Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo (7 môn) - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo (7 môn)

pgdsathay
pgdsathay 31/05/2023

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo (7 môn).

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo gợi ý đáp án 10 câu hỏi trắc nghiệm của 7 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Hóa học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Địa lí, Âm nhạc trong khóa tập huấn thay SGK lớp 11 mới.

Nhờ đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 năm 2023 – 2024 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của VietJack nhé:

Bạn đang xem: Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo (7 môn)

Đáp án tập huấn SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1: Trong môn Ngữ văn, yêu cầu cần đạt của bài học có vai trò:

a. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá tiết học trên lớp.
b. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để GV thực hiện các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.
c. Căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để GV đánh giá các hoạt động ngoài lớp học của HS.
d. Định hướng kết quả mà người biên soạn sách cần bám vào để giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt; căn cứ để đánh giá HS; căn cứ để đánh giá một tiết học đạt hiệu quả.

Câu hỏi 2: SGK Ngữ văn 11 có sự tích hợp về kĩ năng và tích hợp về nội dung dạy học, cụ thể là:

a. Tích hợp dạy đọc văn bản theo thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
b. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
c. Tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.
d. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại với dạy học theo chủ điểm; tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.

Câu hỏi 3: Chức năng của nhóm câu hỏi Trước khi đọc là:

a. Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, khơi gợi kiến thức nền cho HS để trực tiếp đọc văn bản.
b. Kích hoạt kiến thức mà HS đã có về thể loại.
c. Hướng dẫn HS rèn luyện một số kĩ năng trước khi đọc.
d. Giúp HS đáp ứng được các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Câu hỏi 4: Định hướng sử dụng nhóm câu hỏi Sau khi đọc là:

a. Hình thành cho HS thói quen đánh giá, tự đánh giá.
b. Thường xuyên giúp HS kết nối các tri thức nền (về thể loại, văn bản cùng loại, kiến thức và trải nghiệm đời sống của bản thân,…) để suy ngẫm, phản hồi nhanh, hiệu quả; hình thành cho HS thói quen đánh giá, tự đánh giá; GV luôn dành thời gian thích đáng để HS suy ngẫm, thảo luận và trình bày ý kiến về vấn đề nêu lên từ câu hỏi.
c. Ở mỗi câu hỏi, GV dừng lại một vài phút để HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi, sau đó đọc tiếp.
d. Hỗ trợ GV tổ chức các hoạt động dạy học thuận lợi hơn; GV luôn dành thời gian thích đáng để HS suy ngẫm, thảo luận và trình bày ý kiến về vấn đề nêu lên từ câu hỏi.

Câu hỏi 5: Một trong các chức năng của nhóm câu hỏi Đọc văn bản là:

a. Hướng dẫn HS rèn luyện một số kĩ năng trước khi đọc: liên tưởng, tưởng tượng, suy luận, dự đoán,…
b. Kích hoạt kiến thức nền cho HS, giúp tìm hiểu nhanh một số chi tiết quan trọng; các yếu tố, bộ phận của văn bản và tự kiểm soát việc hiểu của mình.
c. Chuẩn bị dữ liệu cho việc hiểu chỉnh thể văn bản ở bước đọc văn bản.
d. Phát triển kĩ năng tưởng tượng, suy luận sau khi đọc văn bản.

Câu hỏi 6: Hệ thống chủ điểm trong SGK Ngữ văn 11 được xây dựng theo ba cụm chủ điểm lớn là:

a. Nhận thức cộng đồng – Nhận thức bản thân
b. Nhận thức thế giới – Nhận thức cái tôi cá nhân
c. Nhận thức tự nhiên – Nhận thức xã hội – Nhận thức bản thân
d. Nhận thức bản thân – Nhận thức con người – Nhận thức thế giới

Câu hỏi 7: Đâu không phải là đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần tiếng Việt?

a. Gắn với ngữ liệu trong văn bản đọc.
b. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về tiếng Việt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ở lớp 11.
c. Gồm các bài tập thực hành kiến thức mới và ôn lại các đơn vị kiến thức đã học ở những bài học dưới, cấp lớp dưới.
d. Gắn với thể loại của văn bản đọc.

