Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về bán đấu giá tài sản - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về bán đấu giá tài sản

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ

Về bán đấu giá tài sản

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về bán đấu giá tài sản.

Bạn đang xem: Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về bán đấu giá tài sản

CHÍNH PHỦ

———————-

Số: 17/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
Về bán đấu giá tài sản
—————

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản.

2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài sản sau đây:

a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;

b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;

d) Tài sản Nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

đ) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quy định tại Điều 14 Nghị định này để bán tài sản thuộc sở hữu của mình thì áp dụng nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này.

4. Việc bán tài sản Nhà nước ở nước ngoài, tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân không áp dụng các quy định của Nghị định này mà tuân theo quy định của pháp luật có liên quan đối với loại tài sản đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.

2. Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định này.

3. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm.

4. Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

5. Bước giá là mức chênh lệch của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá do tổ chức bán đấu giá tài sản quy định phù hợp với từng cuộc bán đấu giá.

6. Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.

7. Người tham gia đấu giá tài sản là cá nhân, đại diện tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc bán đấu giá tài sản

1. Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

2. Mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định này và Luật, Pháp lệnh có quy định khác.

Điều 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá

1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá.

2. Trong trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá thì việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc huỷ bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản bán đấu giá.

Tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post