khác, họ răn dạy cho nhau truyền thống cao đẹp về đạo đức, lối sống về cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Thật vậy truyền lại cho chúng ta ngày hôm nay có câu tục ngữ: “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”.

“Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”là một câu tục ngữ thấm nhuần tư tưởng làm người của cha ông ta. Mỗi con người, mỗi cá nhân được sinh ra đều mang trên mình những sứ mệnh cao cả, đều cần có những mối quan hệ gắn kết và cùng nhau phát triển. Thật vậy tại sao lại là “anh em khinh trước”mà không phải là “làng nước khinh trước”. Như mỗi chúng ta đã biết mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có êm ấm, phát triển thì xã hội mới ổn định được. Thế nhưng trong một cộng đồng, trong một tập thể lại có những gia đình không hòa hợp, tệ nạn, bạo lực và các thói hư tật xấu khác diễn ra khiến cho gia đình ấy tan vỡ thì những người đầu tiên bị ảnh hưởng đó là những thành viên trong gia đình. Vì một vài xích mích nhỏ hay sự bất đồng quan điểm mà vợ chồng cãi vã, thay vì nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì họ lại bất đồng đến cùng. Chồng đánh vợ, chán cảnh vợ con nên sa vào tệ nạn. Thân làm bố, là trụ cột gia đình vậy mà lại rơi vào cảnh cờ bạc, rượu chè nghiện ngập và trở thành gánh nặng cho gia đình, những người như thế chắc chắn sẽ bị lên án. Đầu tiên là gia đình họ, sau đó là họ hàng, những người anh em, những người cha, người mẹ đã từng hết lòng tin và thương yêu họ, những người luôn sẵn sàng cứu giúp và hỗ trợ họ những lúc gặp khó khăn nhất thế nhưng đổi lại họ đã làm được gì. Hết lần này đến lần khác lừa dối mọi người, vì ham mê cờ bạc, vì nghiện rượu bia đã đi vào máu. Dần dần sẽ không còn một ai dám tin tưởng những con người ấy, sự sa đọa đã hết thuốc chữa, lòng tin của gia đình, họ hàng dành chọ họ đã tụt dốc không phanh, vậy là việc lợi dụng lòng tin của người khác đối với mình để thỏa mãn sự ích kỷ cá nhân đã trở thành con dao sắc hai lưỡi, một lưỡi cắt đứt sợi dây liên kết của họ với mọi người xung quanh, một lưỡi đục khoét nhân cách khiến họ trở thành những con quỷ mục ruỗng rơi vào bi kịch bị chính gia đình, người thân của mình ruồng bỏ.

Cảm xúc của con người trên đời này khó hiểu lắm, đôi khi chỉ vì vài bất đồng nho nhỏ, vài việc làm không vừa ý nhau thế thôi nhưng rồi lại đâm ra ghét nhau, thế nhưng chỉ cần vài câu nói, vài hành động bày tỏ thiện ý của mình thì những ác cảm, những cảm xúc không tốt ấy lại được thay bằng sự mến mộ, quý mến. Thế nhưng khi con người ta tỏ ra “khinh”nhau thì chẳng bao giờ có thể làm bạn được với nhau. Khinh là từ viết ngắn gọn của khinh bỉ, khinh thường, đó là những từ chỉ sự coi thường, không tôn trọng người khác. Từ khinh mang tính chất nặng nề hơn rất nhiều so với từ “ghét”. Nếu bạn khinh một ai đó có nghĩa là mọi hành động hay cố gắng của người ta chắc chắn sẽ không được công nhận, mặc cho người ấy làm tốt nhưng bản thân bạn sẽ tìm đủ mọi lý do để phủ nhận nó, không công nhận việc làm của người đó. “Khinh”cũng đồng nghĩa với việc mọi chuyện liên quan đến đối tượng đó đều là xấu xa và đáng khinh bỉ. Tâm trạng của bạn có thể đang rất tốt thế nhưng khi nhắc đến đối tượng mà bạn khinh vỉ thì lập tức tâm trạng bạn trở nên xấu, đó là sự tức giận, sự miệt thị hay thậm chí là sự phẫn nộ thể hiện từ trong suy nghĩ lẫn lời nói của bạn. Nhưng không phải tự nhiên mà một người có cái nhìn ác cảm để rồi có thái độ khinh bỉ với người khác. Trong cuộc sống thường ngày chắc hẳn các đối tượng ấy phải xấu xa và làm rất nhiều việc sai trái, bất chấp sự can ngăn hay khuyên nhủ của người khác nhưng họ vẫn làm. Họ lừa gạt, cướp giật, nghiện ngập, khiến những người xung quanh bị tổn thương. Những kẻ như thế trở thành con quỷ thối nát nhân cách bị chính gia đình của mình ruồng bỏ. Gia đình là những người gần gũi, yêu thương chân thành nhất thế nhưng họ cũng không thể nào chấp nhận được con người kia, vậy thì tại sao xã hội lại phải tôn trọng thứ cặn bã đến như thế. Vậy là “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”cũng là như thế.