Câu hỏi 8: Mục đích của việc dạy kĩ năng nói – nghe với kĩ năng viết là:

a. Tạo cơ hội cho HS chia sẻ những gì đã viết, phát triển năng lực giao tiếp ở cả hai hình thức nói và viết, đồng thời để HS nhận ra sự khác biệt đáng lưu ý giữa nói và viết.
b. Tạo cơ hội cho GV có thể thuận lợi trong quá trình tổ chức tiết học, định hướng cho HS đạt được các yêu cầu cần đạt của chương trình.
c. Tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá năng lực, phẩm chất của HS.
d. Tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể tự đánh giá và đánh giá chéo kĩ năng tạo lập văn bản của nhau.

Câu hỏi 9: Lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Mục đích của việc tích hợp dạy học đọc với dạy học viết là để HS phát triển đòng thời hai loại kĩ năng chủ yếu liên quan đến ………….. và ……………., phát huy tính chất tương tạo tự nhiên giữa đọc và viết.

a. Tiếp nhận – Tạo lập
b. Tiếp nhận văn bản – Tạo lập văn bản
c. Đọc văn bản – Viết văn bản
d. Đọc – Viết

Câu hỏi 10: Các nội dung đánh giá trong môn Ngữ văn lớp 11 là:

a. Đánh giá hoạt động đọc, viết
b. Đánh giá hoạt động viết, nói – nghe
c. Đánh giá hoạt động đọc, viết, nói và nghe
d. Đánh giá chéo giữa các đối tượng người học

Đáp án tập huấn SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) mở đầu bằng những bài học về

A. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trước năm 1858.
C. Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa.
D. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 2. Mỗi bài học trong sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được thiết kế với cấu trúc gồm các thành phần cơ bản là

A. Mở đầu – Hình thành kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng.
B. Mở đầu – Hình thành kiến thức mới – Vận dụng – Luyện tập.
C. Mở đầu – Luyện tập – Hình thành kiến thức mới – Vận dụng.
D. Mở đầu – Vận dụng – Hình thành kiến thức mới – Luyện tập.

Câu 3. Chức năng của hệ thống icon trong từng bài học của sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được dùng để

A. minh hoạ cho nội dung.
B. định hướng cho việc tìm hiểu lịch sử.
C. hướng dẫn việc tổ chức hoạt động học.
D. bổ trợ cho việc tổ chức hoạt động kiểm tra.

Câu 4. Hoạt động Luyện tập trong các bài học của sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm

A. phát triển kĩ năng quan sát cho học sinh.
B. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào những tình huống học tập cụ thể.
C. phát triển kĩ năng tìm tòi khám phá cho học sinh.
D. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 5. Hoạt động Vận dụng trong các bài học của sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm

A. phát triển kĩ năng viết và trình bày lịch sử cho học sinh.
B. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào những tình huống học tập cụ thể.
C. phát triển lòng yêu nước và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
D. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 6. Tiến trình tổ chức 1 mạch nội dung trong sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. tương thích với hoạt động Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
B. tương thích với hoạt động Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
C. tương thích với hoạt động Mở đầu, Luyện tập, Vận dụng.
D. tương thích với hoạt động Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Vận dụng.

Câu 7. Kĩ thuật 321 được nói đến trong tài liệu tập huấn là

A. một kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy chủ động của mỗi thành viên trong nhóm. Trong đó, X là số thành viên trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi thành viên cần đóng góp trong vòng Z thời gian.
B. kĩ thuật tổ chức dạy học lấy thông tin phản hồi của nhóm báo cáo hoặc của từng cá nhân, nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Các con số trong kĩ thuật 321 có nghĩa là 3 điều tâm đắc nhất, 2 điều chưa thoả mãn hoặc hài lòng và 1 đề xuất cho GV.
C. hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
D. cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 8. Sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) đảm bảo các yêu cầu cần đạt về

A. phẩm chất, thông qua nội dung học tập.
B. năng lực chung, thông qua tổ chức các hoạt động.
C. năng lực âm nhạc, thông qua kiến thức kĩ năng trong từng mạch nội dung.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Lõi kiến thức trung tâm của sách giáo khoa Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nằm ở phần nào?

