Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (3 mẫu) - Ngữ Văn 6 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (3 mẫu) – Ngữ Văn 6

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (3 mẫu).

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật, vô cùng hữu ích.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật

Mong rằng tài liệu có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi tìm hiểu về tác phẩm trên, mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Bạn đang xem: Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (3 mẫu) – Ngữ Văn 6

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thăng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 1

Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ xua tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

Câu văn so sánh: Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 2

Nguyên Hồng là một con người giàu tình cảm. Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mắt chắt chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời của mình. Mỗi t ác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương với những con người nhỏ bé trong xã hội. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Ngay từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương. Cuộc sống vất vả mà ông trải qua đã giúp cho tác phẩm của ông thấm đậm chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Các nhân vật cùng khổ trong văn Nguyên Hồng đều là những con người có tình sâu nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn của ông thấm thía tinh thần nhân đạo cao cả.

Câu văn so sánh: Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mắt chắt chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời của mình.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 2

Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng được nhân dân xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Nhưng đến khi đất nước rơi vào cảnh bị xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật này còn được xây dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Và sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.

Câu so sánh: Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật (3 mẫu)

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật, vô cùng hữu ích.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật
Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật

Mong rằng tài liệu có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi tìm hiểu về tác phẩm trên, mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thăng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 1

Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ xua tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

Câu văn so sánh: Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 2

Nguyên Hồng là một con người giàu tình cảm. Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mắt chắt chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời của mình. Mỗi t ác phẩm của ông đều được viết từ một trái tim giàu tình yêu thương với những con người nhỏ bé trong xã hội. Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Ngay từ khi còn đi học, Nguyên Hồng đã phải tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề, đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương. Cuộc sống vất vả mà ông trải qua đã giúp cho tác phẩm của ông thấm đậm chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Các nhân vật cùng khổ trong văn Nguyên Hồng đều là những con người có tình sâu nghĩa nặng. Điều đó khiến cho trang văn của ông thấm thía tinh thần nhân đạo cao cả.

Câu văn so sánh: Những dòng văn của ông viết ra là một dòng nước mắt chắt chiu từ những năm tháng cực khổ từ chính cuộc đời của mình.

Đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật – Mẫu 2

Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng được nhân dân xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Nhưng đến khi đất nước rơi vào cảnh bị xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Tiếng nói đầu tiên được cất lên cũng chính là tiếng nói yêu nước. Không chỉ vậy, nhân vật này còn được xây dựng với ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Và sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, tự hào.

Câu so sánh: Hình ảnh Thánh Gióng là một bức tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.

Rate this post