Khi người ta đã đánh mất sự tín nhiệm, tôn trọng của những người xung quanh mình thì tuyệt nhiên cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bị mọi người cô lập, khinh rẻ, không nhận được sự giúp đỡ của người khác, tin đồn đâu phải là những thứ ngày một ngày hai có thể dập tắt. Tin đồn ấy sẽ ngày càng lan xa, có thể bạn chưa gặp người ấy nhưng bạn lại nghe được những điều xấu xa về người ấy thì chắc hẳn thiện cảm của bạn về người ấy phải có vài phần thay đổi. Chắc chắn họ đã làm nên chuyện gì đó kinh khủng lắm mọi người mới ác ý đến vậy, người hiền lành, tốt bụng thì làm sao mà bị mang tiếng xấu như vậy được. Vậy là người này người kia truyền tai nhau, ai nấy đều cố gắng tránh xa kẻ bị ruồng bỏ kia, họ không muốn liên quan đến hắn và đương nhiên cũng không muốn người thân của mình có dính líu gì đến hắn. Như vậy thì chắc chắn kẻ bị xã hội khinh bỉ kia sẽ buộc phải chấp nhận một cái kết đắng.

Vậy điều quan trọng bây giờ là làm sao để sống tốt, làm sao để nhận được sự tôn trọng của mọi người? Câu trả lời đơn giản chỉ là nó nằm trong suy nghĩ của bạn, Suy nghĩ như nào thì sẽ hành động như thế, vậy nên phải điều chỉnh ngay từ trong suy nghĩ, đừng dại dột chỉ vì vài phút ích kỷ mù quáng mà tự tay bọt ngạt cuộc đời tương lai sự nghiệp của mình. Thêm vào đó sống phải hòa đồng, giúp đỡ người khác. Sống đâu chỉ cho riêng mình, cuộc sống mà luôn sợ hơn sợ thiệt sẽ mệt mỏi biết mấy, nếu giúp đỡ ai đó hãy làm hết sức có thể, đừng hời hợt sợ người khác hơn mình vì như thế sự giúp đỡ của mình sẽ trở nên giả tạo, công sức của mình sẽ bị người khác phủ nhận. Cho đi sự giả dối sẽ nhận về giả dối, sống thật lòng sẽ nhận được sự đền đáp. Đó là quy luật của cuộc sống này, vậy nên hãy sống thật tốt để nhận được sự tin tưởng của mọi người.

Cuộc sống luôn bận rộn và mang theo nhiều mệt mỏi, nhưng nếu con người ta biết giúp đỡ nhau thì cuộc sống sẽ đẹp hơn biết mấy. Sống trên đời quan trọng nhất là chữ tín, đừng vùi dập đi cái quan trọng nhất đời mình rồi đến lúc nhận ra thì quá muộn. Xây dựng hạnh phúc từ trong chính gia đình của mình rồi mới nghĩ đến chuyện của xã hội. “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau”câu tục ngữ vẫn đúng đắn sau ngần ấy năm, nó là bài học đã được cha ông ta đúc kết lại và mang giá trị giáo dục, cảnh tỉnh con người sâu sắc.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 4

Có một nhà tư tưởng nói: “Một dân tộc không biết xấu hổ về mình thì chẳng thể khiến mọi người tôn trọng”. Từ lâu đời, theo gốc Hán tự, người Việt vẫn nói, loại người không biết xấu hổ, chỉ là hạng “vô sỉ” – tức không biết sỉ nhục, thì chỉ là hạng “vô lại”- không thành người được, cũng không đáng để gặp lại.

Người Trung Hoa còn lý giải: Tri túc bất nhục/Tri sỉ bất đãi. Nghĩa là: Nếu hiểu biết thì sẽ không bị nhục/ Nếu biết cái xấu hổ sẽ không bị ngược đãi.

Từ cổ chí kim, từ đông chí tây, các dân tộc đều hình thành một lẽ sống khởi đầu đạo đức rằng: Biết thẹn là rường mối đầu tiên của đạo – hạnh. Đơn giản, một thiếu nữ, nếu không biết thẹn về sự hở hang của mình, thì làm gì mong với được đến đức trinh tiết? Một người đàn ông không biết xấu hổ về sự nhút nhát của mình, làm sao có được lòng dũng cảm? Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn vươn lên, cố gắng học hỏi, sao có ngày trở thành thông tuệ?

