Nghị định số 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị định số 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Nghị định số 131/2008/NĐ-CP

Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư

Nghị định số 131/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

Bạn đang xem: Nghị định số 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư

CHÍNH PHỦ
—————–

Số: 131/2008/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH
Hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư
về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
__________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, việc thành lập, giải thể, quản lý nhà nước đối với tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

2. Nghị định này áp dụng đối với Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư

1. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trong phạm vi toàn quốc để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư; thực hiện chức năng tự quản của luật sư nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của tổ chức mình.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

2. Tuân theo Điều lệ được phê duyệt theo quy định của pháp luật.

3. Kết hợp chức năng tự quản với quản lý nhà nước.

4. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

5. Tự chủ về tài chính.

Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước

1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển đội ngũ luật sư, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

2. Lợi dụng danh nghĩa của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post