Nghị định 56/2017/NĐ-CP - Quy định chi tiết Luật trẻ em Quy định trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị định 56/2017/NĐ-CP – Quy định chi tiết Luật trẻ em Quy định trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Nghị định 56/2017/NĐ-CP – Quy định chi tiết Luật trẻ em

Quy định trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục

Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Khi phát hiện thông tin về hành vi xâm hại tình dục trẻ em các cá nhân, tổ chức phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Bạn đang xem: Nghị định 56/2017/NĐ-CP – Quy định chi tiết Luật trẻ em Quy định trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục

Theo đó, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em bị hiếp dâm;
  • Trẻ em bị cưỡng dâm.
  • Trẻ em bị giao cấu.
  • Trẻ em bị dâm ô.
  • Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:

Nội dung Nghị định 56/2017/NĐ-CP – Quy định chi tiết Luật trẻ em

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 56/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRẺ EM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật t chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một s điều của Luật tr em.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

……

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post