A. Hình thành kiến thức mới.
B. Luyện tập và Vận dụng.
C. Lắng nghe lịch sử.
D. Em có biết.

Câu 10. Chức năng của sách giáo viên Lịch sử 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. định hướng học tập theo sách giáo khoa Lịch sử 11.
B. cung cấp phương pháp giảng dạy theo sách giáo khoa Lịch sử 11.
C. cung cấp thông tin mới và tư liệu tham khảo cho sách giáo khoa Lịch sử 11.
D. cung cấp hướng dẫn thiết kế và tổ chức các hoạt động theo sách giáo khoa Lịch sử 11.

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – Bản 2 Chân trời sáng tạo

Với mỗi câu hỏi dưới đây hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Mục tiêu về phẩm chất và năng lực chung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo là những mục tiêu nào?

a. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ; Giải quyết vấn đề; Định hướng nghề nghiệp.
b. Yêu nước; Nhân ái; Yêu lao động; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
c. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
d. Yêu nước; Yêu thương con người; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác.

Câu 2. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nào của Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo?

a. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
b. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
c. Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.
d. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.

Câu 3. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2,bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những mạch hoạt động nào?

a. Hoạt động định hướng nghề nghiệp, hoạt động hướng đến tự nhiên và xã hội.
b. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.
c. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.
d. Hoạt động hướng đến gia đình, nhà trường, xã hội và hướng đến tự nhiên.

Câu 4. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?

a. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
b. Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
c. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ.
d. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Câu lạc bộ.

Câu 5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ Chân trời sáng tạo có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?

a. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.
b. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.
c. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.
d. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

Câu 6. Mỗi hoạt động được biên soạn trong các chủ đề của sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ Chân trời sáng tạo theo trình tự đúng nào?

a. (1) Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; (2) Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; (3) Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn.
b. (1) Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; (2) Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; (3) Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống.
c. (1) Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; (2) Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; (3) Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm.
d. (1) Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; (2) Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; (3) Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống;

Câu 7. Theo SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo, những phương pháp giáo dục nào không khuyến khích sử dụng?

a. Phương pháp giáo dục bằng tập thể.
b. Phương pháp tạo sản phẩm.
c. Phương pháp khích lệ, động viên.
d. Phương pháp thuyết trình.

Câu 8. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản, SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo được biện soạn dựa trên những yêu cầu nào?

a. Dựa trên chương trình giáo dục địa phương.
b. Dựa trên yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục của Đoàn.
c. Dựa trên chương trình quốc tế.
d. Tất cả các phương án a, b, c.

Câu 9. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2, bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các chủ đề nào?

a. Tự tin là chính mình; Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ; Thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân; Hoạt động phát triển cộng đồng; Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Các cơ sở giáo dục và xu hướng phát triển nghề trong xã hội; Rèn luyện bản thân theo nhóm nghề định lựa chọn.

b. Tự tin là bản thân; Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ; Thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân; Hoạt động phát triển cộng đồng; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Các cơ sở đào tạo nghề và xu hướng phát triển nghề trong xã hội; Rèn luyện bản thân theo theo nhóm nghề định lựa chọn.

c. Tự tin là chính mình; Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ; Thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân; Hoạt động phát triển cộng đồng; Môi trường, cảnh quan thiên nhiên và biện pháp bảo vệ; Các cơ sở đào tạo nghề và xu hướng phát triển nghề trong xã hội; Rèn luyện bản thân theo theo nhóm nghề định lựa chọn.

d. Tự tin là bản thân; Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ; Thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình và tài chính cá nhân; Hoạt động phát triển cộng đồng; Bảo vệ môi trường, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và biện pháp bảo vệ; Các cơ sở đào tạo nghề và xu hướng phát triển nghề; Rèn luyện bản thân theo theo nhóm nghề định lựa chọn.

Câu 10. Ai là người đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cho học sinh?

a. Giáo viên thực hiện hoạt động này và GV có liên quan.
b. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
c. Phụ huynh và cộng đồng.
d. Cả 3 phương án trên.

Đáp án tập huấn SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1. SGK Hoá học 11 và Chuyên đề học tập Hoá học 11 (CTST) được biên soạn theo cấu trúc nào sau đây?

