Nghị định số 14/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị định số 14/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

pgdsathay
pgdsathay 17/10/2022

Nghị định số 14/2010/NĐ-CP

Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

Nghị định số 14/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương.

Bạn đang xem: Nghị định số 14/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

CHÍNH PHỦ

———————-

Số: 14/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn
các Bộ, ngành và địa phương
_________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương; cơ chế phối hợp vận hành trong ứng phó các tình huống thiên tai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ và các vùng biển, đảo của Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Thiên tai quy định trong nghị định này bao gồm: mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, giông, lốc, sét, sạt lở do mưa lũ, nước dâng, động đất, sóng thần.

2. Tình huống thiên tai là giai đoạn kể từ khi một hoặc một số thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 3, bắt đầu xuất hiện và có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân và các hoạt động kinh tế, xã hội trên lãnh thổ, các vùng biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi không còn khả năng gây ảnh hưởng đến Việt Nam.

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post