Kế hoạch 77/KH-UBND Chương trình 80/CTr-UBND về "Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015" năm 2013 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Kế hoạch 77/KH-UBND Chương trình 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015” năm 2013

pgdsathay
pgdsathay 18/11/2022

Kế hoạch 77/KH-UBND

Chương trình 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015” năm 2013

Kế hoạch 77/KH-UBND về triển khai Chương trình 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015” năm 2013 do thành phố Hà Nội ban hành.

Bạn đang xem: Kế hoạch 77/KH-UBND Chương trình 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015” năm 2013

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 77/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2013

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 80/CTR-UBND VỀ “PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÌNH ĐỘ, CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2011-2015” NĂM 2013

I. Mục đích, yêu cầu

– Thực hiện Chương trình số 80/CTr-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về ‘Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015″;

– Đẩy mạnh tăng trưởng các ngành, lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao nhằm đạt mức tăng trưởng GDP bình quân của Thành phố giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm, trong đó dịch vụ đạt 12,2 – 13,5%/năm.

– Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, Ban, Ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện.

II. Nội dung

1. Lĩnh vực du lịch:

– Đạt chỉ tiêu tổng số lượng khách du lịch: 15,5 triệu lượt khách, trong đó:

+ Khách quốc tế: 2,25 triệu lượt khách

+ Khách nội địa: 13,25 triệu lượt khách

– Xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án, chương trình nhằm phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố.

– Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý du lịch.

– Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước, quốc tế và hoạt động thông tin du lịch.

2. Lĩnh vực thương mại:

– Triển khai nội dung các quy hoạch về phát triển thương mại, phát triển hạ tầng thương mại đã được phê duyệt; thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình xây dụng cơ sở hạ tầng ngành thương mại giai đoạn 2012 – 2015, có tính đến 2020.

– Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố: Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 28/01/2013 thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố năm 2013; công tác cải cách hành chính; tập trung khai thác các thị trường truyền thống, thị trường có Hiệp định mậu dịch tự do, thị trường mới; nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại; triển khai các chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu.

– Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; từng bước hoàn thiện các dự án hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu.

– Triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuộc ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp sáng tạo, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, ưu tiên một số sản phẩm và dịch vụ có lợi thế, tiềm năng của Thủ đô

– Tham gia các chương trình liên kết tỉnh, thành phố, các hội chợ trong nước nhằm quảng bá sàn phẩm, thương hiệu của Hà Nội và liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu.

– Triển khai chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

3. Lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin:

– Hoàn thành và tổ chức triển khai các Quy hoạch, Chương trình, Dự án, Đề án, Giải pháp về phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố.

– Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xây dựng các chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin.

– Phát triển các dịch vụ Bưu chính; Rà soát, cải tiến mô hình hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã.

– Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung của chương trình hỗ trợ phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

– Xây dụng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin và Viễn thông trên địa bàn Thành phố. Triển khai các Hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu và các phần mềm dùng chung của Thành phố tích hợp với Trung tâm dữ liệu nhà nước Thành phố gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công tiến tới xây dựng chính quyền điện tử của thành phố Hà Nội vào năm 2015.

4. Lĩnh vực khoa học – công nghệ:

– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò của hoạt động Khoa học và Công nghệ trong việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

– Đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ Khoa học và công nghệ.

– Tiếp tục tạo lập và phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ Thủ đô.

– Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ Thủ đô.

– Tăng cường các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

5. Lĩnh vực y tế:

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh; nâng cao năng lực, trình độ, y đức của đội ngũ cán bộ y tế; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển y tế.

6. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

– Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính – ngân hàng; theo dõi, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

– Tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, công khai.

– Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các Tổ chức tín dụng.

– Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cơ hội bình đẳng phát triển đối với mọi thành phần kinh tế.

– Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ ngân hàng trình độ, chất lượng cao.

– Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành tài chính – ngân hàng, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác tin học.

– Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động và cơ chế, chính sách, sản phẩm của ngân hàng.

7. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

– Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục trình độ, chất lượng cao.

– Chỉ đạo tổ chức triển khai kiểm định trường dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao theo bộ tiêu chí và quy trình được phê duyệt.

– Tăng cường và đổi mới các điều kiện nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

– Đổi mới cơ chế chính sách và công tác quản lý giáo dục.

– Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực đầu tư cho mô hình trường chất lượng cao.

– Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và triển khai các đề án trường chất lượng cao; Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án.

8. Lĩnh vực vận tải công cộng:

– Tiếp tục triển khai xây dựng, cải tạo mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố.

– Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ: quản lý và phát triển mạng lưới; quản lý hạ tầng; quản lý vé; kiểm tra giám sát; thông tin tuyên truyền; triển khai các dự án được giao.

– Áp dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hạ tầng giao thông.

(Các nội dung cụ thể Kế hoạch triển khai Chương trình số 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2011-2015” năm 2013 được chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

III. Tổ chức thực hiện:

1. Các sở, ngành:

Trên cơ sở nhiệm vụ Kế hoạch triển khai Chương trình số 80/CTr-UBND về “Phát triển các ngành dịch vụ trình độ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015” năm 2013 (Phụ lục đính kèm), yêu cầu các sở, ngành bố trí kinh phí, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, xây dựng kế hoạch năm 2014, gửi về Sở Công Thương trước ngày 20/11/2013 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Công thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, báo cáo UBND Thành phố; đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt Chương trình.

UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển khai nếu có các khó khăn vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có kiến nghị, đề xuất giải pháp, gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Sửu

PHỤ LỤC:

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SỐ 80/CTr-UBND VỀ “PHÁT TRIỀN CÁC NGÀNH DỊCH VỤTRÌNH ĐỘ, CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2011-2015” NĂM 2013
(Kèm theo Kế hoạch số: 77/KH-UBND ngày 07/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối họp

1

Lĩnh vực du lịch

1.1

Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác 2013 lĩnh vực du lịch và Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nội. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch giai đoạn 2013 – 2015 để công bố rộng rãi, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

1.2

Xây dựng Quy hoạch phát triển khu du lịch núi Ba Vì – hồ Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

1.3

Xây dựng Đề án phát triển du lịch Hà Nội đến 2020, Đề án phát huy giá trị “Không gian lễ hội Gióng” phục vụ phát triển du lịch bền vững tại hai huyện Gia Lâm và Sóc Sơn

1.4

Thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng khu vực Ba Vì, xây dựng Đề án nâng cấp điểm đến, khai thác phát triển du lịch tai một số điểm di sản văn hoá trên địa bàn Hà Nội; xây dựng Đề án khai thác nghệ thuật biểu diễn truyền thống phục vụ khách du lịch.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

1.5

Công tác quản lý du lịch:

+ Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm định, thẩm định lại hạng cơ sở lưu trú du lịch; cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; cấp phép văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam; thẩm định và xác nhận xe ô tô đủ điều kiện vận chuyển khách du lịch.

+ Tổ chức khảo sát và hội nghị về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại một số quận huyện: Long Biên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Tây Hồ.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 – 2013.

+ Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ giám đốc các khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Tổ chức lớp bồi dường kiến thức định kỳ dành cho hướng dẫn viên và phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiêp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên tại điểm.

1.6

Hoạt động thông tin du lịch:

+ Sửa chữa, nâng cấp các biển quảng bá du lịch tấm lớn tuyên truyền về Năm du lịch Quốc gia 2013 tại vị trí của ngõ vào Thủ đô tiếp giáp với các tỉnh trên các tuyến quốc lộ.

+ Tiếp tục duy trì Bản tin Du lịch Hà Nội 04 kỳ/năm va làm mới 02 quầy thông tin du lịch trên địa bàn quận Ba Đình.

