Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 06/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa của Bằng Việt gồm dàn ý chi tiết, cùng 9 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hóa thân thành người cháu kể lại Bếp lửa thật cô đọng, súc tích mà vẫn đủ ý quan trọng.

Bếp lửa

Bạn đang xem: Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Ngữ Văn 9

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình bà cháu sâu nặng. Khi viết bài văn này các em cần lưu ý xưng tôi, đặt mình vào vị trí người cháu để kể lại câu chuyện Bếp lửa. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Dàn ý Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

Dàn ý Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

I – Mở bài:

Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)

II – Thân bài:

Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:

Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà… Ví dụ hình thành mạch kể riêng:

* Cách 1:

1 – Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

2 – Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

3 – Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

4 – Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà

* Cách 2:

1 – Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.

2 – Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.

3 – Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.

4 – Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa – Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm – Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.

5 – Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.

III – Kết bài:

Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 1

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 2

Mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng của đất nước Nga mênh mông, rộng lớn, tôi lại nhớ đến quê hương Việt Nam thân thương của tôi. Nhất là vào những ngày tuyết rơi trắng xóa, thời tiết lạnh thấu xương, tôi run rẩy trong chiếc áo dày cộm ngồi bên lò sưởi. Nhưng lúc đó sao tôi lại thấy lò sưởi sao quen thuộc đến thế! Ngọn lửa ấm áp làm tôi nhớ đến cái bếp lửa của bà tôi quá!

Tôi sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, cái thời kì mà đất nước bị chia cắt làm hai, cái thời kì mà đất nước bị giày xéo bởi gót giày của giặc. Gia đình tôi có một truyền thống yêu nước nồng nàn, nên từ khi tôi còn bé, bố mẹ tôi đã luôn rời xa tôi để đi phục vụ Tổ quốc ở nơi chiến khu gian nan, hiểm trở. Vì vậy tôi đã sống với bà từ những ngày thơ ấu. Tôi có những kỉ niệm không bao giờ quên với bà, đặc biệt là hình ảnh bà luôn gắn với cái bếp lửa ấp iu nồng đượm ấy. Bà thức dậy từ sớm tinh mơ để nhóm cái bếp lửa chờn vờn sương sớm, để nhóm lên cái ngọn lửa bởi tình bà cháu ấm áp, nồng đượm. Nghĩ về bếp lửa tôi lại thương bà tha thiết, sự tần tảo, vất vả của bà sao tôi có thể quên.

Còn nhớ lại cái năm tôi vừa mới lên bốn tuổi, năm ấy là năm 1945 – cái năm đói mòn đói mỏi. Tôi đã chứng kiến cái nạn đói len lỏi vào trong từng gia đình, gây nên cái chết thương tâm của hai triệu dân mình, cái chết như để thể hiện cho tội ác của chiến tranh, một thời kì đau khổ của dân tộc Việt Nam ta. Bố tôi thì đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Còn tôi thì vẫn ở với bà, bà nhóm bếp để khói xua tan cái mùi chết chóc. Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay! Cay vì mùi khói! Cay vì một thời kì bi thương, đói khổ, chết chóc của dân tộc ta!

Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm bếp, bà bao bọc, che chở tôi, bà dạy tôi làm, bà chăm tôi học. Tôi lớn lên trong sự dạy dỗ, bảo ban của bà. Nhớ đến mùa hè năm ấy, tu hú kêu trên những cánh đồng xa, tiếng tu hú nghe sao mà tha thiết thế! Tiếng tu hú như khơi dậy những hoài niệm, những nhớ nhung mong nhớ trong tôi. Bà hay kể cho tôi nghe những ngày ở Huế, tôi luôn hào hứng, thích thú những câu chuyện của bà, từng giọng nói ấm áp của bà chạm đến trái tim tôi, cho tôi biết thương cảm, yêu thương người khác hơn. Nghĩ đến đây tôi liền trách thầm những con tu hú sao không ở cùng bà mà lại kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Cuộc sống tưởng như yên bình trôi qua trong mắt đứa trẻ như tôi, nhưng không ngờ năm đó là năm giặc càn quét dữ dội, chúng để lại một kí ức in mãi trong tâm trí tôi. Chúng đốt làng cháy tàn cháy rụi, hình ảnh làng xóm lại trở về lầm lụi, may thay bà tôi sống có nghĩa có tình, được hàng xóm đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh trên đống tro tàn. Lúc đó tôi sợ đến òa khóc, nói với bà rằng:” Cháu muốn viết thư cho bố mẹ để bố về nhà chăm sóc, bảo vệ bà cháu mình “. Thế mà bà vẫn vững lòng, vẫn còn niềm tin vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Bà dặn tôi đinh ninh rằng:” Bố ở chiến khu, vẫn còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”. Rồi sớm rồi chiều bà lại nhóm bếp lửa lên, nhóm lên tình bà thắm thiết, nhóm lên niềm tin dai dẳng của bà vào cuộc sống, vào tương lai của đất nước.

Ngày qua ngày bếp lửa vẫn được nhóm lên, nhóm lên niềm yêu thương ngọt bùi của khoai sắn, nhóm lên hương vị dẻo thơm của nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Ôi thật kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Bếp lửa kì lạ vì nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, dù nắng hay mưa, đói khát hay chiến tranh thì nó vẫn cháy lên. Nó chưa bao giờ tắt vì bất cứ lý do gì.

Bếp lửa thật thiêng liêng và mầu nhiệm, nó gắn liền với hình ảnh người bà đáng kính của tôi, nó cũng là hình ảnh cho hi vọng niềm chiến thắng của dân tộc tôi, cháy lên không bao giờ bị dập tắt, vẫn ấp iu nồng đượm, vẫn ấm áp đầy yêu thương. Giờ tôi đã đi xa, tiếp nhận được tri thức của nhân loại. Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng không đâu bằng ngọn lửa của bà tôi, không niềm vui nào bằng những ngày ở cùng bà, bà ơi!

Nay tôi đang ở nơi đất khách quê người, nơi xa lạ, không người thân thiết làm tôi nhớ Tổ quốc, nhớ bà tha thiết. Ánh lửa lò sưởi bập bùng ngay trước mắt, nhưng không có mùi khói cay của bếp lửa bà tôi. Ôi bà ơi, con nhớ mùi khói cay và hình ảnh bếp lửa gắn bó với bà cháu mình, cháu chỉ muốn nhắc bà rằng : “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 3

Bao nhiêu năm xa quê hương, xa bà, xa miền quê yêu dấu nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những thánh năm tuổi thơ, có bà bên bếp lửa ấm. Dường như cái rét cắt da thịt của mùa đông nước Nga khiến tôi hồi tưởng về ký ức khi ấy.

Năm tôi lên bốn, tức là năm 1945, đất nước đang lâm vào một nạn đói khủng khiếp, khi ấy cuộc sống khó khăn rất nhiều. Bố mẹ tôi phải ra ngoài kiếm tiền, tôi được bà chăm sóc. Tôi còn nhớ khi ấy nhà nhà ai cũng đói, cả người lẫn ngựa đều gầy. Người chết vì đói cũng không ít, thế nên người dân phải đốt rơm để trừ tử khí, đốt nhiều đến nỗi khói hun nhèm mắt, tới giờ vẫn còn cay. Dù vậy tôi cùng bà cũng không bỏ cuộc, chúng tôi ngồi bên ngọn lửa như có một hy vọng, dù không lớn nhưng vẫn sống mãnh liệt.

Bố mẹ tôi đi theo tiếng gọi Tổ Quốc, giao tôi cho bà giữ. Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm lửa, dù có khổ đến mấy, bà vẫn ngày ngày thắp lên ngọn lửa như thấp lên mỗi niềm hy vọng. Tôi ngồi trông những đàn chim tu hú hót tha thiết ngoài cánh đồng, tôi chỉ muốn nói rằng: “Tu hú ơi sao chẳng ở cùng bà?”. Tôi từ nhỏ đã quen cái hơi thân thuộc của bà. Cùng bà dậy sớm để cùng thắp lên “hy vọng” dần dần đã trở thành niềm vui nho nhỏ của tôi.

Tôi vẫn nhớ những câu chuyện khi ấy của bà. Bà thường hay kể những ngày ở Huế cho tôi nghe, dù bà có kể bao nhiêu tôi vẫn không thấy chán. Được áp đầu nằm lên đùi bà, được những ngón tay ấm áp của bà luồn qua khe tóc, nằm nghe những câu chuyện cùng với hơi ấm của bếp lửa và tất nhiên là với bà cũng đủ làm cho tôi hạnh phúc.