Người Việt có câu “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Điều đó diễn tả, nếu trong nhà, tức “đơn vị gia đình hạt nhân”, còn chưa xây dựng nổi trật tự sống, quy củ sống, cách ăn, nết ở gương mẫu, trong nhà còn ẩu đả hỗn loạn, không có chữ Nhân, chẳng có chữ Hiếu, cũng không với được chữ Đức, khinh nhau như mẻ, cha không từ, con không hiếu, chữ Hiếu không tòng (chữ Trung – tức những giá trị công lý của quốc gia và nhân loại bị xem thường, không tìm thấy nổi một kẽ hở để rót ánh sáng vào), gia đình ấy bịt bùng trong bóng tối “giá áo túi cơm” của chính mình, không hắt ra khỏi cửa bất kỳ tia sáng phẩm chất, danh dự, sự tốt lành, tri thức, vinh quang nào… làm sao có thể để mọi người tôn trọng được?

“Anh em khinh trước làng nước khinh sau” câu phương ngôn này ắt phải là một lẽ sống không thể nào chối cãi. Giờ đây, dân số nước ta đang tiến dần đến con số một trăm triệu (đứng hàng thứ 15 trên gần 200 nước thế giới), có thể coi như một cường quốc về dân số, nhưng thu nhập bình quân đầu người, nền kinh tế quốc dân, cũng như trình độ văn minh nói chung còn đang ở tốp cuối.

Vậy đây là lúc, có lẽ chẳng sớm sủa gì, khi chúng ta nên cùng nhau nhìn lại những “cái sỉ” của dân tộc, gạt cái xấu, cái bẩn qua một bên, làm cơ thể tự nhiên sạch sẽ và tốt đẹp.

Có một câu hát mà nhiều người thích, nếu không thích thì cũng không thể nào không chấp nhận, đó là: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”.

Viết về quê hương là viết về cùng một lúc chiếc nôi lớn, nôi vừa, nôi bé… nôi nước, nôi thôn, nôi làng, nôi xóm, nôi lọt lòng từ giữa bầu thai của mẹ, đó là một chiếc nôi ken dày đặc tầng tầng lớp lớp nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, vì vậy dường như ai cũng ái ngại, thậm chí lảng tránh nói về nó.

Giống như một đứa con đi xa về quê, chỉ dành cho chú – bác cô – dì họ mạc những nụ cười thân mật, mà rất ngại nói thẳng sợ rằng “sự thật mất lòng”.

Nhưng đó mới chỉ là tình cảm máu mủ ruột rà thông thường, chưa phải là tình cảm của lương tri, mong gia đình, họ mạc, xóm giềng, quê hương, tổ quốc “lau sạch những tì vết” dù cho phải “thuốc đắng dã tật”, để tác thành một tầm vóc lớn của tri thức, danh dự và sự hùng cường.

Người Việt vẫn nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi xét mình, ta đã thiết lập cái “biết sỉ”, đó cũng là tự trọng, và là danh dự. Muốn người khác trọng ta, trước hết ta phải biết “tự khinh”, gột rửa mọi cái “đáng khinh” thành cái “đáng trọng”.

Đó không phải là tự ti, mà là tự trọng. Trái lại, nếu ta tự vênh vênh váo váo nâng mình lên trong tư thế tự tôn, không tự gạn lọc những cái thấp hèn của mình, để nó bày ra trước mắt thiên hạ, thì làm sao tránh nổi con mắt khinh thị của người đời.

Trung Quốc từng coi mình là thiên tử, trung tâm của thiên hạ, vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí. Giàu như Nhật Bản vậy mà họ cũng xét mình qua cuốn sách Người Nhật xấu xí. Nước Mỹ, kinh tế hùng mạnh, khoa học tiên tiến hàng đầu, vậy mà họ cũng can đảm nhận ra nhiều cái xấu của mình trong cuốn Người Mỹ xấu xí. Ngay Paris kia, được mệnh danh là thành phố đẹp nhất thế giới, vậy mà các văn hào của họ, đặc biệt là Victor Hugo đã đua nhau dè bỉu một “vũng bùn hoa lệ” bên dòng sông Seine ô uế, ẩn nấp đầy rẫy tội lỗi ghê tởm ở dưới cống ngầm.

Tất cả các tác giả của các cuốn sách đó, không phải những nhà vệ sinh lẩm cẩm, “bới bèo ra bọ”, chê bai quê hương, mà chính là, họ tìm cách lặn sâu vào sự “biết sỉ” của dân tộc, mong dân tộc trở nên trong lành hơn, mạnh mẽ hơn, và kiêu hãnh hơn.