A. Mô tả dữ liệu bài học cho mỗi đơn vị kiến thức bài học Kiến thức trọng tâm Câu hỏi ôn tập Luyện tập Vận dụng.
B. Cung cấp kiến thức trọng tâm Tổ chức các hoạt động Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.
C. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Câu hỏi thảo luận Kiến thức trọng tâm Luyện tập Vận dụng.
D. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Kiến thức trọng tâm Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.

Câu 2. Khi dạy học theo SGK Hoá học 11 và Chuyên đề học tập Hoá học 11 (CTST) thì phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành thông qua

A. việc giảng bài của GV và HS học thuộc kiến thức trọng tâm.
B. các hoạt động luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK.
C. việc hoàn thành bài tập sau mỗi bài học.
D. các hoạt động thảo luận, luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn SGK.

Câu 3. Nội dung Mở đầu trong sách giáo khoa nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
B. Khởi động, tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị bài học.
C. Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học.
D. Thảo luận hình thành kiến thức mới.

Câu 4. Nội dung hình thành kiến thức mới trong sách giáo khoa được biên soạn như thế nào?

A. Giới thiệu kiến thức ngay từ đầu sách và sau đó kết luận những điểm trọng tâm của bài học.
B. Thiết kế các hoạt động để giúp học sinh thảo luận rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Diễn đạt những ý chính trong chương trình môn Hoá học.
D. Sử dụng hình vẽ để minh hoạ kiến thức và giải thích kiến thức theo chương trình.

Câu 5. Câu hỏi Luyện tập trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.
B. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
C. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
D. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.

Câu 6. Câu hỏi Vận dụng trong SGK có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.
B. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
C. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
D. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học để tim hiểu và giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế.

Câu 7. GV tổ chức các hoạt động trong SGK như thế nào cho hiệu quả?

A. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu và giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận qua hệ thống câu hỏi/ nhiệm vụ có sẵn trong SGK, sau đó HS tự rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.
B. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu để giáo viên phân tích và trả lời các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK rồi yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu rồi giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học, sau đó hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.
D. Giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm theo SGK, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong SGK.

Câu 8. Trong dạy học môn Hoá học, để đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, giáo viên nên sử dụng các công cụ nào?

A. Bài tập và rubric.
B. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
C. Bảng hỏi ngắn và checklist.
D. Thang đo và thẻ kiểm tra.

Câu 9. Ba công cụ nào trong số các công cụ đánh giá sau đây thường được ưu tiên sử dụng để đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học môn Hoá học? (1) Thang đo; (2) Bảng chấm điểm theo tiêu chí; (3) Bài tập; (4) Bảng kiểm (checklist).

A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3.

Câu 10. Chuyên đề học tập Hoá học 11 nào sau đây có nội dung tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học?

A. Chuyên đề 1.
B. Chuyên đề 2.
C. Chuyên đề 3.
D. Cả 3 chuyên đề.

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Nội dung

đánh giá

Câu trắc nghiệm để giáo viên tự kiểm tra đánh giá

Hiểu triết lí bộ sách, đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học, hoạt động giáo dục đặc trưng trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

Đánh dấu X vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 gồm có:

□ A. 9 chủ đề và 22 bài học.

□ B. 9 chủ đề và 23 bài học.

□ C. 9 chủ đề và 21 bài học.

□ D. 9 chủ đề và 25 bài học.

Câu 2. Các bài học trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 thuộc các mạch nội dung:

□ A. Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật.

□ B. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức.

□ C. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục kinh tế.

□ D. Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.

Câu 3. Các hoạt động học tập chính trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 của bộ sách Chân trời sáng tạo gồm có:

□ A. Khám phá, Kết nối, Thực hành, Vận dụng.

□ B. Mở đầu, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

□ C. Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

□ D. Mở đầu – Tạo cảm xúc, Tìm hiểu tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

Câu 4. Sự khác biệt lớn nhất của dạng bài giáo dục kinh tế và dạng bài giáo dục pháp luật nằm ở những giai đoạn nào?

□ A. Mở đầu và Khám phá.