Bố mẹ đi xa, bà tôi thay bố mẹ dạy tôi nhiều việc, bà lo cho tôi ăn học, lo cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi, khuyên răn tôi những việc sai. Khi lớn lên tôi mới nhận ra, bà thương tôi, lo cho tôi không có đủ tình thương, bà cố gắng đảm nhiệm là một người bố, người mẹ và là một người thầy để lo cho tôi. Dù khó khăn bà cũng chỉ để tôi thấy một nụ cười hiền hòa. Nhớ đến đây, hai giọt lệ lăn dài trên má tôi…

Bình yên là thế cho đến khi…. Năm đó, giặc đốt làng cháy rụi. Tôi cùng bà đi trốn. Khi mọi việc kết thúc, bà nắm chặt tay tôi đi từng bước run rẩy vào làng, mọi thứ trước mắt tôi thật hoang tàn. Tôi có thể nghe được cả tiếng khóc than của người dân. Chúng tôi về tới ngôi nhà tranh của mình, nó đã bị đổ xuống nhưng may là các bác hàng xóm đã giúp chúng tôi dựng lại được. Đêm ấy, ngồi bên bà, chợt bà bảo tôi: “Mày có viết thư cho bố thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo là chúng ta vẫn bình yên. Đừng để bố bây lo.”

Chính là thế, dù có ra sao bà tôi vẫn gắng gượng. Người phụ nữ ấy là niềm tự hào to lớn của tôi, bà không bao giờ than vãn, hay tỏ ra mệt mỏi, tôi biết bà đang cố gắng giữ cho tôi luôn lạc quan. Dù sớm dù chiều, dù đã qua mấy chục năm, bà vẫn luôn thắp lên bếp lửa ấp iu ấy. Ngọn lửa được bà dành chọn tất cả niềm thương yêu của mình. Chính bếp lửa ấy là nơi có khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo sẻ chia và những tâm tình tuổi thơ. Tôi hiểu lòng bà, vì sao bà lại nhóm lửa, tôi hiểu rằng bà đang hy vọng, ngọn lửa bà thắp như là một niềm tin đất nước sẽ chiến thắng, sẽ bình yên. Bà dành cả đời mình chỉ để hy vọng niềm tin hạnh phúc của bà có thể thành hiện thực.

Dù tôi đang ở nơi xa Tổ Quốc, cho dù tôi không thể ở cùng bà, dù tôi đang thấy những điều mới lạ. Tôi vẫn không quên hình ảnh người bà thân thường cùng bếp lửa thắp lên niềm tin của tôi. Tôi tin bà vẫn luôn ở đây, đang thắp lên ngọn lửa ấm áp trong lòng tôi. “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.”

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 4

Có một nơi là nơi xuất phát, cũng là nơi trở về và là điểm tựa vững chắc cho con người trong hành trình sống. Nơi ấy là nhà. Nơi ấy với tôi còn có người bà kính yêu. Và để rồi, khi trưởng thành, khi đang sinh sống và làm việc tại Liên Xô, tôi lại bồi hồi, xốn xang nhớ về người bà kính yêu gắn với hình ảnh bếp lửa….

Tôi lại nhớ về hình ảnh ngọn lửa hồng ấy…Ngọn lửa có lẽ là không lạ gì trong đời sống của mỗi chúng ta. Một ngọn lửa được bà nhen lên mỗi buổi sáng sớm. Một ngọn lửa được đôi bàn tay gầy guộc của bà ấp iu, che chở để chúng có thể cháy lên và tỏa sáng…

Hình như cái ngọn lửa thân thương ấy, tôi đã quen mùi khói từ năm tôi lên bốn. Năm đó gắn với nạn đói của dân tộc- năm 1945 với hình ảnh của những người chết vì đói nằm như ngả rạ. Bố tôi phải làm việc vất vả. Đến bây giờ tôi vẫn còn cay sống mũi mỗi khi nhớ lại về những năm đó…

Rồi tám năm ròng, tôi đã bên bà, cùng bà nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khi con tu hú kêu trên những cánh đồng xa báo hiệu một mùa hè lại về, bà ơi, bà có còn nhớ không bà? Tôi còn nhớ, khi tu hú kêu, lại gắn với những câu chuyện bà hay kể về những ngày ở xứ Huế. Tiếng tu hú tha thiết kêu mãi không ngừng… Đó là những ngày tháng chiến tranh, bố mẹ tôi bận công tác ở xa nên không có nhà. Tôi ở cùng bà, được bà dạy làm, được bà dạy học. Bà đã thay cha mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành.

Rồi năm đốt làng cháy tàn cháy rụi, hàng xóm bốn bên trở về trong cảnh lầm lụi. Bằng tình cảm làng xóm láng giềng. mọi người đã giúp bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, và thêm cả sự lo lắng cho bố mẹ tôi, bà liền dặn tôi rằng:

– Bố ở chiến khu, bố vẫn còn nhiều việc lắm. Mày có viết thư, không được kể này kể nọ nghe chưa, cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố mẹ an tâm công tác!

Rồi hàng ngày, cứ sớm rồi lại chiều, bà vẫn tiếp tục với công việc hàng ngày của mình là nhóm lửa. Một ngọn lửa chứa tình yêu thương của bà luôn ủ ấp nơi đáy lòng, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng của bà…

Đời bà luôn vất vả như thế. Vất vả nuôi tôi khôn lớn và ngày trước là vất vả nuôi bố tôi. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, nhóm những bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm cả những nồi khoai sắn có cả những yêu thương của bà để xây đắp cho tôi bao ước mơ, để giờ tôi có thể du học tại đất nước Liên Xô. Bếp lửa của bà còn nhóm lên cả nghĩa tình với xóm làng. Ôi bếp lửa của bà, tuy giản dị mà lại rất đỗi thiêng liêng!

Giờ đây, tôi đã đi xa, cách bà đến nửa vòng Trái Đất. Một cuộc sống mới đã mở ra trước mắt tôi. Nơi ấy, có những ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà và có niềm vui trăm ngả. Nhưng tôi vẫn chẳng thể nào tự quên nhắc nhở bản thân rằng “ Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa?”

Bà ơi! Cháu yêu bà và cũng thương bà biết bao. Cuộc sống hiện đại dễ làm lòng người đổi thay nhưng hình ảnh của một người bà ngày ngày nhóm lên những ngọn lửa yêu thương sẽ mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm trí cháu. Cuộc sống ở phương xa này, dù vui thật nhưng khi niềm vui tàn đi, nhất là những khi cháu ở một mình, cháu lại nghĩ về bà nơi mái nhà tranh, nơi bà kể chuyện cháu nghe, nơi bà dạy cháu học, nơi hình thành con người cháu, nơi có ngọn lửa hồng thắp lên trong cháu những ước mơ.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 5

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

Tôi vẫn nhớ nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Dường như trong kí ức tuổi thơ của bao đứa trẻ, những tháng năm vô lo vô nghĩ bên người bà luôn là quãng thời gian êm đềm và thân thương nhất. Vượt qua bao sự thăng trầm trong cuộc đời và sàng lọc của thời gian, những kỉ niệm mộc mộc ấy về bà vẫn đọng lại trong miền nhớ của biết bao tâm hồn, nó đưa ta về với khoảng trời xưa cũ bình dị mà an nhiên tự tại thuở niên thiếu. Với riêng tôi, có lẽ kỉ niệm về bà bên bếp lửa bập bùng mỗi sớm mai luôn đi về trong cõi nhớ của tôi trên những chặng đường mà tôi trải qua. Nỗi nhớ ấy lại càng cồn cào da diết hơn trong những năm tháng sống xa xứ, đón những đợt gió tuyết nơi xứ sở Bạch Dương. Trong những phút giây tĩnh lặng, mỗi khi nhìn làn khói của những ngôi nhà phía xa kia, cả một trời nhớ thương trong tôi lại ùa về, về bà về bếp lửa hồng sưởi ấm cả tuổi thơ tôi, về hương vị quê nhà…

