Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - Phòng GD&DT Sa Thầy

Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

pgdsathay
pgdsathay 03/11/2022

Nghị định 132/2015/NĐ-CP

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Bạn đang xem: Nghị định 132/2015/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Những điểm đáng chú ý trong nghị định 132/2015/NĐ-CP

1. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

– Phạt tiền từ 65.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Xây dựng công trình trong phạm vi luồng đường thủy nội địa khi chưa được phép;
  • Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng thủy nội địa gây cản trở giao thông;
  • Sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa.

– Vi phạm quy định về báo hiệu đường thủy nội địa theo Nghị định 132/2015/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt không đủ số lượng báo hiệu đường thủy nội địa theo phương án được duyệt hoặc lắp đặt báo hiệu không đúng quy chuẩn.

– Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 132 năm 2015:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa bến thủy nội địa vào hoạt động mà không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đưa cảng vào khai thác mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoạt động.
  • Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trên mỗi hành khách đối với hành vi của chủ cảng thủy nội địa, bến, chủ khai thác cảng, bến để hành khách xuống phương tiện vượt quá sức chở của phương tiện.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của chủ cảng, bến chủ khai thác cảng, bến xếp hàng hóa xuống mỗi phương tiện thủy nội địa quá vạch dấu mớn nước an toàn.

Mục lục nghị định 132/2015/NĐ-CP

Chương I: Những quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
  • Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả và áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính

Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Mục 1. Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

  • Điều 5. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
  • Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình, trục vớt, thanh thải vật chướng ngại, nạo vét luồng, khai thác khoáng sản, khảo sát, thăm dò, tổ chức diễn tập, tập luyện thể dục, thi đấu, biểu diễn thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa
  • Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý đường thủy nội địa
  • Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản
  • Điều 9. Vi phạm quy định về báo hiệu đường thủy nội địa
  • Điều 10. Vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại

Mục 2. Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện

  • Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
  • Điều 12. Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
  • Điều 13. Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện
  • Điều 14. Vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện
  • Điều 15. Vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện

Mục 3. Vi phạm quy định về điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện

  • Điều 16. Vi phạm quy định về bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện
  • Điều 17. Vi phạm quy định đối với chủ phương tiện, người thuê phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện
  • Điều 18. Vi phạm quy định về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
  • Điều 19. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa
  • Điều 20. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát

Mục 4. Vi phạm quy tắc giao thông và quy định về tín hiệu của phương tiện

  • Điều 21. Vi phạm quy tắc giao thông
  • Điều 22. Vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện

Mục 5. Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa

  • Điều 23. Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa
  • Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
  • Điều 25. Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện
  • Điều 26. Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
  • Điều 27. Vi phạm quy định của hành khách
  • Điều 28. Vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
  • Điều 29. Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
  • Điều 30. Vi phạm quy định về vận tải động vật sống, hàng hóa siêu trường, siêu trọng
  • Điều 31. Vi phạm quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải
  • Điều 32. Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa

Chương III: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

  • Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
  • Điều 34. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
  • Điều 35. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
  • Điều 36. Thẩm quyền của Thanh tra giao thông
  • Điều 37. Thẩm quyền của Cơ quan được giao thực hiện hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
  • Điều 38. Thẩm quyền của Cảng vụ Đường thủy nội địa
  • Điều 39. Thẩm quyền của Cảng vụ Hàng hải
  • Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
  • Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
  • Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
  • Điều 43. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
  • Điều 44. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn

Chương IV: Điều khoản thi hành

  • Điều 45. Hiệu lực thi hành
  • Điều 46. Điều khoản chuyển tiếp
  • Điều 47. Tổ chức thực hiện

Nghị định 132 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post