□ B. Luyện tập và Vận dụng.

□ C. Khám phá và Vận dụng.

□ D. Mở đầu và Vận dụng.

Câu 5. Nội dung đóng khung (chốt ghi nhớ) sau hoạt động khám phá nhằm mục đích:

□ A. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi.

□ B. Giúp học sinh ghi nhớ thao tác, kĩ năng trong bài học.

□ C. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi và thao tác, kĩ năng trong bài học.

□ D. Giúp học sinh thuộc bài để làm bài kiểm tra.

Hiểu và phân tích bài dạy minh hoạ/ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

Câu 6. Khi phân tích bài dạy minh hoạ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11, cần làm rõ các vấn đề:

□ A. Xác định được các hoạt động trong tiết học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.

□ B. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên và cách đánh giá của giáo viên.

□ C. Xác định được các hoạt động trong tiết học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức, đánh giá của giáo viên về sự tham gia của học sinh vào hoạt động.

□ D. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11, cần làm rõ các vấn đề:

□ A. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài.

□ B. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

□ C. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng cũng như

cách giáo viên hỗ trợ học sinh.

□ D. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Câu 8: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh hoặc phân tích trường hợp, tình huống, giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp cần lưu ý:

□ A. Hướng dẫn học sinh phân tích lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.

□ B. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc, phân tích lời nói, việc làm kết hợp với thái độ của các nhân vật trong tranh.

□ C. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc và lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.

□ D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Để dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:

□ A. Phân bổ thời gian của các hoạt động trong bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; giao nhiệm vụ cho học sinh ngắn gọn, rõ ràng.

□ B. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài trong sách.

□ C. Phân bổ thời gian của các hoạt động; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.

□ D. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài đồng thời phân bổ thời gian của các hoạt động trong từng bài học; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.

Xây dựng kế hoạch dạy học/ phương pháp, cách thức khai thác thiết bị, học liệu hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

Câu 10: Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật gồm:

□ A. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh.

□ B. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, phụ huynh học sinh.

□ C. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan.

□ D. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, Ban giám hiệu.

Đáp án tập huấn SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng với quan điểm biên soạn của sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo)?

A. Tăng tính hấp dẫn của sách thông qua kênh hình và kênh chữ.
B. Bám sát Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
C. Nội dung sách được xây dựng theo hướng đóng.
D. Sách là tài liệu quan trọng giúp học sinh tự học.

Câu 2. Điểm mới nổi bật nhất về hướng tiếp cận biên soạn sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. nội dung kiến thức được trình bày theo hình thức quy nạp.
B. chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
C. chú trọng tích hợp kiến thức nội môn.
D. tăng tính trực quan của sách.

Câu 3. Cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) gồm

A. 30 bài học được chia thành 2 phần.
B. 31 bài học được chia thành 2 phần.
C. 32 bài học được chia thành 3 phần.
D. 34 bài học được chia thành 3 phần.

Câu 4. Cấu trúc của Chuyên đề học tập Địa lí 11 không bao gồm chuyên đề nào dưới đây?

A. Một số vấn đề về an ninh toàn cầu.
B. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á.
C. Một số vấn đề về du lịch thế giới.
D. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Câu 5. Cấu trúc từng bài học trong sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thường gồm 4 phần chủ yếu theo thứ tự là

A. Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng.
B. Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Củng cố; Vận dụng.
C. Yêu cầu cần đạt; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng.
D. Yêu cầu cần đạt; Mở đầu; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập – Vận dụng.

Câu 6. Tuyến thông tin bổ trợ trong sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm làm rõ hơn những nội dung chính trong bài học và giúp mở rộng kiến thức cho học sinh được trình bày dưới dạng

A. “Góc tri thức”.
B. “Điều cần biết”.
C. “Em có biết?”.
D. “Ô cửa tri thức”.

Câu 7. Vai trò quan trọng nhất của phần Vận dụng trong các bài học là

A. giúp học sinh hình thành kiến thức mới.
B. giúp học sinh củng cố kiến thức, hệ thống hoá kiến thức.
C. giúp học sinh liên hệ kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống.
D. giúp định hướng cho học sinh những nội dung cơ bản cần chú ý trong bài.