Theo dòng hoài niệm, kí ức đưa tôi về với những đêm đen của cái đói mòn đói mỏi năm 1945. Ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh sống, nhà nào cũng rơi vào cảnh đói thê thảm. Trong những năm tháng cơ cực ấy, để giành giật lấy sự sống ngày một thoi thóp, bố tôi phải lên phố xe thuê rạc cả người, dẫu vậy cũng chỉ đủ để rau cháo cầm hơi mà sống qua ngày. Cái đói nghèo cùng cực của năm Ất Dậu ấy như một nỗi ám ảnh trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ bốn tuổi lúc đó. Chính mùi khói bếp của bà đã mang đến cho tôi những hơi ấm, sự an lòng và xua đi cái mùi tử khí tràn ngập quanh ngõ xóm thôn nghèo. Thứ hương thơm dung dị như nhen lên từ tình yêu nồng hậu của bà đã sưởi ấm cho tôi trong suốt thuở thiếu thời để rồi sau này trên mỗi hành trình dài và rộng mà tôi qua, mùi khói bếp ấy vẫn làm tôi cay cay sống mũi mỗi khi hồi tưởng lại. Những năm tháng sau đó khi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng, lên đường theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Suốt tám năm trời đằng đẵng tôi sống trong sự đùm bọc chở che của bà, bên bóng dáng tảo tần của bà và bên bếp lửa hồng bà nhen lên mỗi sớm chiều. Những năm tháng thơ bé ấy, bên cạnh bà cháu tôi, bên cạnh bếp lửa vẫn còn một nhân chứng mà tôi chẳng thể nào quên đó là chim tu hú. Tiếng hót của nó nghe sao mà chơ vơ lạc lõng như khao khát được che chở ấp iu đến vậy. Tiếng tu hú khắc khoải như xé tan cả khoảng không gian mênh mông buồn vắng, thương con chim tu hú bất hạnh biết bao nhiêu tôi càng biết ơn và trân trọng những ngày tháng tuổi thơ hạnh phúc được bà chăm chút, bao bọc bấy nhiêu. Bên bếp lửa bập bùng, tôi được nghe bà trải lòng về cuộc đời bà những tháng năm còn ở Huế. Một cuộc đời đầy truân chuyên và cùng cực. Bà gửi những hi vọng, ước mong về một tươi lai tươi sáng hơn trong tôi. Rồi cũng ở bếp lửa nơi góc bếp, bà chăm tôi từng bữa ăn giấc ngủ và là người thầy đầu tiên dạy tôi những bài học quý giá trong cuộc đời. Những bài học làm người cao đẹp ấy đã trở thành một điểm tựa vững chắc chắp cánh cho những giấc mơ cao đẹp trong cuộc đời. Thứ ánh lửa ấm áp nồng nàn ấy mang đến cho tầm hồn tôi một sự an ủi trong những ngày tháng sống thiếu tình cảm của cha mẹ, bà như điểm tựa tinh thần cho tôi vững bước. Cuộc sống vẫn vậy, vẫn khắc nghiệt và luôn muốn thử thách bản lĩnh của con người. Đến một ngày tiếng súng, tiếng bom của cuộc chiến tranh khắc nghiệt dội về làng tôi. Trước họng súng và ngòi nổ hủy diệt của quân địch, ngôi làng tôi lúc đó là một đống tro tàn, nhà cửa của mọi người đều hoàn toàn cháy rụi. Tôi biết lúc đó bà đang nuốt ngược nỗi đau và nước mắt vào trong. Nơi chốn nương thân của hai bà cháu tôi không còn, nhưng nghị lực và ý chí thép được tôi luyện trong những năm tháng bể dâu của cuộc đời không cho phép bà tôi gục ngã buông xuôi. Bà cứng rắn dắt tôi vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Tôi hiểu rằng những thiếu thốn, cơ cực mà tôi mới trải qua không thể nào đong đếm được với những gian khó, nhọc nhằn và nỗi nhớ thương con nơi chiến trường đỏ lửa đều phải nén lại vào trong của bà. Và rồi đâu rồi cũng vào đó, nhờ vào tình làng nghĩa xóm mà bà cháu tôi cũng dựng được căn nhà nhỏ trên nền đất cũ năm nào. Bà đã nhóm lên trong tôi ý chí và nghị lực sống trong cuộc đời này. Thật kì diệu bởi tôi tin rằng những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa hung tàn kia đã được hồi sinh trong bếp lửa của bà. Cứ thế tuổi thơ tôi được bà che chở qua bao tháng năm. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ, trường tồn theo dọc thời gian của bếp lửa kia.

Tháng năm làm tôi lớn lên và trưởng thành, những hoài bão đưa bước chân tôi đến với những chân trời xa nhưng chẳng thể nào tôi quên được ngọn lửa hồng nơi góc bếp bởi nơi đó có tình yêu thương và đức hi sinh lặng thầm của người bà mà tôi dành cả cuộc đời mình để biết ơn và trân trọng, cũng chính tại nơi đó bà nhen nhóm lên trong tôi những ước mơ về một cuộc đời mới. Nếu những câu chuyện cổ tích là người bạn của bao tâm hồn thơ bé, thì bà chính là người viết lên câu chuyện cổ tích giữa cuộc đời này cho riêng tôi. Trong câu chuyện ấy là ánh lửa bập bùng sớm tối, là tình yêu nồng hậu của bà, là mùi nếp mùi sắn thơm hương, của quê hương, và luôn là nơi mà tôi thuộc về…

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 6

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa mẫu 2

Tôi đang du học ở một nước xa xôi, cách Việt Nam hàng ngàn kilomet, nơi đất nước lạnh giá bỗng thèm hơi ấm từ bếp lửa của người bà thân yêu, ngọn lửa mà bà thắp lên mỗi sáng tinh mơ.

Tuổi thơ tôi gắn bó với bà, ngọn lửa chờn vờn trong sớm mai, ngọn lửa gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó và giàu đức tính hi sinh. Bà tôi là một người phụ nữ như vậy, kí ức về bà gắn với kỉ niệm tuổi thơ nạn đói năm 1945 hoành hành khiến hàng triệu người chết, gia đình tôi cũng vậy phải cố gắng đi tìm miếng ăn để vượt qua thời khắc đen tối đó, giờ nghĩ lại mà sống mũi còn cay cay.

Tôi có nhiều kỉ niệm nhớ mãi với người bà, thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp mẹ và cha tôi phải đi công tác ở chiến khu, bà ở nhà nuôi nấng, dạy dỗ tôi trưởng thành, bà đun lửa lên sưởi ấm cho tôi mỗi khi trời trở rét. Bà thương yêu bao bọc che chở giúp cha mẹ an lòng công tác xa nhà.

Một kỉ niệm đến tận giờ tôi vẫn không quên đó là lần giặc càn tàn phá xóm làng, ngọn lửa thiêu rụi tài sản mọi người trong làng, khi giặc đi qua tất cả không còn gì. Trong hoàn cảnh như vậy bà vẫn dặn tôi không được nói với cha mẹ để họ yên tâm công tác. Bà không chỉ cần cù, giàu tình yêu thương mà còn giàu đức hi sinh làm hậu phương vững chắc cho cha mẹ yên lòng, với tôi bà là người mẹ Việt Nam trung hậu, đảm đang, bất khuất.

Ngọn lửa của bà không chỉ dùng để sưởi ấm mà chứa đựng niềm yêu thương luôn cháy trong lòng tôi, bà là đại diện thế hệ cha anh giữ lửa truyền lửa đến thế hệ tương lai, hình ảnh bếp lửa giản dị quen thuộc như chứa đựng sự cao quý thiêng liêng đến kỳ lạ.

Trải qua thời gian, tôi đã trưởng thành, tìm đến với những con đường, chân trời mới, cuộc sống mới đã có “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng trong lòng tôi vẫn luôn hiện hữu câu hỏi “sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa” ? ngọn lửa của bà chính là kỉ niệm tuổi thơ, tình bà cháu đã nuôi nấng tôi trưởng thành, hình ảnh đó sẽ cháy mãi trong lòng tôi – ngọn lửa yêu thương của gia đình, yêu quê hương đất nước.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 7

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”

Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy. Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rảnh rỗi bà còn thường kể chuyện tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “Con phải ráng học để xây dựng đất nước, nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm, từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé, để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi, và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà. Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người.

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 8

Trong mỗi chúng ta, có lẽ kỉ niệm tuổi ấu thơ bao giờ cũng là những trang kí ức sâu đậm nhất. đó có thể là kỉ niệm về làng quê thân thương, hay cũng có thể là kỉ niệm về tuổi học trò. Những kỉ niệm ấy như ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, khiến ta khó lòng mà quên được. Đối với tôi cũng vậy!

Tuổi thơ về người bà thân thương gắn liền với bóng đen ghê rợn của nạn đói năm Ất Dậu, đó trở thành dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng tôi và trong nỗi nhớ ấy, lòng tôi đã dấy lên một niềm xúc động khi những dòng kí ức ấy ùa về.

Đối với bản thân tôi “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng lượm” đã trở thành một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong gia đình nông thôn chúng tôi. Bếp lửa là nơi bắt đầu nỗi nhớ da diết của tôi. Trong dòng cảm xúc dạt dào ấy, bếp lửa đã trở thành một kỉ niệm khó phai. Bếp lửa thể hiện sự tần tảo của bà mà còn thắp lên tình thương yêu sâu sắc của hai bà cháu.

Từ năm lên bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói mà bà nhóm lên. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi và hình ảnh bếp lửa đã trở nên không thể thiếu trong đời tôi. Để bây giờ nhớ lại tôi lại cảm thấy cay xè sống mũi. Bếp lửa thiêng liêng trở thành một dấu ấn, một nỗi nhớ, nỗi ám ảnh sâu sắc trong cuộc đời tôi.

Tám năm! một quãng thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để nhen nhóm trong lòng tôi một ngọn lửa tình yêu cháy bỏng dành cho người bà. Bếp lửa của quê hương, của sự yêu thương gợi lên tiếng chim tú hú như giục giã nghe sao mà da diết quá!