Tự sỉ là con đường không thoát khỏi để có được lòng Tự trọng. Bởi nếu chúng ta không tự nhìn thấy mình, thì thiên hạ sẽ “chỉ tận tay day tận trán” những cái xấu của ta.

Nghị luận về câu Anh em khinh trước, làng nước khinh sau – Mẫu 5

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta có muôn vàn những đề tài kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết từ biết bao nhiêu ngàn đời nay. Có những câu tục ngữ nói về hiện tượng tự nhiên như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng/ Bay vừa thì râm”. Cũng có những câu tục ngữ nói về những đạo đức và đức tính tốt đẹp của con người và câu tục ngữ sau cũng mang đến cho ta nhiều suy ngẫm và trăn trở về cuộc sống và con người:

“Anh em khinh trước làng nước khinh sau”

Trước hết ta đi giải thích câu nói này, khinh có nghĩa là một thái độ chê bai, khinh thường coi thường đối với những việc làm xấu của một con người. Những con người đó thường là một con người rất tồi tệ xấu xa và đáng bị khinh miệt ghét bỏ. Một người xâu xa không tốt thì trong chính anh em trong gia đình đó sẽ ghét trước sau đó mới là làng nước khinh sau. Tại sao lại thế, khi một người không tốt xâu xa thì họ biểu hiện ngay với chính anh em trong gia đình họ trước. Những việc làm xấu ấy sẽ làm cho anh em họ khinh thường trước. Có thể không nói ra những anh em đã không nể thì sẽ rất khinh. Sau đó dân làng biết thì mới khinh sau.

Câu nói mang đến một sự trăn trở lớn. Bởi người xưa có câu “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau”, nếu như câu trên thì anh em có tốt hay xấu thì cũng phải bao bọc lấy nhau sao lại khinh nhau trước làng nước. Ý muốn nói ở đây là anh em dẫu thân nhưng làm không tốt xấu xa thì khiến cho chính anh em trong gia đình phải là người khinh trước, hay có nghĩa chê bai thẳng thắn để giúp người trong gia đình mình tìm ra được cái sai của mình để kịp thời sửa chữa. Còn nếu khi đã không còn thể sửa chữa được nữa thì dân làng mới biết mới cười mới khinh và ghét. Thử ngẫm mà xem khi chúng ta làm một việc rất sai lầm đó là ăn cắp chẳng hạn, gia đình biết sẽ chê bai và khuyên răn ta nhưng nếu ta không chịu nghe lời mà vẫn cứ tiếp tục thì không những dân làng khinh thường chê bai ta mà còn cười vào chính mặt bố mẹ mình là không biết dạy con. Trong gia đình. con cháu bất hiếu, vợ chồng bất hòa, anh em lục đục, sẽ bị mọi người trong nhà, trong gia tộc “khinh trước”. Một kẻ mà đã bị “anh em khinh trước” là kẻ vô cùng tệ hại; từ cử chỉ thái độ đến hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, hành động, việc làm điều xấu xa, đồi bại, phương hại đến đạo lí, nếp nhà, đến gia phong. Những kẻ cờ bạc rượu chè, nhác làm siêng ăn, tham lam, tục tĩu… sẻ bị “anh em khinh trước”.

Và những con người như thế nếu như đã bi anh em khinh rồi thì sẽ không còn chỗ đứng trong làng nước được nữa. Họ sẽ không còn dám vác mặt đi đâu nữa, không ai còn dám bắt chuyện hay gần gũi người đó. Bởi vốn dĩ đến anh em trong nhà còn khinh nữa đến là dân làng.

Cái việc làm không tốt để trở nên sự khinh bỉ của anh em, người thân và bạn bè trong làng với người đó sẽ khiến cho cuộc đời của người đó trở nên chỉ có một mình. Nó sẽ cô độc biết bao khi không có ai chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống và nó cũng sẽ đau buồn biết bao khi không còn ai dám gần gũi với mình. Không những thế còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này khi mà tiếng tăm đó, sự khinh miệt đó đã được định từ trước và bởi vì nó quá lớn nên không thể xóa đi được nữa trừ khi anh có một sự thay đổi cực kì lớn nếu không thì vẫn cứ bị khinh miệt như thế mà thôi.

Qua đây ta thấy hiện lên một quy luật về sự khinh ghét của một người trong gia đình. Đồng thời đó còn là một thủ tục , lệ làng của làng xóm ta. Tiếng lành đồn xa tiếng xấu đồn xa, khi mà tiếng tăm xấu xa được gắn mác lên trên danh tiếng của mình thì bạn sẽ bị tẩy chay đến khi nào bạn thật sự thay đổi thì mới có thể chấp nhận.

Rate this post