Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị - Ngữ Văn 6 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị – Ngữ Văn 6

pgdsathay
pgdsathay 15/10/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị.

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị, vô cùng hữu ích.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng
Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng

Mong rằng với tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn học sinh lớp 6 những kiến thức cần thiết khi tìm hiểu về văn bản trên.

Bạn đang xem: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị – Ngữ Văn 6

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”). 

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 1

Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 2

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ – được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường – cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng – phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị

Phòng GD&DT Sa Thầy sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng có sử dụng thành ngữ độc nhất vô nhị, vô cùng hữu ích.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng
Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng

Mong rằng với tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn học sinh lớp 6 những kiến thức cần thiết khi tìm hiểu về văn bản trên.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”). 

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 1

Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng – Mẫu 2

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ – được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường – cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng – phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Rate this post