Trong khoảng thời gian chiến tranh, tôi sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc châm chút của bà. Bên bếp lửa, bà kể tôi nghe những câu chuyện còn ở Huế, bà dạy, bà bảo, bà chăm chút tôi.

Giặc đi, ai ai cũng bị mất mát rất nhiều, tuy nhiên mọi người vẫn giúp đỡ nhau dựng cho nhau những túp lều. Bà âm thầm chịu đựng để bố mẹ tôi yên tâm công tác nơi phương xa. Vất vả chồng lên vất vả, gian truân nối tiếp gian truân, nhưng bà vẫn dặn tôi đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày viết thư chớ kể này, kể nọ, cứ bảo nhà vẫn bình yên. “Ôi chao! khi nghĩ lại lời dặn ấy thật mộc mạc, bình dị nhưng lại chất chứa trong ấy biết bao tâm tình, biết bao đau khổ cuộc đời bà

Khi nhớ lại, nỗi kỉ niệm ấy lại dâng lên thêm. Tôi lại suy ngẫm về cuộc đời tần tảo của bà, cuộc đời luôn cặm cụi làm việc. Bà vẫn luôn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa và công việc ấy kéo dài suốt cuộc đời bà, bà nhóm lửa cho hôm nay, cho ngày mai và đến mãi mai sau,… Bà nấu cho tôi những bữa ăn trông thật đơn giản nhưng lại chất chứa trong đó tình cảm sâu đậm của bà. Và chính bà là người khơi dậy ước mơ, khát vọng tuổi thơ của tôi.

Ngọn lửa mà bà nhen nhóm cả một đời người là ngọn lửa thiêng liêng và kì lạ. Là kỉ niệm nâng bước tôi trong cuộc đời dài. Bà tôi không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, tình yêu thương, niềm tin cho bao thế hệ. Bếp lửa có lẽ trở thành một biểu tượng của sự sống của niềm yêu thương và cội nguồn, gia đình, đất nước, là sự sống bền bỉ của con người

Không chỉ như vậy, hiện diện cùng bếp lửa là người bà, cũng là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bà là người giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu nước. Giữa tro tàn, mất mát đau thương, bà vẫn miệt mài nhóm lửa. Bếp lửa mà bà vẫn thường nhóm sớm sớm chiều chiều đã dâng lên thành ngọn lửa trong lòng bà.

Những nỗi nhớ về bà khép lại trông sự buồn man mác của tôi. Tôi rất nhớ, rất nhớ về tình yêu thương của bà, bếp lửa thiêng liêng và quê hương nồng nàn, tha thiết của tôi. Vì vậy, tôi càng trân trọng những tình cảm tôi đang có. Bếp lửa như lời nhắc nhở tôi về cội nguồn, nghĩa tình thiêng liêng, sâu nặng trong cuộc sống!

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 9

Đã rất nhiều năm trôi qua, tôi ngày nào còn là một đứa trẻ giờ đây đã trưởng thành và đang là sinh viên ngành Luật ở Nga. Khí trời dạo này se se lạnh, vì thế thoải mái nhất là khi ngồi bên bếp lửa ấm áp, sau một ngày dài. Bếp lửa gợi cho tôi về rất nhiều kỉ niệm, về những ngày thơ ấu, những năm chiến tranh được ở cùng với bà – người đã bên cạnh tôi suốt nhiều năm, người mà tôi kính trọng nhất.

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ sâu sắc trong tôi. Một buổi sáng sớm thời tiết trở mùa, cái khí lạnh của miền Bắc lùa vào trong gian nhà nhỏ. Và cũng vào lúc ấy, bà thức dậy nhóm bếp, một bếp lửa chứa hơi ấm và tình yêu thương của bà dành cho đứa cháu. Thời ấu thơ bên bà, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

Tôi ở với bà có lẽ từ rất bé, đến nỗi tôi chẳng nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào. Chỉ nhớ là khi tôi lên bốn, mùi khói bếp đã trở nên quen thuộc. Đó là năm sau giải phóng, là năm mà nạn đói hoành hành, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân. Còn đối với tôi, đó là khoảng thời gian rất khó khăn. Cái ăn cái mặc không đủ, sống trong sự lo sợ, phải dành dụm từng miếng ăn. Bố tôi phải đi đánh xe cùng với con ngựa gầy nhom vì đói. Tiền chẳng được bao nhiêu, nhưng vẫn đủ để lây lất từng ngày. Những ngày tháng ấy, bếp lửa đối với tôi như một nỗi ám ảnh, khói hun nhèm cả mắt, cùng ngồi với bà bên bếp lửa. Đến bây giờ khi nhớ lại, sống mũi tôi bỗng cay cay, những kí ức đó vừa là kỉ niệm nhưng cũng làm tôi nghẹn lòng khi nghĩ về.

Tám năm có lẽ không phải là một khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng quá đủ đối với tôi để bếp lửa trở thành hình ảnh gắn liền với tuổi thơ bên bà, cùng bà nhóm bếp. Tôi vẫn còn nhớ tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng, tiếng kêu vang vảng, nghe sao tha thiết. Những lúc ấy, bà kể tôi nghe chuyện những ngày còn ở Huế, rằng bà từng sống thế nào, đến giờ tôi vẫn còn nhớ.

Mẹ cùng cha đi công tác bận không về, vì vậy mà suốt thời gian đó tôi ở với bà, sống trong sự cưu mang và dạy dỗ của bà. Bà dạy tôi học, kể chuyện cho tôi nghe, những lời bà dạy rất bổ ích, ý nghĩa. Sống với bà nên từ bé tôi đã sớm có ý thức tự lập, sớm biết lo toan, giúp đỡ bà. Tôi thương bà lắm, trước đây vất vả nuôi cha tôi khôn lớn, giờ lại phải chăm cháu dù tuổi khá cao, vậy mà bà vẫn rất yêu thương tôi.

Giặc Pháp đi rồi bọn Mỹ lại đến, bao khốn khổ cứ kéo đến. Bọn ác nhân ấy đốt làng cháy tàn cháy lụi. Chúng tôi mất nhà cửa, phải đỡ đần nhau dựng lain túp lều tranh. Tôi lúc ấy đã đủ lớn để thấu nỗi cơ cực của bà. Vất vả là thế nhưng bà vẫn luôn dặn tôi rằng:”Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên”Lúc ấy tôi vẫn từng hỏi rằng tại sao phải làm vậy. Bởi lẽ tôi lúc ấy đã rất mệt mỏi với cuộc sống này, muốn được kể hết cho bố nghe, nói ra nỗi lòng của mình rằng tôi đã rất vất vả, mà tại sao bố vẫn không biết. Giờ nghĩ lại, sao khi ấy tôi ích kỉ thế, không nghĩ rằng bố mẹ còn phải lo việc chiến khu căng thẳng. Quả thật, lời bà luôn đúng.

Sớm hay chiều bà luôn nhóm bếp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh ngọn lửa, bà chính là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm và tỏa sáng trong mỗi gia đình, để đứa cháu như tôi không lớn lên mà không cảm thấy cô đơn vì không được cha mẹ chăm sóc. Ngọn lửa mà bà luôn ủ sẵn trong lòng, ngọn lửa chứa niềm tin một ngày đất nước sẽ được giải phóng của bà, như chuyện cho tôi thêm sức mạnh vào cuộc sống.

Cuộc đời bà lận đận, không biết bao lần chịu đựng vất vả. Mấy chục năm rồi, bà vẫn giữ một thói quen cũ, đó là dậy sớm. Bà dậy sớm để nhóm bếp, bếp lửa lan tỏa hơi ấm và tình yêu của bà. Bao nhiêu năm, khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo thơm nóng, được bà nhóm chứa đầy những tâm tình của tuổi nhỏ. Cái vị ấy sao mà quen thuộc, thân thương đến thế. Cùng bà sẻ chia niềm vui, cay đắng trong suốt nhiều năm trời, tôi làm sao quên được.

Giờ tôi đã đi xa. Ở nơi đất nước xa lạ này, có ngọn khói trăm tàu, niềm vui trăm ngả nhưng hình ảnh bếp lửa vẫn rất thiêng liêng. Nó gợi cho tôi về người bà đã gắn bó với cả tuổi thơ của mình Ngày ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút cho cháu và mọi người. Không chỉ bằng nhiên liệu thông thường, mà bếp lửa còn được nhóm bằng chính ngọn lửa mà bà luôn giữ trong lòng, của sức sống và niềm tin, một cách kì diệu và thiêng liêng.

Mùi khói thoang thoảng, sống mũi tôi lại cay. Những kí ức chợt ùa về trong cơn gió mùa đông se lạnh. Tôi nhớ bà, nhớ cả bếp lửa, có vui lẫn buồn. Có lẽ bếp lửa đã trở thành một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của tôi, thứ mà tôi không thể nào quên được. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa của Bằng Việt gồm dàn ý chi tiết, cùng 9 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hóa thân thành người cháu kể lại Bếp lửa thật cô đọng, súc tích mà vẫn đủ ý quan trọng.