+ Tiến hành quảng bá du lịch Hà Nội trên một số kênh truyền hình tại Nga; Tuyên truyền quảng bá trên tạp chí du lịch trực tuyến Travel Man in Asia 2013.

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

1.7

Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước:

+ Tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2013, sự kiện nằm ưong chương trình Năm du lịch quốc gia “Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013”.

+ Tổ chức Liên hoan Du lịch làng nghề Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013, dự kiến vào tháng 10/2013.

+ Tham gia các hoạt động Năm du lịch Quốc Gia các tỉnh đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 như: Lễ Khai mạc, bế mạc Năm Du lịch quốc gia; Hội chợ Du lịch Hải Phòng 2013; Lễ hội Hoa Phượng Đỏ -Hải Phòng 2013; tham gia liên hoan ẩm thực đồng bằng sông Hồng 2013; tham gia cuộc thi Lễ tân khách sạn giỏi toàn quốc năm 2013… một số sự kiện, cuộc thi do Bộ VHTTDL và các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức.

+ Tham gia Lễ hội Du lịch biển Hạ Long 2013; Tuần Văn hóa Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013; Hội chợ Du lịch Ninh Bình năm 2013; Tham gia Hội chợ triển lãm Du lịch Huế năm 2013; Hội chợ triển lãm Du lịch Đồng Bằng sông Cửu Long; Tham gia Tuần lễ văn hóa – du lịch Hà Giang tại Hà Nội; Hội chợ du lịch Thái Nguyên năm 2013; Hội chợ du lịch Quốc tế ITE TP HCM năm 2013.

+ Khảo sát, xây dựng tuyến du lịch liên kết các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; khảo sát và hợp tác phát triển tuyển du lịch Hà Nội – Châu Đốc – Hà Tiên – Kiên Giang – Rạch Giá – cần Thơ; khảo sát và hợp tác phát triển du lịch Hà Nội – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi .

+ Triển khai thực hiện các chương tình mà Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các địa phương.

11.8

Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, tổ chức sự kiện quốc tế:

+ Tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – Hà Nội 2013, dự kiến vào cuối tháng 4/2013: Tổ chức khu gian hàng của Thành phố Hà Nội tại Hội chợ cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống; tổ chức hội thảo “Khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch Thủ đô”; tổ chức đoàn khảo sát du lịch Hà Nội (đoàn FamTrip) cho các hãng du lịch nước ngoài (buyers) và phóng viên báo chí quốc tế.

+ Tổ chức Giới thiệu du lịch Hà Nội (Roadshovv) tại Hàn Quốc (cụ thể tại 3 thành phố Seoul, Busan và Jeju); tổ chức đoàn xúc tiến du lịch tại Canada; tổ chức làm việc và khảo sát du lịch tại Đại Liên – Trung Quốc;

+ Tham gia các hoạt động và tham dự kỳ họp lần thứ XIII – Hội đồng XTDL châu Á (CPTA); tham gia Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á – TBD (TPO).

+ Khảo sát tuyến điểm đu lịch Trùng Khánh – Thành Đô – Tây Tạng kết hợp với hãng hàng không khai thác các đường bay mới khai trương thông qua việc xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng, liên quốc gia nhằm thu hút khách du lịch hai chiều Hà Nội – Việt Nam và Trùng Khánh, Thành Đô – Trung Quốc; Tổ chức phát động thị trường Nhật Bản.

+ Đón một số đoàn khảo sát quốc tế (đoàn PamTrip) gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Phần Lan – Thủy Điển, Pháp vào khảo sát tuyến điểm, thị trường du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận, tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư trên lĩnh vực du lịch.

Sở Vãn hóa-Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ngành; UBND các Quận, Huyện, Thị xã và các Đơn vị có liên quan

Phòng Giáo Dục Sa Thầy file tài liệu để xem thêm chi tiết

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post