Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha (2 mẫu) - Phòng GD&DT Sa Thầy

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha (2 mẫu)

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha (2 mẫu).

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu bài Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha, là tài liệu vô cùng hữu ích.

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha
Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha

Dưới đây là 2 mẫu dành cho học sinh lớp 3 củng cố kỹ năng kể chuyện, cũng như tích lũy vốn từ để viết văn ngày càng hay hơn.

Bạn đang xem: Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha (2 mẫu)

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha – Mẫu 1

Ngày xưa, có một ông nông dân người Chăm siêng năng làm lụng. Đến khi về già thì ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng của mình.

Một hôm, ông gọi anh ta lại và bảo:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt có thể nhìn thấy con tự kiếm được bát cơm. Con hãy đi làm rồi mang tiền về đây.

Bà mẹ thương con, cho anh ta một túi tiền. Anh ta cầm tiền đi chơi mấy hôm, còn lại một ít tiền thì đem về đưa cho cha. Ông lão vứt số tiền đó xuống ao. Nhưng anh chàng vẫn thản nhiên. Ông bảo với anh con trai:

– Đây không phải số tiền do con làm ra!

Người con lại ra đi, nhưng lần này bà mẹ chỉ cho ít tiền để đi đường. Đến khi hết tiền, anh ta tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Nếu anh xay được một thúng thóc được trả công hai bát gạo. Anh chỉ dám ăn có một bát. Sau ba tháng, anh để dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

Hôm đó, ông lão đang ngồi sửa lửa thì thấy con đem tiền về. Ông ném luôn số tiền con trai vừa đưa cho mình. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão mỉm cười:

– Bây giờ cha đã tin số tiền đó do con làm ra. Chỉ có lao động mới biết trân trọng.

Rồi ông lão đào hũ bạc lên, bảo con:

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là nhờ đôi bàn tay của con.

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha – Mẫu 2

Ngày xưa có ông lão nông dân người Chăm siêng năng. Đến khi về già ông để dành được một hũ bạc. Tuy nhiên người con trai của ông lại rất lười biếng.

Một hôm, ông gọi con lại rồi bảo:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt có thể thấy con tự kiếm được bát cơm. Con hãy đi làm rồi mang tiền về đây.

Người con ra đi được mẹ cho một túi tiền. Anh ta lấy tiền đi chơi vài ngày rồi trở về. Anh đưa số tiền còn lại cho người cha. Ông ném tiền xuống ao, nhưng người con trai vẫn thản nhiên. Thấy vậy, ông lão nói với anh:

– Số tiền này không phải do con là ra.

Người con lại ra đi. Nhưng lần này, bà mẹ chỉ dám cho con một ít tiền đi đường. Sau khi tiêu hết số tiền, anh xin xay thóc thuê ở một làng nọ. Suốt ba tháng, anh dành dụm được chín mươi bát gạo rồi bán lấy tiền. Người con trở về nhà thấy cha đang ngồi sửa trước đống lửa. Anh đưa tiền cho cha. Ông lão ném những đồng tiền người con làm ra vào lửa. Anh ta vội thọc tay vào để lấy ra. Ông cảm động nói với con:

– Bây giờ cha đã tin số tiền do chính con làm ra.

Ông đào hũ bạc lên đưa cho con, rồi nói:

– Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha (2 mẫu)

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ giới thiệu bài Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha, là tài liệu vô cùng hữu ích.

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha
Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha

Dưới đây là 2 mẫu dành cho học sinh lớp 3 củng cố kỹ năng kể chuyện, cũng như tích lũy vốn từ để viết văn ngày càng hay hơn.

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha – Mẫu 1

Ngày xưa, có một ông nông dân người Chăm siêng năng làm lụng. Đến khi về già thì ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng của mình.

Một hôm, ông gọi anh ta lại và bảo:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt có thể nhìn thấy con tự kiếm được bát cơm. Con hãy đi làm rồi mang tiền về đây.

Bà mẹ thương con, cho anh ta một túi tiền. Anh ta cầm tiền đi chơi mấy hôm, còn lại một ít tiền thì đem về đưa cho cha. Ông lão vứt số tiền đó xuống ao. Nhưng anh chàng vẫn thản nhiên. Ông bảo với anh con trai:

– Đây không phải số tiền do con làm ra!

Người con lại ra đi, nhưng lần này bà mẹ chỉ cho ít tiền để đi đường. Đến khi hết tiền, anh ta tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Nếu anh xay được một thúng thóc được trả công hai bát gạo. Anh chỉ dám ăn có một bát. Sau ba tháng, anh để dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

Hôm đó, ông lão đang ngồi sửa lửa thì thấy con đem tiền về. Ông ném luôn số tiền con trai vừa đưa cho mình. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão mỉm cười:

– Bây giờ cha đã tin số tiền đó do con làm ra. Chỉ có lao động mới biết trân trọng.

Rồi ông lão đào hũ bạc lên, bảo con:

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là nhờ đôi bàn tay của con.

Kể lại câu chuyện Hũ bạc của người cha – Mẫu 2

Ngày xưa có ông lão nông dân người Chăm siêng năng. Đến khi về già ông để dành được một hũ bạc. Tuy nhiên người con trai của ông lại rất lười biếng.

Một hôm, ông gọi con lại rồi bảo:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt có thể thấy con tự kiếm được bát cơm. Con hãy đi làm rồi mang tiền về đây.

Người con ra đi được mẹ cho một túi tiền. Anh ta lấy tiền đi chơi vài ngày rồi trở về. Anh đưa số tiền còn lại cho người cha. Ông ném tiền xuống ao, nhưng người con trai vẫn thản nhiên. Thấy vậy, ông lão nói với anh:

– Số tiền này không phải do con là ra.

Người con lại ra đi. Nhưng lần này, bà mẹ chỉ dám cho con một ít tiền đi đường. Sau khi tiêu hết số tiền, anh xin xay thóc thuê ở một làng nọ. Suốt ba tháng, anh dành dụm được chín mươi bát gạo rồi bán lấy tiền. Người con trở về nhà thấy cha đang ngồi sửa trước đống lửa. Anh đưa tiền cho cha. Ông lão ném những đồng tiền người con làm ra vào lửa. Anh ta vội thọc tay vào để lấy ra. Ông cảm động nói với con:

– Bây giờ cha đã tin số tiền do chính con làm ra.

Ông đào hũ bạc lên đưa cho con, rồi nói:

– Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

Rate this post