Bếp lửa

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình bà cháu sâu nặng. Khi viết bài văn này các em cần lưu ý xưng tôi, đặt mình vào vị trí người cháu để kể lại câu chuyện Bếp lửa. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Dàn ý Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

Dàn ý Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

I – Mở bài:

Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)

II – Thân bài:

Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:

Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà… Ví dụ hình thành mạch kể riêng:

* Cách 1:

1 – Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

2 – Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

3 – Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

4 – Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà

* Cách 2:

1 – Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.

2 – Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.

3 – Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.

4 – Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa – Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm – Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.

5 – Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.

III – Kết bài:

Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 1

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 2

Mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng của đất nước Nga mênh mông, rộng lớn, tôi lại nhớ đến quê hương Việt Nam thân thương của tôi. Nhất là vào những ngày tuyết rơi trắng xóa, thời tiết lạnh thấu xương, tôi run rẩy trong chiếc áo dày cộm ngồi bên lò sưởi. Nhưng lúc đó sao tôi lại thấy lò sưởi sao quen thuộc đến thế! Ngọn lửa ấm áp làm tôi nhớ đến cái bếp lửa của bà tôi quá!

Tôi sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, cái thời kì mà đất nước bị chia cắt làm hai, cái thời kì mà đất nước bị giày xéo bởi gót giày của giặc. Gia đình tôi có một truyền thống yêu nước nồng nàn, nên từ khi tôi còn bé, bố mẹ tôi đã luôn rời xa tôi để đi phục vụ Tổ quốc ở nơi chiến khu gian nan, hiểm trở. Vì vậy tôi đã sống với bà từ những ngày thơ ấu. Tôi có những kỉ niệm không bao giờ quên với bà, đặc biệt là hình ảnh bà luôn gắn với cái bếp lửa ấp iu nồng đượm ấy. Bà thức dậy từ sớm tinh mơ để nhóm cái bếp lửa chờn vờn sương sớm, để nhóm lên cái ngọn lửa bởi tình bà cháu ấm áp, nồng đượm. Nghĩ về bếp lửa tôi lại thương bà tha thiết, sự tần tảo, vất vả của bà sao tôi có thể quên.

Còn nhớ lại cái năm tôi vừa mới lên bốn tuổi, năm ấy là năm 1945 – cái năm đói mòn đói mỏi. Tôi đã chứng kiến cái nạn đói len lỏi vào trong từng gia đình, gây nên cái chết thương tâm của hai triệu dân mình, cái chết như để thể hiện cho tội ác của chiến tranh, một thời kì đau khổ của dân tộc Việt Nam ta. Bố tôi thì đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Còn tôi thì vẫn ở với bà, bà nhóm bếp để khói xua tan cái mùi chết chóc. Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay! Cay vì mùi khói! Cay vì một thời kì bi thương, đói khổ, chết chóc của dân tộc ta!

Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm bếp, bà bao bọc, che chở tôi, bà dạy tôi làm, bà chăm tôi học. Tôi lớn lên trong sự dạy dỗ, bảo ban của bà. Nhớ đến mùa hè năm ấy, tu hú kêu trên những cánh đồng xa, tiếng tu hú nghe sao mà tha thiết thế! Tiếng tu hú như khơi dậy những hoài niệm, những nhớ nhung mong nhớ trong tôi. Bà hay kể cho tôi nghe những ngày ở Huế, tôi luôn hào hứng, thích thú những câu chuyện của bà, từng giọng nói ấm áp của bà chạm đến trái tim tôi, cho tôi biết thương cảm, yêu thương người khác hơn. Nghĩ đến đây tôi liền trách thầm những con tu hú sao không ở cùng bà mà lại kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Cuộc sống tưởng như yên bình trôi qua trong mắt đứa trẻ như tôi, nhưng không ngờ năm đó là năm giặc càn quét dữ dội, chúng để lại một kí ức in mãi trong tâm trí tôi. Chúng đốt làng cháy tàn cháy rụi, hình ảnh làng xóm lại trở về lầm lụi, may thay bà tôi sống có nghĩa có tình, được hàng xóm đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh trên đống tro tàn. Lúc đó tôi sợ đến òa khóc, nói với bà rằng:” Cháu muốn viết thư cho bố mẹ để bố về nhà chăm sóc, bảo vệ bà cháu mình “. Thế mà bà vẫn vững lòng, vẫn còn niềm tin vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Bà dặn tôi đinh ninh rằng:” Bố ở chiến khu, vẫn còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”. Rồi sớm rồi chiều bà lại nhóm bếp lửa lên, nhóm lên tình bà thắm thiết, nhóm lên niềm tin dai dẳng của bà vào cuộc sống, vào tương lai của đất nước.

Ngày qua ngày bếp lửa vẫn được nhóm lên, nhóm lên niềm yêu thương ngọt bùi của khoai sắn, nhóm lên hương vị dẻo thơm của nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Ôi thật kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Bếp lửa kì lạ vì nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, dù nắng hay mưa, đói khát hay chiến tranh thì nó vẫn cháy lên. Nó chưa bao giờ tắt vì bất cứ lý do gì.

Bếp lửa thật thiêng liêng và mầu nhiệm, nó gắn liền với hình ảnh người bà đáng kính của tôi, nó cũng là hình ảnh cho hi vọng niềm chiến thắng của dân tộc tôi, cháy lên không bao giờ bị dập tắt, vẫn ấp iu nồng đượm, vẫn ấm áp đầy yêu thương. Giờ tôi đã đi xa, tiếp nhận được tri thức của nhân loại. Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng không đâu bằng ngọn lửa của bà tôi, không niềm vui nào bằng những ngày ở cùng bà, bà ơi!

Nay tôi đang ở nơi đất khách quê người, nơi xa lạ, không người thân thiết làm tôi nhớ Tổ quốc, nhớ bà tha thiết. Ánh lửa lò sưởi bập bùng ngay trước mắt, nhưng không có mùi khói cay của bếp lửa bà tôi. Ôi bà ơi, con nhớ mùi khói cay và hình ảnh bếp lửa gắn bó với bà cháu mình, cháu chỉ muốn nhắc bà rằng : “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 3

Bao nhiêu năm xa quê hương, xa bà, xa miền quê yêu dấu nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những thánh năm tuổi thơ, có bà bên bếp lửa ấm. Dường như cái rét cắt da thịt của mùa đông nước Nga khiến tôi hồi tưởng về ký ức khi ấy.

Năm tôi lên bốn, tức là năm 1945, đất nước đang lâm vào một nạn đói khủng khiếp, khi ấy cuộc sống khó khăn rất nhiều. Bố mẹ tôi phải ra ngoài kiếm tiền, tôi được bà chăm sóc. Tôi còn nhớ khi ấy nhà nhà ai cũng đói, cả người lẫn ngựa đều gầy. Người chết vì đói cũng không ít, thế nên người dân phải đốt rơm để trừ tử khí, đốt nhiều đến nỗi khói hun nhèm mắt, tới giờ vẫn còn cay. Dù vậy tôi cùng bà cũng không bỏ cuộc, chúng tôi ngồi bên ngọn lửa như có một hy vọng, dù không lớn nhưng vẫn sống mãnh liệt.

Bố mẹ tôi đi theo tiếng gọi Tổ Quốc, giao tôi cho bà giữ. Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm lửa, dù có khổ đến mấy, bà vẫn ngày ngày thắp lên ngọn lửa như thấp lên mỗi niềm hy vọng. Tôi ngồi trông những đàn chim tu hú hót tha thiết ngoài cánh đồng, tôi chỉ muốn nói rằng: “Tu hú ơi sao chẳng ở cùng bà?”. Tôi từ nhỏ đã quen cái hơi thân thuộc của bà. Cùng bà dậy sớm để cùng thắp lên “hy vọng” dần dần đã trở thành niềm vui nho nhỏ của tôi.

Tôi vẫn nhớ những câu chuyện khi ấy của bà. Bà thường hay kể những ngày ở Huế cho tôi nghe, dù bà có kể bao nhiêu tôi vẫn không thấy chán. Được áp đầu nằm lên đùi bà, được những ngón tay ấm áp của bà luồn qua khe tóc, nằm nghe những câu chuyện cùng với hơi ấm của bếp lửa và tất nhiên là với bà cũng đủ làm cho tôi hạnh phúc.