Câu 8. Việc định hướng vào thực tiễn, định hướng vào người học và định hướng vào sản phẩm là ba đặc điểm quan trọng của phương pháp

A. dạy học dự án.
B. dạy học trực quan.
C. dạy học theo nhóm.
D. dạy học thông qua trò chơi.

Câu 9. Căn cứ quan trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mỗi bài học là dựa vào

A. đặc điểm đối tượng học sinh.
B. yêu cầu cần đạt của bài học.
C. thái độ tích cực học tập của học sinh.
D. điều kiện vật chất tại nhà trường phổ thông.

Câu 10. Nội dung hướng dẫn khai thác và sử dụng học liệu điện tử phục vụ sách giáo khoa Địa lí 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) không được thể hiện trên website nào dưới đây?

A. taphuan.nxbgd.vn.
B. hanhtrangso.nxbgd.vn.
C. www.chantroisangtao.vn.
D. https://moet.gov.vn.

Đáp án tập huấn SGK Âm nhạc 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Trình tự đúng của việc triển khai một bài học trong Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. Mở đầu – Hình thành kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng.
B. Mở đầu – Hình thành kiến thức mới – Vận dụng – Luyện tập.
C. Mở đầu – Luyện tập – Hình thành kiến thức mới – Vận dụng.
D. Mở đầu – Vận dụng – Hình thành kiến thức mới – Luyện tập.

Câu 2. Chức năng của hệ thống icon trong từng bài học của Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. minh hoạ cho nội dung, tương tự như các sheet nhạc và hình ảnh.
B. định hướng cho việc tìm hiểu sheet nhạc.
C. hướng dẫn việc tổ chức hoạt động học để tìm hiểu kiến thức, hình thành kĩ năng.
D. bổ trợ cho việc tổ chức hoạt động.

Câu 3. Hoạt động Luyện tập trong các bài học âm nhạc của Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm

A. phát triển kĩ năng hát cho học sinh.
B. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào những tình huống học tập cụ thể.
C. phát triển kĩ năng chơi nhạc cụ cho học sinh.
D. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 4. Hoạt động Vận dụng trong các bài học âm nhạc của Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm

A. phát triển kĩ năng hát cho học sinh.
B. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào những tình huống học tập cụ thể.
C. phát triển kĩ năng chơi nhạc cụ cho học sinh.
D. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 5. Tiến trình tổ chức 1 mạch nội dung trong Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) so với hướng dẫn của CV5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 là

A. tương thích, với hoạt động Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
B. tương thích, với hoạt động Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
C. tương thích, với hoạt động Mở đầu, Luyện tập, Vận dụng.
D. tương thích, với hoạt động Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Vận dụng.

Câu 6. Các phương pháp giảng dạy âm nhạc đặc thù trong SGK Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. phương pháp Kodaly.
B. phương pháp Dalcroze.
C. phương pháp Orff-Schulwerk.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 7. Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) đảm bảo các yêu cầu cần đạt về

A. phẩm chất, thông qua nội dung học tập.
B. năng lực chung, thông qua tổ chức các hoạt động.
C. năng lực âm nhạc, thông qua kiến thức kĩ năng trong từng mạch nội dung.
D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 8. Lõi kiến thức trung tâm của Sách giáo khoa âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) nằm ở phần nào?

A. Phần kiến thức chung
B. Phương án lựa chọn hát
C. Phương án lựa chọn nhạc cụ
D. Phần chuyên đề

Câu 9. Chức năng của sách giáo viên Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là

A. cung cấp kiến thức âm nhạc theo sách giáo khoa.
B. cung cấp phương pháp giảng dạy theo sách giáo khoa.
C. cung cấp tài liệu tham khảo cho sách giáo khoa.
D. cung cấp gợi ý về thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo sách giáo khoa.

Câu 10. Những thuận lợi khi sử dụng Sách giáo khoa Âm nhạc 11 (bộ sách Chân trời sáng tạo)

A. dễ dàng xây dựng Kế hoạch bài dạy.
B. tạo điều kiện để tích hợp nội dung giáo dục địa phương.
C. có hỗ trợ nguồn học liệu điện tử.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post