Bố mẹ đi xa, bà tôi thay bố mẹ dạy tôi nhiều việc, bà lo cho tôi ăn học, lo cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi, khuyên răn tôi những việc sai. Khi lớn lên tôi mới nhận ra, bà thương tôi, lo cho tôi không có đủ tình thương, bà cố gắng đảm nhiệm là một người bố, người mẹ và là một người thầy để lo cho tôi. Dù khó khăn bà cũng chỉ để tôi thấy một nụ cười hiền hòa. Nhớ đến đây, hai giọt lệ lăn dài trên má tôi…

Bình yên là thế cho đến khi…. Năm đó, giặc đốt làng cháy rụi. Tôi cùng bà đi trốn. Khi mọi việc kết thúc, bà nắm chặt tay tôi đi từng bước run rẩy vào làng, mọi thứ trước mắt tôi thật hoang tàn. Tôi có thể nghe được cả tiếng khóc than của người dân. Chúng tôi về tới ngôi nhà tranh của mình, nó đã bị đổ xuống nhưng may là các bác hàng xóm đã giúp chúng tôi dựng lại được. Đêm ấy, ngồi bên bà, chợt bà bảo tôi: “Mày có viết thư cho bố thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo là chúng ta vẫn bình yên. Đừng để bố bây lo.”

Chính là thế, dù có ra sao bà tôi vẫn gắng gượng. Người phụ nữ ấy là niềm tự hào to lớn của tôi, bà không bao giờ than vãn, hay tỏ ra mệt mỏi, tôi biết bà đang cố gắng giữ cho tôi luôn lạc quan. Dù sớm dù chiều, dù đã qua mấy chục năm, bà vẫn luôn thắp lên bếp lửa ấp iu ấy. Ngọn lửa được bà dành chọn tất cả niềm thương yêu của mình. Chính bếp lửa ấy là nơi có khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo sẻ chia và những tâm tình tuổi thơ. Tôi hiểu lòng bà, vì sao bà lại nhóm lửa, tôi hiểu rằng bà đang hy vọng, ngọn lửa bà thắp như là một niềm tin đất nước sẽ chiến thắng, sẽ bình yên. Bà dành cả đời mình chỉ để hy vọng niềm tin hạnh phúc của bà có thể thành hiện thực.

Dù tôi đang ở nơi xa Tổ Quốc, cho dù tôi không thể ở cùng bà, dù tôi đang thấy những điều mới lạ. Tôi vẫn không quên hình ảnh người bà thân thường cùng bếp lửa thắp lên niềm tin của tôi. Tôi tin bà vẫn luôn ở đây, đang thắp lên ngọn lửa ấm áp trong lòng tôi. “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.”

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 4

Có một nơi là nơi xuất phát, cũng là nơi trở về và là điểm tựa vững chắc cho con người trong hành trình sống. Nơi ấy là nhà. Nơi ấy với tôi còn có người bà kính yêu. Và để rồi, khi trưởng thành, khi đang sinh sống và làm việc tại Liên Xô, tôi lại bồi hồi, xốn xang nhớ về người bà kính yêu gắn với hình ảnh bếp lửa….

Tôi lại nhớ về hình ảnh ngọn lửa hồng ấy…Ngọn lửa có lẽ là không lạ gì trong đời sống của mỗi chúng ta. Một ngọn lửa được bà nhen lên mỗi buổi sáng sớm. Một ngọn lửa được đôi bàn tay gầy guộc của bà ấp iu, che chở để chúng có thể cháy lên và tỏa sáng…

Hình như cái ngọn lửa thân thương ấy, tôi đã quen mùi khói từ năm tôi lên bốn. Năm đó gắn với nạn đói của dân tộc- năm 1945 với hình ảnh của những người chết vì đói nằm như ngả rạ. Bố tôi phải làm việc vất vả. Đến bây giờ tôi vẫn còn cay sống mũi mỗi khi nhớ lại về những năm đó…

Rồi tám năm ròng, tôi đã bên bà, cùng bà nhóm lên những ngọn lửa hồng. Khi con tu hú kêu trên những cánh đồng xa báo hiệu một mùa hè lại về, bà ơi, bà có còn nhớ không bà? Tôi còn nhớ, khi tu hú kêu, lại gắn với những câu chuyện bà hay kể về những ngày ở xứ Huế. Tiếng tu hú tha thiết kêu mãi không ngừng… Đó là những ngày tháng chiến tranh, bố mẹ tôi bận công tác ở xa nên không có nhà. Tôi ở cùng bà, được bà dạy làm, được bà dạy học. Bà đã thay cha mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành.

Rồi năm đốt làng cháy tàn cháy rụi, hàng xóm bốn bên trở về trong cảnh lầm lụi. Bằng tình cảm làng xóm láng giềng. mọi người đã giúp bà dựng lại túp lều tranh. Vẫn vững lòng, và thêm cả sự lo lắng cho bố mẹ tôi, bà liền dặn tôi rằng:

– Bố ở chiến khu, bố vẫn còn nhiều việc lắm. Mày có viết thư, không được kể này kể nọ nghe chưa, cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố mẹ an tâm công tác!

Rồi hàng ngày, cứ sớm rồi lại chiều, bà vẫn tiếp tục với công việc hàng ngày của mình là nhóm lửa. Một ngọn lửa chứa tình yêu thương của bà luôn ủ ấp nơi đáy lòng, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng của bà…

Đời bà luôn vất vả như thế. Vất vả nuôi tôi khôn lớn và ngày trước là vất vả nuôi bố tôi. Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, nhóm những bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm cả những nồi khoai sắn có cả những yêu thương của bà để xây đắp cho tôi bao ước mơ, để giờ tôi có thể du học tại đất nước Liên Xô. Bếp lửa của bà còn nhóm lên cả nghĩa tình với xóm làng. Ôi bếp lửa của bà, tuy giản dị mà lại rất đỗi thiêng liêng!

Giờ đây, tôi đã đi xa, cách bà đến nửa vòng Trái Đất. Một cuộc sống mới đã mở ra trước mắt tôi. Nơi ấy, có những ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà và có niềm vui trăm ngả. Nhưng tôi vẫn chẳng thể nào tự quên nhắc nhở bản thân rằng “ Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa?”

Bà ơi! Cháu yêu bà và cũng thương bà biết bao. Cuộc sống hiện đại dễ làm lòng người đổi thay nhưng hình ảnh của một người bà ngày ngày nhóm lên những ngọn lửa yêu thương sẽ mãi không bao giờ phai nhạt trong tâm trí cháu. Cuộc sống ở phương xa này, dù vui thật nhưng khi niềm vui tàn đi, nhất là những khi cháu ở một mình, cháu lại nghĩ về bà nơi mái nhà tranh, nơi bà kể chuyện cháu nghe, nơi bà dạy cháu học, nơi hình thành con người cháu, nơi có ngọn lửa hồng thắp lên trong cháu những ước mơ.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 5

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

Tôi vẫn nhớ nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Dường như trong kí ức tuổi thơ của bao đứa trẻ, những tháng năm vô lo vô nghĩ bên người bà luôn là quãng thời gian êm đềm và thân thương nhất. Vượt qua bao sự thăng trầm trong cuộc đời và sàng lọc của thời gian, những kỉ niệm mộc mộc ấy về bà vẫn đọng lại trong miền nhớ của biết bao tâm hồn, nó đưa ta về với khoảng trời xưa cũ bình dị mà an nhiên tự tại thuở niên thiếu. Với riêng tôi, có lẽ kỉ niệm về bà bên bếp lửa bập bùng mỗi sớm mai luôn đi về trong cõi nhớ của tôi trên những chặng đường mà tôi trải qua. Nỗi nhớ ấy lại càng cồn cào da diết hơn trong những năm tháng sống xa xứ, đón những đợt gió tuyết nơi xứ sở Bạch Dương. Trong những phút giây tĩnh lặng, mỗi khi nhìn làn khói của những ngôi nhà phía xa kia, cả một trời nhớ thương trong tôi lại ùa về, về bà về bếp lửa hồng sưởi ấm cả tuổi thơ tôi, về hương vị quê nhà…

Theo dòng hoài niệm, kí ức đưa tôi về với những đêm đen của cái đói mòn đói mỏi năm 1945. Ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh sống, nhà nào cũng rơi vào cảnh đói thê thảm. Trong những năm tháng cơ cực ấy, để giành giật lấy sự sống ngày một thoi thóp, bố tôi phải lên phố xe thuê rạc cả người, dẫu vậy cũng chỉ đủ để rau cháo cầm hơi mà sống qua ngày. Cái đói nghèo cùng cực của năm Ất Dậu ấy như một nỗi ám ảnh trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ bốn tuổi lúc đó. Chính mùi khói bếp của bà đã mang đến cho tôi những hơi ấm, sự an lòng và xua đi cái mùi tử khí tràn ngập quanh ngõ xóm thôn nghèo. Thứ hương thơm dung dị như nhen lên từ tình yêu nồng hậu của bà đã sưởi ấm cho tôi trong suốt thuở thiếu thời để rồi sau này trên mỗi hành trình dài và rộng mà tôi qua, mùi khói bếp ấy vẫn làm tôi cay cay sống mũi mỗi khi hồi tưởng lại. Những năm tháng sau đó khi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng, lên đường theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Suốt tám năm trời đằng đẵng tôi sống trong sự đùm bọc chở che của bà, bên bóng dáng tảo tần của bà và bên bếp lửa hồng bà nhen lên mỗi sớm chiều. Những năm tháng thơ bé ấy, bên cạnh bà cháu tôi, bên cạnh bếp lửa vẫn còn một nhân chứng mà tôi chẳng thể nào quên đó là chim tu hú. Tiếng hót của nó nghe sao mà chơ vơ lạc lõng như khao khát được che chở ấp iu đến vậy. Tiếng tu hú khắc khoải như xé tan cả khoảng không gian mênh mông buồn vắng, thương con chim tu hú bất hạnh biết bao nhiêu tôi càng biết ơn và trân trọng những ngày tháng tuổi thơ hạnh phúc được bà chăm chút, bao bọc bấy nhiêu. Bên bếp lửa bập bùng, tôi được nghe bà trải lòng về cuộc đời bà những tháng năm còn ở Huế. Một cuộc đời đầy truân chuyên và cùng cực. Bà gửi những hi vọng, ước mong về một tươi lai tươi sáng hơn trong tôi. Rồi cũng ở bếp lửa nơi góc bếp, bà chăm tôi từng bữa ăn giấc ngủ và là người thầy đầu tiên dạy tôi những bài học quý giá trong cuộc đời. Những bài học làm người cao đẹp ấy đã trở thành một điểm tựa vững chắc chắp cánh cho những giấc mơ cao đẹp trong cuộc đời. Thứ ánh lửa ấm áp nồng nàn ấy mang đến cho tầm hồn tôi một sự an ủi trong những ngày tháng sống thiếu tình cảm của cha mẹ, bà như điểm tựa tinh thần cho tôi vững bước. Cuộc sống vẫn vậy, vẫn khắc nghiệt và luôn muốn thử thách bản lĩnh của con người. Đến một ngày tiếng súng, tiếng bom của cuộc chiến tranh khắc nghiệt dội về làng tôi. Trước họng súng và ngòi nổ hủy diệt của quân địch, ngôi làng tôi lúc đó là một đống tro tàn, nhà cửa của mọi người đều hoàn toàn cháy rụi. Tôi biết lúc đó bà đang nuốt ngược nỗi đau và nước mắt vào trong. Nơi chốn nương thân của hai bà cháu tôi không còn, nhưng nghị lực và ý chí thép được tôi luyện trong những năm tháng bể dâu của cuộc đời không cho phép bà tôi gục ngã buông xuôi. Bà cứng rắn dắt tôi vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Tôi hiểu rằng những thiếu thốn, cơ cực mà tôi mới trải qua không thể nào đong đếm được với những gian khó, nhọc nhằn và nỗi nhớ thương con nơi chiến trường đỏ lửa đều phải nén lại vào trong của bà. Và rồi đâu rồi cũng vào đó, nhờ vào tình làng nghĩa xóm mà bà cháu tôi cũng dựng được căn nhà nhỏ trên nền đất cũ năm nào. Bà đã nhóm lên trong tôi ý chí và nghị lực sống trong cuộc đời này. Thật kì diệu bởi tôi tin rằng những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa hung tàn kia đã được hồi sinh trong bếp lửa của bà. Cứ thế tuổi thơ tôi được bà che chở qua bao tháng năm. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ, trường tồn theo dọc thời gian của bếp lửa kia.

Tháng năm làm tôi lớn lên và trưởng thành, những hoài bão đưa bước chân tôi đến với những chân trời xa nhưng chẳng thể nào tôi quên được ngọn lửa hồng nơi góc bếp bởi nơi đó có tình yêu thương và đức hi sinh lặng thầm của người bà mà tôi dành cả cuộc đời mình để biết ơn và trân trọng, cũng chính tại nơi đó bà nhen nhóm lên trong tôi những ước mơ về một cuộc đời mới. Nếu những câu chuyện cổ tích là người bạn của bao tâm hồn thơ bé, thì bà chính là người viết lên câu chuyện cổ tích giữa cuộc đời này cho riêng tôi. Trong câu chuyện ấy là ánh lửa bập bùng sớm tối, là tình yêu nồng hậu của bà, là mùi nếp mùi sắn thơm hương, của quê hương, và luôn là nơi mà tôi thuộc về…

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 6

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa mẫu 2

Tôi đang du học ở một nước xa xôi, cách Việt Nam hàng ngàn kilomet, nơi đất nước lạnh giá bỗng thèm hơi ấm từ bếp lửa của người bà thân yêu, ngọn lửa mà bà thắp lên mỗi sáng tinh mơ.

Tuổi thơ tôi gắn bó với bà, ngọn lửa chờn vờn trong sớm mai, ngọn lửa gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó và giàu đức tính hi sinh. Bà tôi là một người phụ nữ như vậy, kí ức về bà gắn với kỉ niệm tuổi thơ nạn đói năm 1945 hoành hành khiến hàng triệu người chết, gia đình tôi cũng vậy phải cố gắng đi tìm miếng ăn để vượt qua thời khắc đen tối đó, giờ nghĩ lại mà sống mũi còn cay cay.

Tôi có nhiều kỉ niệm nhớ mãi với người bà, thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp mẹ và cha tôi phải đi công tác ở chiến khu, bà ở nhà nuôi nấng, dạy dỗ tôi trưởng thành, bà đun lửa lên sưởi ấm cho tôi mỗi khi trời trở rét. Bà thương yêu bao bọc che chở giúp cha mẹ an lòng công tác xa nhà.

Một kỉ niệm đến tận giờ tôi vẫn không quên đó là lần giặc càn tàn phá xóm làng, ngọn lửa thiêu rụi tài sản mọi người trong làng, khi giặc đi qua tất cả không còn gì. Trong hoàn cảnh như vậy bà vẫn dặn tôi không được nói với cha mẹ để họ yên tâm công tác. Bà không chỉ cần cù, giàu tình yêu thương mà còn giàu đức hi sinh làm hậu phương vững chắc cho cha mẹ yên lòng, với tôi bà là người mẹ Việt Nam trung hậu, đảm đang, bất khuất.

Ngọn lửa của bà không chỉ dùng để sưởi ấm mà chứa đựng niềm yêu thương luôn cháy trong lòng tôi, bà là đại diện thế hệ cha anh giữ lửa truyền lửa đến thế hệ tương lai, hình ảnh bếp lửa giản dị quen thuộc như chứa đựng sự cao quý thiêng liêng đến kỳ lạ.

Trải qua thời gian, tôi đã trưởng thành, tìm đến với những con đường, chân trời mới, cuộc sống mới đã có “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng trong lòng tôi vẫn luôn hiện hữu câu hỏi “sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa” ? ngọn lửa của bà chính là kỉ niệm tuổi thơ, tình bà cháu đã nuôi nấng tôi trưởng thành, hình ảnh đó sẽ cháy mãi trong lòng tôi – ngọn lửa yêu thương của gia đình, yêu quê hương đất nước.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 7

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”

Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy. Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rảnh rỗi bà còn thường kể chuyện tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “Con phải ráng học để xây dựng đất nước, nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm, từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé, để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi, và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà. Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người.

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 8

Trong mỗi chúng ta, có lẽ kỉ niệm tuổi ấu thơ bao giờ cũng là những trang kí ức sâu đậm nhất. đó có thể là kỉ niệm về làng quê thân thương, hay cũng có thể là kỉ niệm về tuổi học trò. Những kỉ niệm ấy như ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, khiến ta khó lòng mà quên được. Đối với tôi cũng vậy!

Tuổi thơ về người bà thân thương gắn liền với bóng đen ghê rợn của nạn đói năm Ất Dậu, đó trở thành dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng tôi và trong nỗi nhớ ấy, lòng tôi đã dấy lên một niềm xúc động khi những dòng kí ức ấy ùa về.

Đối với bản thân tôi “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng lượm” đã trở thành một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong gia đình nông thôn chúng tôi. Bếp lửa là nơi bắt đầu nỗi nhớ da diết của tôi. Trong dòng cảm xúc dạt dào ấy, bếp lửa đã trở thành một kỉ niệm khó phai. Bếp lửa thể hiện sự tần tảo của bà mà còn thắp lên tình thương yêu sâu sắc của hai bà cháu.

Từ năm lên bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói mà bà nhóm lên. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi và hình ảnh bếp lửa đã trở nên không thể thiếu trong đời tôi. Để bây giờ nhớ lại tôi lại cảm thấy cay xè sống mũi. Bếp lửa thiêng liêng trở thành một dấu ấn, một nỗi nhớ, nỗi ám ảnh sâu sắc trong cuộc đời tôi.

Tám năm! một quãng thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để nhen nhóm trong lòng tôi một ngọn lửa tình yêu cháy bỏng dành cho người bà. Bếp lửa của quê hương, của sự yêu thương gợi lên tiếng chim tú hú như giục giã nghe sao mà da diết quá!

Trong khoảng thời gian chiến tranh, tôi sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc châm chút của bà. Bên bếp lửa, bà kể tôi nghe những câu chuyện còn ở Huế, bà dạy, bà bảo, bà chăm chút tôi.

Giặc đi, ai ai cũng bị mất mát rất nhiều, tuy nhiên mọi người vẫn giúp đỡ nhau dựng cho nhau những túp lều. Bà âm thầm chịu đựng để bố mẹ tôi yên tâm công tác nơi phương xa. Vất vả chồng lên vất vả, gian truân nối tiếp gian truân, nhưng bà vẫn dặn tôi đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày viết thư chớ kể này, kể nọ, cứ bảo nhà vẫn bình yên. “Ôi chao! khi nghĩ lại lời dặn ấy thật mộc mạc, bình dị nhưng lại chất chứa trong ấy biết bao tâm tình, biết bao đau khổ cuộc đời bà

Khi nhớ lại, nỗi kỉ niệm ấy lại dâng lên thêm. Tôi lại suy ngẫm về cuộc đời tần tảo của bà, cuộc đời luôn cặm cụi làm việc. Bà vẫn luôn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa và công việc ấy kéo dài suốt cuộc đời bà, bà nhóm lửa cho hôm nay, cho ngày mai và đến mãi mai sau,… Bà nấu cho tôi những bữa ăn trông thật đơn giản nhưng lại chất chứa trong đó tình cảm sâu đậm của bà. Và chính bà là người khơi dậy ước mơ, khát vọng tuổi thơ của tôi.

Ngọn lửa mà bà nhen nhóm cả một đời người là ngọn lửa thiêng liêng và kì lạ. Là kỉ niệm nâng bước tôi trong cuộc đời dài. Bà tôi không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, tình yêu thương, niềm tin cho bao thế hệ. Bếp lửa có lẽ trở thành một biểu tượng của sự sống của niềm yêu thương và cội nguồn, gia đình, đất nước, là sự sống bền bỉ của con người

Không chỉ như vậy, hiện diện cùng bếp lửa là người bà, cũng là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bà là người giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu nước. Giữa tro tàn, mất mát đau thương, bà vẫn miệt mài nhóm lửa. Bếp lửa mà bà vẫn thường nhóm sớm sớm chiều chiều đã dâng lên thành ngọn lửa trong lòng bà.

Những nỗi nhớ về bà khép lại trông sự buồn man mác của tôi. Tôi rất nhớ, rất nhớ về tình yêu thương của bà, bếp lửa thiêng liêng và quê hương nồng nàn, tha thiết của tôi. Vì vậy, tôi càng trân trọng những tình cảm tôi đang có. Bếp lửa như lời nhắc nhở tôi về cội nguồn, nghĩa tình thiêng liêng, sâu nặng trong cuộc sống!

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa – Mẫu 9

Đã rất nhiều năm trôi qua, tôi ngày nào còn là một đứa trẻ giờ đây đã trưởng thành và đang là sinh viên ngành Luật ở Nga. Khí trời dạo này se se lạnh, vì thế thoải mái nhất là khi ngồi bên bếp lửa ấm áp, sau một ngày dài. Bếp lửa gợi cho tôi về rất nhiều kỉ niệm, về những ngày thơ ấu, những năm chiến tranh được ở cùng với bà – người đã bên cạnh tôi suốt nhiều năm, người mà tôi kính trọng nhất.

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ sâu sắc trong tôi. Một buổi sáng sớm thời tiết trở mùa, cái khí lạnh của miền Bắc lùa vào trong gian nhà nhỏ. Và cũng vào lúc ấy, bà thức dậy nhóm bếp, một bếp lửa chứa hơi ấm và tình yêu thương của bà dành cho đứa cháu. Thời ấu thơ bên bà, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

Tôi ở với bà có lẽ từ rất bé, đến nỗi tôi chẳng nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào. Chỉ nhớ là khi tôi lên bốn, mùi khói bếp đã trở nên quen thuộc. Đó là năm sau giải phóng, là năm mà nạn đói hoành hành, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân. Còn đối với tôi, đó là khoảng thời gian rất khó khăn. Cái ăn cái mặc không đủ, sống trong sự lo sợ, phải dành dụm từng miếng ăn. Bố tôi phải đi đánh xe cùng với con ngựa gầy nhom vì đói. Tiền chẳng được bao nhiêu, nhưng vẫn đủ để lây lất từng ngày. Những ngày tháng ấy, bếp lửa đối với tôi như một nỗi ám ảnh, khói hun nhèm cả mắt, cùng ngồi với bà bên bếp lửa. Đến bây giờ khi nhớ lại, sống mũi tôi bỗng cay cay, những kí ức đó vừa là kỉ niệm nhưng cũng làm tôi nghẹn lòng khi nghĩ về.

Tám năm có lẽ không phải là một khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng quá đủ đối với tôi để bếp lửa trở thành hình ảnh gắn liền với tuổi thơ bên bà, cùng bà nhóm bếp. Tôi vẫn còn nhớ tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng, tiếng kêu vang vảng, nghe sao tha thiết. Những lúc ấy, bà kể tôi nghe chuyện những ngày còn ở Huế, rằng bà từng sống thế nào, đến giờ tôi vẫn còn nhớ.

Mẹ cùng cha đi công tác bận không về, vì vậy mà suốt thời gian đó tôi ở với bà, sống trong sự cưu mang và dạy dỗ của bà. Bà dạy tôi học, kể chuyện cho tôi nghe, những lời bà dạy rất bổ ích, ý nghĩa. Sống với bà nên từ bé tôi đã sớm có ý thức tự lập, sớm biết lo toan, giúp đỡ bà. Tôi thương bà lắm, trước đây vất vả nuôi cha tôi khôn lớn, giờ lại phải chăm cháu dù tuổi khá cao, vậy mà bà vẫn rất yêu thương tôi.

Giặc Pháp đi rồi bọn Mỹ lại đến, bao khốn khổ cứ kéo đến. Bọn ác nhân ấy đốt làng cháy tàn cháy lụi. Chúng tôi mất nhà cửa, phải đỡ đần nhau dựng lain túp lều tranh. Tôi lúc ấy đã đủ lớn để thấu nỗi cơ cực của bà. Vất vả là thế nhưng bà vẫn luôn dặn tôi rằng:”Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên”Lúc ấy tôi vẫn từng hỏi rằng tại sao phải làm vậy. Bởi lẽ tôi lúc ấy đã rất mệt mỏi với cuộc sống này, muốn được kể hết cho bố nghe, nói ra nỗi lòng của mình rằng tôi đã rất vất vả, mà tại sao bố vẫn không biết. Giờ nghĩ lại, sao khi ấy tôi ích kỉ thế, không nghĩ rằng bố mẹ còn phải lo việc chiến khu căng thẳng. Quả thật, lời bà luôn đúng.

Sớm hay chiều bà luôn nhóm bếp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh ngọn lửa, bà chính là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm và tỏa sáng trong mỗi gia đình, để đứa cháu như tôi không lớn lên mà không cảm thấy cô đơn vì không được cha mẹ chăm sóc. Ngọn lửa mà bà luôn ủ sẵn trong lòng, ngọn lửa chứa niềm tin một ngày đất nước sẽ được giải phóng của bà, như chuyện cho tôi thêm sức mạnh vào cuộc sống.

Cuộc đời bà lận đận, không biết bao lần chịu đựng vất vả. Mấy chục năm rồi, bà vẫn giữ một thói quen cũ, đó là dậy sớm. Bà dậy sớm để nhóm bếp, bếp lửa lan tỏa hơi ấm và tình yêu của bà. Bao nhiêu năm, khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo thơm nóng, được bà nhóm chứa đầy những tâm tình của tuổi nhỏ. Cái vị ấy sao mà quen thuộc, thân thương đến thế. Cùng bà sẻ chia niềm vui, cay đắng trong suốt nhiều năm trời, tôi làm sao quên được.

Giờ tôi đã đi xa. Ở nơi đất nước xa lạ này, có ngọn khói trăm tàu, niềm vui trăm ngả nhưng hình ảnh bếp lửa vẫn rất thiêng liêng. Nó gợi cho tôi về người bà đã gắn bó với cả tuổi thơ của mình Ngày ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút cho cháu và mọi người. Không chỉ bằng nhiên liệu thông thường, mà bếp lửa còn được nhóm bằng chính ngọn lửa mà bà luôn giữ trong lòng, của sức sống và niềm tin, một cách kì diệu và thiêng liêng.

Mùi khói thoang thoảng, sống mũi tôi lại cay. Những kí ức chợt ùa về trong cơn gió mùa đông se lạnh. Tôi nhớ bà, nhớ cả bếp lửa, có vui lẫn buồn. Có lẽ bếp lửa đã trở thành một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của tôi, thứ mà tôi không thể nào quên được. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa.

Rate this post